Tin liên quan
- Các dạng tháp trong lịch sử Phật giáo
- Xá-lợi Đức Phật: Từ lòng đất đến hàng triệu con tim
- Xá lợi Đức Phật được chia thành 8 phần bằng nhau cho 8 vương quốc
Xá lị của Phật Thích Ca được vua A Dục dựng bảo tháp ở nước ta

1. Theo văn bia tại chùa Dâu ở Bắc Ninh cho biết: Tùy Văn Đế sai Lưu Phương mang 5 hòm xá lị sang Giao Châu để dựng bảo tháp:
- Một hòm đặt ở Dâu – Luy Lâu,
- Một hòm đặt tại Tường Khánh (Nam Định),
- Một hòm đặt ở Châu Hoan,
- Một hòm đặt ở Châu Ái
- Và hòm cuối cùng đặt ở Phong Châu (Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc) ?!
Đây là phần xá lị của Phật Thích Ca được vua A Dục chia cho Trung Hoa, sau khi khai mở 7 bảo tháp tôn trí xá lị Phật tại Ấn Độ cổ đại. Hiện tại các nhà khoa học đã xác minh được hai hòm xá lị Phật.
Hòm ở Bắc Ninh phát hiện sau chùa Huệ Trạch, phường Trí Quả, Thuận Thành, bên trong xá lị đã mất; hòm tại Châu Hoan phát hiện được trong lòng di tích khảo cổ tháp Nhạn, huyện Nam Đàn, Nghệ An, tháp xây năm Trinh Quán thứ 6 (627), bên trong vẫn còn nguyên xá lị Phật. Cả hai hiện vật đều đã được công nhận là Bảo vật quốc gia, hòm đựng xá lị ở Bắc Ninh là phần vỏ ngoài cùng bằng đá, có minh văn; hòm tại Nghệ An lớp ngoài bằng đồng, hộp bên trong bằng vàng, có ảnh dẫn trong bài.
Rất mong trong tương lai, các nhà quản lý tại Nghệ An, các nhà khoa học có những nghiên cứu xác minh để phổ biến ra cộng đồng, thiết đặt trưng bày cho nhân dân đến chiêm bái. [Nguồn: https://www.facebook.com/groups/423701537299844/permalink/647272674942728/?mibextid=wwXIfr&rdid=BZ5K75KjZ94nREJk# ]



– [Theo nghiên cứu & sự chia sẻ của Hòa thượng Thích Thái Hòa – xá lị của Phật Thích Ca được vua A Dục mang qua nước ta xây tháp ở Nê Lê thành (thành đắp bằng bùn đất ở Hải Phòng – nay chỉ còn dấu tích) – Tháp được vua A Dục cho xây theo kiến trúc Ấn.
Nê Lê – 泥黎 là tên một địa danh cổ, được nhiều học giả xác định là ở vùng Đồ Sơn (Việt Nam) ngày nay. Địa danh này được ghi nhận là nơi đầu tiên truyền bá đạo Phật vào Việt Nam, vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, tương truyền các tăng sĩ Ấn Độ đi truyền giáo đã xây dựng một bảo tháp theo phong cách thời Asoka tại đây.
Theo tài liệu Giao Châu ký (交州記, thế kỷ IV) của Lưu Hân Kỳ (劉欣期) thời Đông Tấn, thì “…Thành Nê Lê ở phía nam huyện Định An, cách sông bảy dặm, tháp và giảng đường do vua A-dục xây dựng vẫn còn. Những người đốn hái củi gọi là Kim tượng.“
Sách Thủy kinh chú (thế kỷ VI) của Lịch Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy, dẫn theo sách “Lâm Ấp ký” (林邑記) chép: “Từ Giao Chỉ đi về phía Nam, có ngách sông chảy ra từ phố Đô Quan Tắc. Con sông này từ phía đông đi qua huyện An Định, đi ngang với sông Trường Giang ở phía Bắc. Trong sông, có nơi Việt vương đúc thuyền đồng. Khi nước triều rút, người ta còn thấy dấu vết. Sông lại chảy về phía đông, cách sông có thành Nê Lê, nghe nói là do vua A-dục dựng.”
Sách Thái Bình hoàn vũ ký (太平寰宇記) của Nhạc Sử (樂史) thời Tống, cũng dẫn theo “Giao Châu ký” của Lưu Hân Kỳ, chép “Thành Nê Lê ở Đông Nam huyện An Định“.]
2. XÁ LỊ THÁP MINH [Nguồn: https://www.facebook.com/groups/423701537299844/posts/501297999540197/ ]

