Rằm tháng Mười còn gọi là Hạ Nguyên Tiết (下元節), lễ Hạ Nguyên, Tiêu Tai Nhật, Tạ Bình An Nhật.
Ý Nghĩa Rằm Tháng 10
Mỗi năm có ba ngày rằm lớn: Rằm tháng Giêng còn gọi là rằm Thượng nguyên (Thượng ngươn); rằm tháng Bảy còn gọi là rằm Trung nguyên (Trung ngươn); và rằm tháng Mười còn gọi là rằm Hạ nguyên (Hạ ngươn), Tết lúa mới…
Rằm tháng Mười là ngày vua Hạ Vũ giải tai ách cho nhân sinh nên còn gọi là “Hạ Nguyên Giải Ách Thuỷ Quan Ðại Ðế Thắng Hội” hay còn gọi là “Hạ Nguyên Thuỷ Quan Thánh Ðản”, “Tết lúa mới”…
Ca dao có câu:
Rằm tháng Giêng, ai có tiền thì quảy,
Rằm tháng Bảy, kẻ quảy người không,
Rằm tháng Mười, mười người mười quảy.
Như vậy, trong ba ngày rằm, rằm tháng Mười là ngày mọi người ai cũng đều cúng quảy. Tại sao vậy?
Bởi vì, rằm Hạ nguyên – rằm tháng Mười còn gọi là lễ mừng lúa mới, Tết cơm mới là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người Việt Nam ở vùng cao. Lễ mừng lúa mới đối với đồng bào dân tộc cũng quan trọng giống như dịp Tết của người Kinh.
Ngày rằm tháng Mười được coi như là lễ tạ ơn. Lễ tạ ơn này là một trong tứ trọng ân của Phật giáo mà đức Phật đã dạy khi Ngài còn tại thế.
Ngày nay, ngày rằm tháng Mười, rằm Hạ nguyên đã trở thành ngày lễ hội mang nhiều giá trị tâm linh đối với người dân Việt.
Nhất là đối với Phật tử, rằm tháng Mười là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ hồng ân chư Phật mười phương gia hộ, kế đến là tổ tiên ông bà che chở. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người phải biết kết nối truyền thống gia đình trong ý nghĩa tri ân và báo ân.
Sau đây là một số hình ảnh buổi lễ:
Nam Mô A Di Đà Phật
Chùa bé bé xinh xinh nơi phố núi Ban Mê
Chuatutam.net
Thảo luận về post