>>> Nói Với Người Xuất Gia Trẻ | Thiền Sư Nhất Hạnh
>>> GIÁO DỤC THIỀN GIA – HT. Thích Lệ Trang – Trưởng Ban Nghi Lễ GHPG Việt Nam Tp.HCM chia sẻ
1. VÌ SAO NGƯỜI XUẤT GIA ĐI TU ?
(HOA RƠI CỬA PHẬT).
… Nếu thất tình vào tu, vậy tại sao khi hết thất tình vẫn còn tu và thế gian thất tình quá nhiều nhưng được mấy ai đi tu.
… Nếu vào chùa vì chén cơm manh áo thì xin hỏi cơm chay đạm bạc có gì để thèm hoặc như cha mẹ tôi cũng cho đủ ăn đủ mặc cần gì mà phải vào chùa xin cơm.
… Nếu vào chùa vì để trốn đời, được vinh hoa phú quí thì tại sao mấy chú tiểu khen thế gian vui thú, bỏ chùa chạy ra hoàn tục mà không tiếp tục kham nhẫn ở tiếp hưởng vinh hoa.
… Nếu vào chùa tu để có bạc tỷ thì tại sau thế gian người đời không phát nguyện xuất gia, trong khi đất nước Việt Nam có 93 triệu dân trong khi đó người tu chiếm tỷ lệ 0,5 % là 53 ngàn người tu ước tính toàn thể cả nước chênh lệch quá luôn.
… Thôi thì mặc tình thế nhân đàm luận, vì họ có tu ngày nào đâu mà hiểu được cuộc đời người tu.
… Thôi thì mặc tình thế nhân phán xét. vì họ hay so sánh người tu với ông Phật xa xưa nào đó, mà bản thân họ cũng chưa từng gặp vị Phật đó bao giờ.
… Thôi thì mặc tình thế nhân dè bỉu, vì tôi đi tu cũng đâu phải chờ mong tiếng khen của ai đó.
Xuất gia là nhân duyên sâu dầy, chủng tử nhiều kiếp và cũng là lời nguyện của các vị Bồ Tát xuất thế độ đời.
Chúng tôi xuất gia vì lý tưởng: “Trên mong cầu thành Phật – Dưới hoá độ quần sinh”.
>>> PHẬT THUYẾT KINH CÔNG ĐỨC XUẤT GIA
Xuất gia là con đường con đã chọn
Vậy là con đã quyết định từ bỏ danh lợi, địa vị, lìa xa gia đình để con vào chùa xuất gia, nương vào Thầy và giáo pháp của Như Lai để mang lại lợi lạc cho quần sinh. Đó là lý tưởng cao cả không chỉ ở riêng con mà tất cả những ai xuất gia đều nghĩ và mong muốn như vậy.
Con đi xuất gia cha mẹ nhé…
Trong sâu thẳm, con biết bố mẹ và người thân đang buồn, thương xót con vào chùa sẽ gặp nhiều khổ đau, phiền não. Ai cũng nghĩ con đi xuất gia thì sẽ bị mất con… Tất cả đều đang cho rằng, con không đi cùng một hướng mà gần như bất cứ một người con trai hay người con gái nào ngoài đời cũng phải đi theo hướng đó…! Hay nói cách khác là họ muốn con phải theo quy luật “trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng”.
Bạn bè của con thì sao?
Một số ít bằng lòng, hoan hỷ yểm trợ, khích lệ con…! Bởi vì họ biết đạo, họ thực tập đạo và họ có đạo.
Một số thì họ không tin, có khi họ cho rằng con có vấn đề về “thần kinh”, về tình cảm, trốn tránh cuộc đời… nên vào trốn vào chùa để quên “sự đời”.
Một số ít thì “can gián” rằng thời nay đi xuất gia khó tu lắm bởi môi trường tu ít nhiều bị “nhiễm đời” rồi…
Một số nữa thì….! Con cũng không biết họ nghĩ gì nữa…
Tuy nhiên, đối với con…!
Hiện tại, trong con đang có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Trong đó, một chút cảm thấy có lỗi với bố mẹ, với người thân vì con đã để cho những người thân yêu nhất của con buồn, lo lắng nhưng con chỉ “cảm thấy” buồn một chút thôi nhé, chứ con không “bám víu” vào đó để khởi tâm phiền não.
Ngược lại, con sẽ chuyển hóa cái tạm gọi là “cảm thấy” đấy để làm động lực giúp con tinh tấn và vượt qua những khó khăn trên bước đường tu học, mang lại nhiều hoa trái thơm ngọt cho con và mọi người… Con nghĩ trước sau mọi người sẽ hiểu và hạnh phúc cùng con… phải không?!