Bia khắc năm 601 niên hiệu Nhân Thọ thứ nhất đời Tùy Văn Đế. Tấm bia được công nhận là Bảo vật quốc gia. Bia hiện được lưu giữ tại Bảo Tàng tỉnh Bắc Ninh. Nội dung ghi việc Hoàng đế nhà Tùy cho rước Xá lị đến các châu để xây tháp, thờ phụng, ở Giao Châu thì Xá lị (lợi) được tôn trí tại một ngôi chùa tên là chùa Thiền Chúng. Bia phát hiện phía sau chùa Trí Quả, thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh nên đã có giả thuyết chùa Trí Quả – Dàn Chợ chính là Thiền Chúng cổ xưa. Bia dạng hộp hai mảnh úp vào nhau, bên cạnh có một hộp đá đậy nắp, Xá Lị bên trong đã không còn!
BÀI MINH VĂN THÁP XÁ LỊ

(Sơ lược)
Ngày Ất Sửu (tức ngày 15), tháng Tân Hợi (tháng 10), năm Tân Dậu nước Đại Tuỳ niên hiệu Nhân Thọ năm thứ nhất (601).
Hoàng đế cẩn trọng mở rộng dòng thuyết pháp, mở cõi u hiển đến mọi sinh linh ở chùa Thuyền Chúng (Thiền Chúng) thuộc huyện Long Biên đất Giao Châu để kính cẩn dựng ngôi tháp thiêng đặt yên xá lợi theo ước nguyện của Thái tổ Vũ Nguyên Hoàng đế, Nguyên Minh Hoàng hậu.
Tất cả các bậc từ Hoàng đế, Hoàng hậu, hoàng Thái tử, đến các con cháu trong hoàng tộc cùng các quan được sủng ái, thứ dân không kể lục đạo, tam đồ trên cõi đời đều thuận theo lời dạy của đức Phật mãi thoát khỏi cõi khổ ải trầm luân, cùng hưởng quả phúc.
Sắc cho Đại đức Tuệ Nhã pháp sư, Lại bộ Vũ Kỵ uý Khương Huy dựng ngôi tháp và an vị Xá lị ở đó.



