>>> Nguồn gốc và ý nghĩa của nghi thức “Cúng Quá Đường” trong Phật giáo
Lời Giới Thiệu
TỲ NI YẾU GIẢI
(Tỳ Ni Nhựt Dụng Thiết Yếu Chú Giải)
Do Thích Nữ Phước Hoàn chú giải
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Bộ Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu này, do Hòa Thượng Kiến Lão (còn gọi là Hòa thượng Kiến Nguyệt, hiệu Độc Thể, tự Hoằng Giới ở núi Bảo Hóa đời nhà Thanh) (*) dựa theo Tâm Đại Từ Bi của Đức Phật, Ngài rút ra từ phẩm Tịnh Hạnh trong kinh HOA NGHIÊM, trong MẬT BỘ và trong các Kinh Luật, viết thành 53 bài kệ với 38 câu thần chú, rồi sắp xếp theo hệ thống, hợp thành một quyển.
Lời văn ngắn gọn dễ nhớ, rất tiện cho kẻ sơ cơ nhập Đạo, làm khuôn thước cho thân tâm. Trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi của người tu, không vượt ra ngoài giới luật, khiến cho hành giả suốt ngày đêm 24 giờ, tất cả đều nằm trong khuôn khổ thánh thiện. Đây chính là thềm thang tiến tu Đạo nghiệp, là cửa ngõ đi vào cảnh giới Phật Đà.
Người tu hành quan trọng nhất là Điều Phục Vọng Tâm và An Trụ Chơn Tâm, vì tâm chính là chủ của thân, thân chỉ là dụng của tâm. Do đó, dù muốn An Trụ Chơn Tâm, muốn hiển lộ Tánh Giác thì phải thân đâu tâm đó, cần phải làm gì biết nấy, để khỏi chạy theo vọng niệm.
Bộ Tỳ Ni Nhựt Dụng Thiết Yếu nầy là nền tảng của người phát ĐẠI ĐẠO TÂM, tu hạnh Bồ Tát, tự lợi, lợi tha. Nếu muốn trên cầu Phật Đạo, dưới cứu độ chúng sanh, công hạnh tròn đủ, thì phải giử NHẤT TÂM. Vì vậy, bộ Tỳ Ni Nhựt Dụng Thiết Yếu nầy, gồm những lời phát nguyện, đi theo trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc… Song song với những câu THẦN CHÚ, để nhờ thần lực gia trì của Chư Phật, khiến cho hành giả một đời tu hành, hạnh nguyện tròn đủ, chứng pháp vô sanh, viên thành Phật Quả.
Chư Tôn Thiền Đức thường dạy: “một bộ TỲ NI NHẬT DỤNG này, là Pháp Mầu Nhứt Thừa, là nền tảng tiến Đạo. Về Sự thì nhiếp phục thân tâm, về Lý thì đến bậc viên mãn”.
Công dụng của bộ luật TỲ NI NHẬT DỤNG THIẾT YẾU này vô cùng rộng lớn, trọng đại. Hãy trọn đời giữ gìn và trân quý hành trì, chắc chắn con đường tu Đạo sẽ viên thành nhanh chóng.
Con, Tỳ Kheo Ni pháp danh Như Thanh, pháp hiệu Phước Hoàn, đã áp dụng trong suốt quãng đời tu hành, thấy rõ diệu dụng của BỘ LUẬT TỲ NI nầy, nên con vô cùng trân quý, vô cùng tôn kính.
Để đền đáp công ơn Chư Phật, chư vị tiền bối, Thầy Tổ dạy dỗ, bảo bọc, ơn Đàn Na tín cúng, ơn quốc gia xã hội. Nay con không nệ mình trí huệ kém cỏi, hiểu biết cạn cợt, xin mạo muội viết lời YẾU GIẢI đơn sơ, gọi tên là TỲ NI YẾU GIẢI. Mong rằng được đóng góp một chút công đức vào tòa nhà chánh pháp. Nguyện được trao đến những ai có duyên, áp dụng hành trì.
Xin hồi hướng công đức đến mười phương, chánh pháp trường tồn, chúng sanh an lạc.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Trân Trọng
Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Phước Hoàn
(Như Thanh)
(*) Một phát hiện mới về nguồn gốc quyển Tỳ Ni Nhật Dụng:
– NGUỒN GỐC Quyển luật TỲ NI NHẬT DỤNG thuộc một phần trong bản Luật TỲ NI HƯƠNG NHŨ – TRÍCH TỪ SÁCH: BẢO HOA SƠN TRUYỀN GIỚI NGHI QUỸ – Do Thiền – Luật sư KHƯƠNG TĂNG HỘI (?-280 T.L) soạn.
Như chúng tôi được biết, theo sự chia sẻ của Ngài Hòa thượng Tuyên Luật sư Thích Minh Thông – Luật chủ luật viện Huệ Nghiêm & Hòa thượng Thích Lệ Trang (Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM) đã từng qua tầm cứu các nơi chùa cổ – thuộc các tông phái lớn ở Trung Quốc, như: Thiền tông, Thiên Thai tông,… các bản “Tỳ Ni Nhật Dụng, Bảo Hoa Sơn Truyền Giới Nghi Quỹ” đều ghi tác giả là sư người Trung.
Tuy nhiên, các ngài khi đến BẢO HOA SƠN là Luật viện rất uy tín bên Đại lục Đài Loan (Luật tông), tất cả các giới đàn từ thời nhà Minh, Thanh đều y cứ vào SÁCH: BẢO HOA SƠN TRUYỀN GIỚI NGHI QUỸ [Bản cổ còn được lưu thờ – Tác giả: Thiền – Luật sư KHƯƠNG TĂNG HỘI (?-280 T.L) soạn ra]. Trong sách này nói rõ NGUỒN GỐC Quyển luật TỲ NI NHẬT DỤNG thuộc một phần trong bản Luật TỲ NI HƯƠNG NHŨ – này là do Thiền – Luật sư KHƯƠNG TĂNG HỘI (?-280 T.L) (VIỆT NAM tổ sư) soạn ra từ thời vua Ngô Tôn Quyền (229-252) ở Trung Quốc. Năm thứ mười niên hiệu Xích Ô nhà Ngô (247 T.L) – Tổ KHƯƠNG TĂNG HỘI sang Đông Ngô tuyên dương Phật Pháp, thiết và đăng đàn truyền giới Tỳ kheo như pháp trong thời vua Ngô Tôn Quyền.
>>TIỂU SỬ TỔ KHƯƠNG TĂNG HỘI (Sơ Tổ Thiền – Luật Tông Việt Nam)
Thảo luận về post