Mọi người có biết không, mặc dù cuộc sống trong Thiền môn không phải là không có những chướng duyên nhưng tự tâm con đang cảm thấy thực sự hạnh phúc vì con đang được sống với chính con. Con hạnh phúc bởi con là con chứ không phải là ai khác….!
Con đang hạnh phúc bởi mỗi sớm mai thức dậy công phu, chấp tác, học kinh sách, được Thầy chỉ dạy, sách tấn để hoàn thiện bản thân mình hơn. Và hơn hết, con hạnh phúc bởi con đã có một con đường đi… dẫu biết rằng phía trước con còn có nhiều khó khăn nhưng con biết bằng niềm tin, sự gia hộ của chư Phật, chư Tổ, hơn hết bằng sự thực tập của mình, con sẽ vượt qua được những điều đó. Con hy vọng là vậy…
Mọi người cứ yên tâm, mỉm cười, nguyện cầu cho con chân cứng đá mềm trên con đường con đã chọn & hãy bước đi cùng con đến tận cuối con đường tâm linh nhiệm mầu này nhé!
2. VÀI LỜI KHUYÊN EM NẾU EM MUỐN XUẤT GIA:
Nếu em muốn xuất gia thì suốt cuộc đời đừng cãi lẩy với ai hết. Nếu em muốn tu hành thì đừng sân hận với ai, thù ghét ai.
Thà rằng em đừng đến chùa, đừng khoác lên mình hai chữ “ĐI TU”. Còn nếu đi tu là sẵn sàng chịu sửa đổi, chịu thử thách chịu gian nan, khổ khó đến với mình.
Trên đời nầy có ai thành công mà không gian nan đâu em ?… Muốn ăn trái xoài cũng phải hái, muốn qua sông cũng phải chèo đò, huống hồ muốn tu hành sao không chịu khó.
Nếu có người mắng em, em liền mắng lại thì coi như em chưa hiểu đạo rồi. Đạo là gì? Là một cách sống. Sống có nhân cách em hiểu không?
Nhân cách của người ta là ít nói, nhưng khi nói là nói những lời hòa nhã dịu mềm. Nhân cách của người tu là thưởng người mà thương hết tất cả không vị kỷ một ai. Không ỷ quyền ỷ thế, không tự cao hống hách kênh kiệu khinh người. Không chỉ trích hà hiếp đè bẹp người. Không tự cho mình là trung tâm của vũ trụ.
Hằng đêm em quỳ trước bàn Phật nguyện độ hết chúng sinh, sao những người sống gần em, em lại ghét họ”? Chúng sinh ở đâu em chưa từng thấy mặt mà em nguyên độ, họ còn ham ăn mê ngủ, sáng xin chiều say, họ còn tham đắm trong sắc tài danh lợi, địa vị sang giàu, họ còn ích kỷ sản hãn đủ điều. Trong khi đó những người đang sống trong chùa, với em là những người đã có một phần nào giác ngộ, họ biết sợ tội lỗi, biết ăn chay, biết sám hối sữa chữa lỗi lầm mà em không thương họ được thì liệu những chúng sanh xa xôi kia em độ được không?
Cho nên nếu em muốn xuất gia theo Phật trước nhất em phải hiểu mình cái đã. Em phải biết rằng mình đến với Phật để làm gì? Có phải đến để buồn giận chăng? Không! Em đến với Phật là để tu. Tu thì coi như mình đã chết. Chết hết những cái sân hận si mê.
Nếu em muốn xuất gia thì đừng nên thù ghét mà người nào. Khi em khởi tâm niệm thù ghét hay giận hờn, liền ngay đó em phải nhủ thầm mình đã sai rồi. Không cần em đúng hay sai nếu em khởi lòng oán hận là trái với đạo. Cho nên mỗi ngày em phải niệm câu:
“Tâm của Phật là hiền như đất không buồn giận ghét ai”.
Trong đời thường, việc may mắn thì ít, việc phiền toái, xui xẽo thì nhiều. Dù ít hay nhiều em cũng luôn luôn sẵn sàng đón nhận nghịch cảnh. Nếu những điều phiền não đến với em mà em chùn bước tức là em đã thua cuộc, em đã thối chí nản lòng.
Tóm lại: Nếu em muốn tu, việc trước mắt là em phải buông xã. Từ thân lẫn tâm hiến dâng hết cho Phật Pháp, coi như mình đã chết ở ngoài thế gian. Kể từ đây em sống cuộc đời mới. Ai làm gì mặc kệ, bổn phận em chỉ biết sám hối tu hành, không ganh, không ghét không giận hờn ai. Phật vốn hiền từ, em bắt đầu tập thể hiện. Phật đã nói: “Em muốn sẽ thành”. Thành những cái gì mà Phật có.