3 – Nê Lê (chữ Hán: 泥黎) là tên một địa danh cổ, được nhiều học giả xác định là ở vùng Đồ Sơn (Việt Nam) ngày nay. Địa danh này được ghi nhận là nơi đầu tiên truyền bá đạo Phật vào Việt Nam, vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, tương truyền các tăng sĩ Ấn Độ đi truyền giáo đã xây dựng một bảo tháp theo phong cách thời Asoka tại đây.
Từ nguyên
Nê Lê trong các tài liệu chữ Hán được viết là “泥黎”. Theo Claude Madroll, căn cứ theo mặt chữ Hán mà giải thích Nê Lê có nghĩa là “bùn đen”.[1] Từ đó cho rằng Nê Lê ở vùng Đồ Sơn – Hải Phòng, bởi vùng này có nhiều bùn đen.
Theo Tự điển Phật học, Nê-lê (泥黎) là phiên âm của từ niraya (निरय) trong tiếng Nam Phạn. Từ có ý nghĩa đồng nhất trong tiếng Bắc Phạn là naraka (नरक), được phiên âm thành Na-lạc-ca (那落迦), Nại-lạc (奈落) hay Na-lạc (那落). Theo quan niệm của Phật giáo, đây là cảnh giới mà người tạo nghiệp ác sẽ rơi vào, tương đương với địa ngục.[2]
Mô tả
Theo tài liệu Giao Châu ký (交州記, thế kỷ IV) của Lưu Hân Kỳ (劉欣期) thời Đông Tấn, thì “…Thành Nê Lê ở phía nam huyện Định An, cách sông bảy dặm, tháp và giảng đường do vua A-dục xây dựng vẫn còn. Những người đốn hái củi gọi là Kim tượng.“[3]
Sách Thủy kinh chú (thế kỷ VI) của Lịch Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy, dẫn theo sách “Lâm Ấp ký” (林邑記) chép: “Từ Giao Chỉ đi về phía Nam, có ngách sông chảy ra từ phố Đô Quan Tắc. Con sông này từ phía đông đi qua huyện An Định, đi ngang với sông Trường Giang ở phía Bắc. Trong sông, có nơi Việt vương đúc thuyền đồng. Khi nước triều rút, người ta còn thấy dấu vết. Sông lại chảy về phía đông, cách sông có thành Nê Lê, nghe nói là do vua A-dục dựng.”[4]
Sách Thái Bình hoàn vũ ký (太平寰宇記) của Nhạc Sử (樂史) thời Tống, cũng dẫn theo “Giao Châu ký” của Lưu Hân Kỳ, chép “Thành Nê Lê ở Đông Nam huyện An Định“.[5]
Vị trí trong lịch sử Phật giáo Việt Nam
Căn cứ vào các ghi chép của các tài liệu cổ chữ Hán, các nhà nghiên cứu khẳng định có sự tồn tại của thành Nê Lê và tháp Asoka tại khu vực Đồ Sơn ngày nay. Sách Thiền uyển tập anh có chép truyện Quốc sư Thông Biện trả lời Phù Thánh Linh Nhân hoàng thái hậu, dẫn theo “Đàm Thiên pháp sư truyện” trong Tục cao tăng truyện: “Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy.“,[6] được các nhà nghiên cứu xem như chứng cứ lịch sử cho thấy Phật giáo đã được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm.
Chú thích
- ^ Claude Madroll, Le Tonkin ancien BEFEO, XXXVII, 1937, tr. 262-332.
- ^ Phiên âm Hán Việt: “Nê Lê thành tại Định An huyện, Đông Nam cách thủy thất lý, A-dục vương sở tạo tháp giảng đường thượng tại hữu, thái tân giả vân thị kim tượng“.
- ^ Phiên âm Hán Việt: “Tự Giao Chỉ Nam hành, Đô Quan Tắc phố xuất yên. Kỳ thủy tự huyện Đông kính An Định huyện, Bắc đới Trường Giang, giang trung hữu Việt vương sở chú đồng thuyền, triều thủy thoái thì, nhân hữu kiến chi giả. Kỳ thủy hựu Đông lưu, cách thủy hữu Nê Lê thành, ngôn A-dục vương sở trúc dã“. (Thủy kinh chú quyển 37, tờ 6b4 – 6.
- ^ Phiên âm Hán Việt: “Nê Lê thành tại Định An huyện Đông Nam.” (Thái Bình hoàn vũ ký. Bản Tứ khố toàn thư, quyển 170.)
- ^ Thiền uyển tập anh, Lê Mạnh Thát dịch. Quyển Thượng, truyện Quốc sư Thông Biện.
Tham khảo
- Đồng Hồng Hoàn, Trịnh Minh Hiên, Thành Nêlê – Đồ Sơn thời Asoka.[liên kết hỏng]
- Bên “ Phế Tích Tháp Tường Long” – Đôi dòng cảm nhận
- Tây Thiên – Chiếc nôi Phật giáo Việt Nam Lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2016 tại Wayback Machine
- Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tập 1. NXB TP.HCM, 2003.
Nguồn: Chuatutam.net Tổng hợp
Thảo luận về post