- CHỌN CHÙA – CHỌN THẦY – CHỌN BẠN:
Ở đời, ai có cái gì hay thì mình học, bất luận là nhỏ hay lớn nếu có thể học thì cứ học. Hãy để ý nhìn từng hành động của mỗi người, từng nụ cười, từng ánh mắt, từng lời nói mình sẽ thấy vô số vị thầy ở trong ấy. Học cái thành công vinh quang của người, ta học luôn cả những thất bại não nề, muôn vẻ muôn màu tất cả mình đều học.
Tuy nhiên, thế gian thì có cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ đở đần, che chở từ thuở lọt lòng cho đến lớn. Nếu Y đến không có cha mẹ thì ta đã chết chứ làm gì sống nổi. tuy rằng sự học là học tất cả nhưng cha mẹ lại cao quý hơn, mất cha mẹ là mất cả bầu trời. Đời có cha mẹ thi đạo có vị thầy. Thầy là ngọn đuốc soi đường em đi.
Nhưng em để ý, không phải vị thầy nào cũng có một ngọn đuốc sáng và có một tấm lòng rộng lượng để dắt em đi. Do đó khi em vào chùa đừng vội vàng xuất gia sớm. Thầy của em bảo rằng, em làm công quả một, hai năm rồi hãy xuất gia. Đó là lời khuyên đúng. Trong thời gian làm công quả, em hãy nhìn ngó vị bồn sư của mình chuẩn bị theo tu, có phải là một vị thầy tương đối tốt có đạo lực, có chí hướng giải thoát, có xứng đáng để cho em nương tựa tu học hay không yếu như trong thời gian em sống tại một ngôi chùa đó mà xét thấy vị thầy chưa toại ý thì em vẫn còn cơ hội rút lui.
Nhìn vị thấy không chưa đủ, em còn phải nhìn ngó môi trường sống nữa. Nếu như ngôi chùa ở chỗ quá ổn ào, nơi chợ búa kinh doanh tấp nập lại chỉ một bề lo học hoặc cúng kiến không thì em đừng xuất gia. Trái lại một ngôi chùa vắng vẻ, không một người đến, quanh năm suốt tháng chẳng biết học hành là gì, chỉ làm ông từ thắp nhang, ngày hai thời công phu, sáng chiều vác cuốc ra đồng cày ruộng thì em xuất gia cũng chỉ chết.
Như vậy trong thời gian làm công quả, ngoài việc tìm một vị thầy lý tưởng cho mình, em còn phải lựa chọn ngôi chùa ở môi trường thích hợp. Đó là ngôi chùa không ở chổ quá ồn ào mà cũng không ở chổ quá vắng vẻ. Đó là ngôi chùa vừa có công quả mà cũng vừa có học hành, có tu tập. Tăng chúng ở trong ngôi chùa đó hoà thuận với nhau ai cũng một lòng chuyên tâm tu tập, biết yêu thương, biết giúp đỡ lẫn nhau.
Nếu em tìm vị thầy tốt mà chùa, thầy, tăng chúng lộn xộn lại ở chỗ quá ồn ào. Tăng chúng không hoà hợp chỉ lo cúng kiến. Thầy của em thì ở trên cao, lo việc lớn nên ít khi dòm ngó việc tu tập của em, lại bị các vị tăng chúng xàm tấu, suốt ngày chỉ lo việc đâu đâu, nên nhất định tu học rất khó. Còn a một ngôi chùa ngày đêm đi làm quần quật, đầu tắt mặt tối thi đâu khác gì người thế gian.
Còn ở một ngôi chùa vừa có thầy giỏi mà ở chỗ lại thanh tịnh, vừa học, vừa tu, tăng chúng lại hoà hợp. Đó là ngôi chùa lý tưởng, em nên cố gắng tạo điều kiện tốt để thầy chấp nhận cho phép em tu.
Sau khi chọn thầy và chỗ ở ỗn định em bắt đầu miệt mài tu tập. Thầy dạy điều gì mỗi mỗi em đều thanh tịnh mà lãnh hội.
Đức Phật qua đời rồi thì Giáo Pháp của Đức Phật, Giới luật của Đức Phật cũng là một vị thầy. Bản tâm của em cũng là một vị thầy. Lấy cái tâm thanh tịnh của em để cầu pháp, để giữ giới, để lãnh thọ lời thầy dạy.
Trong đời thường em học hỏi ở đâu cũng được nhưng vị thầy mà em đã chọn là phải thành kính tôn trọng trọn đời không nên cố tình trái ý làm cho thầy phật lòng. Điều này làm một người học trò ngoan từ từ em sẽ hiểu.
– Bây giờ chọn bạn.
Trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy:
Tìm không được bạn lành
Hơn mình hay bằng mình
Thà quyết sống một mình
Không bè bạn kẻ ngu…
Như vậy nếu y theo câu kệ này thì ai cũng đi tìm người giỏi hơn mình để chơi rồi những đứa ngu nó chơi với ai? Không lẽ Đức Phật lại thiên vị như vậy. Nhưng mà người ngu ở đây chính là người ác. Nếu em chơi với người thiện, người lành, người có trí tuệ, có đức độ hơn em thì họ có thể dìu dắt em tu hành đến nơi đến chốn. “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn” mà. Còn nếu em gặp một người bạn ý chí bạc nhược, chán thế yếm đời, suốt đời rên rỉ sầu khổ, tính tình lại kiêu ngạo, hống hách lúc nào cũng nói xấu và chỉ trích mọi người. Em gần những người nầy giống như đi trong sương đêm tuy không thấy rõ nhưng lâu dần nó sẽ thấm. Thấm rồi là em cũng sẽ trở thành người xấu chuyên môn chỉ trích người mà chẳng thấy lỗi mình. riết rồi em sẽ bạc nhược và thấp hèn. Do đó Phật nói thà em sống một mình còn hơn là có bạn như vậy.
Ở đời nếu không có bạn thì buồn lắm. Bạn có thể là người an ủi mình lúc ốm, lúc đau, lúc buồn lúc khổ. Ai sống mà không có bạn đâu khác gì cây sống mà không có nước. Nhưng bạn cũng có thể làm cho mình thăng hoa mà cũng có thể đưa mình đến chổ chết khổ. Do đó mình phải chọn nhé em.
- ĐIỆN THOẠI, VIẾT THƯ LIÊN LẠC & VỀ THĂM GIA ĐÌNH:
Ngày xưa thì đa số viết thư, nay công nghệ phát triển, điện thoại liên lạc một cách dễ dàng, tránh than ngắn thở dài, nhớ nhung da diết, hoặc kể lể đủ điều gian khổ,…
Viết thư/thơ: Em đi tu dĩ nhiên là cha mẹ và người thân sẽ nhớ, vì nhiều năm mình ít về nhà. Thơ từ là một điều kiện thông tin, là một nhịp cầu nối lại và tìm hiểu nhau khi không gặp mặt, đó là một việc làm rất tốt.
Nhưng khi đặt bút viết thơ, tâm hồn em phải thoải mái. Viết làm sao mà gia đình em em đang sống yên ổn, tu học bình thường và điều tối ư quan trọng là khuyên cha mẹ và gia đình phát tân quy y Tam Bảo, tu tập thiện lành.
Tránh tình trạng viết thơ trong lúc tâm hồn yếu đuối, suy nhược tu hành. Toàn là than ngắn thở dài, nhớ nhung da diết, hoặc kể lể đủ điều gian khổ, kỵ nhất là xin tiền.
Em đi tu đã không giúp gì được về phần kinh tế cho gia đình, không có cơ hội sớm hôm cơm cháo, quý bên cha mẹ thù đáp công ơn sinh thành dưỡng dục. Chỉ có một điều là trọn lòng cầu đạo giải thoát. Tự cứu mình thoát khỏi luân hồi và cứu độ mẹ cha, công đức ấy là nhờ em cố gắng tu tập. cha mẹ mình không phải chỉ trong một đời này mà mỗi đời sinh ra đều có, vô số kiếp sống thì vô số người thân. Mình cùng họ trôi lăn trong địa ngục, trong ác thú, trong chúng sinh đọa đày. Bây giờ mình muốn thoát ra, muốn cứu họ, gọi chung là cửu huyền thất tổ.
Nhưng gia đình em có mấy người hiểu được điều đó?… Họ đang sầu và thật khổ vì nhớ em. Em đi tu họ khổ còn hơn là chết mất, họ đang ngơ ngác rằng không biết bây giờ em ở chốn nào, ăn ngủ có được không, cuộc sống ra sao, nhất là nghĩ đến việc em làm hoà thượng, tóc em không còn, râu em đã cạo, mặc áo nâu sồng, xa lánh bóng hồng thoát vòng tục lụy là họ não ruột và gia đình quạnh quẽ lại còn cô đơn hơn. Thế thì nhận được thư em, không khác gì bắt được nhịp cầu sống…
… Còn rất nhiều mục, vấn đề muốn chia sẻ, nhưng tạm thời làm tốt những phần trên em nhé !
Vào chùa để biết yêu thương
Vào chùa để biết con đường quy chân
Vào chùa gội rửa tham, sân
Chấp tay niệm Phật, buông dần chấp, mê.
Vào chùa là để trở về
Biết tâm và Phật không hề cách xa
Vào chùa để sống bao la
Ta và các bạn một nhà Như Lai.
Kính đảnh lễ Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam chư Tổ sư Bồ tát.
Kính nguyện Tam Bảo gia hộ chúng con đời đời kiếp kiếp thậm thâm bồ đề tâm đến ngày viên thành Phật đạo, quảng độ chúng sinh.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thảo luận về post