Sau khi Đức Phật và đệ tử an trú trong Kỳ Viên tịnh xá, vua Ba Tư Nặc nước Kiều Bát Di La sinh lòng nghi ngờ tại sao thái tử Kỳ Đà lại đem hoa viên bán cho Cấp Cô Độc? Tu Đạt trưởng giả tại sao xây tịnh xá cúng dường Phật? Phật là người ra sao mà được nhiều người kính ngưỡng như vậy?
>>> Vua Pasenadi Kosala (Ba-Tư-Nặc) – Một vị vua tên tuổi gắn bó với cuộc đời hoằng pháp của Đức Phật
>>> Đức Phật Thích Ca khai thị nhà vua Ba Tư Nặc cách phân biệt chính giác
Một ngày nọ, vua Ba Tư Nặc cùng với quần thần giá lâm đến Kỳ Viên tịnh xá để bái kiến Phật. Ông nói: “Nghe nói Ngài là Phật Đà, là bậc giác ngộ vĩ đại, trẫm có chút không hiểu là có nhiều vị trưởng lão tu nơi rừng sâu tới già mà vẫn không giác ngộ, nhưng Ngài chỉ mới ngoài 30 tuổi mà đã chứng được quả chánh đẳng chánh giác, hơn nữa không phải là giai cấp Bà La Môn, đây thật là điều không thể ngờ!
Phật hiền từ và trả lời rằng: “Đại Vương! thế gian có bốn việc mà không thể xem thường: Một là một vương tử trẻ tuổi, hai là một con rồng nhỏ, ba là một đốm lửa nhỏ, bốn là một vị Tăng lữ thiếu niên. Bởi vì một vị vương tử khi trưởng thành sẽ thống trị cả một quốc gia, rồng nhỏ khi lớn lên sẽ thành mãnh long, đốm lửa nhỏ có thể thiêu rụi cả một đám rừng, chốn thành thị không phải cũng vì một đốm lửa nhỏ mà bị cháy rụi đó sao, còn vị Tăng lữ trẻ tuổi nếu tâm thanh tịnh nổ lực tu hành sẽ gặt hái được đạo nghiệp, có tinh thần phổ độ chúng sanh, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, già trẻ đều cò thể đạt được vô thượng chánh đẳng chánh giác. Đại vương, rất nhiều người coi thường người trẻ tuổi, đó không phải là một điều tốt, đặc biệt là coi thường người giác ngộ hoặc đạt đến chân lý tột cùng, sẽ mang tội nặng phải sám hối mới diệt được tội này”.
Vua Ba Tư Nặc vốn là người cố chấp, hiếu thắng, sau khi nghe Phật nói xong trong lòng cảm thấy rung động, cuối cùng cũng bị thần lực của Phật thu phục thói kiêu căng ngã mạn. “Bạch Đức Phật Đà! Vừa rồi trẫm đã thất lễ vì không hiểu, Ngài chỉ giáo đạo lí này thật khiến trẫm cảm thấy hổ thẹn vô cùng”. Vua Ba Tư Nặc nói.
Phật dựa vào trí tuệ và uy nghiêm đã nhiếp phục vua Ba Tư Nặc, im lặng một lát Ngài nói với vua rằng: “Đại Vương! là vua phải vì dân mà tạo phước lành không nên để dân phục vụ, vua phải nghiêm khắc kiềm chế ác niệm của bản thân, đối nhân xử thế phải rộng lượng, không nên nghe theo những lời a dua nịnh hót, phải gúp đỡ người gặp hoạn nạn, an ủi kẻ gặp khổ đau phiền não. Muốn ngộ nhập chân lý chánh đạo phải tu học chánh kiến, chánh định, chánh ngữ, chánh hạnh, chánh mệnh, chánh tinh tấn, chánh tư duy, chánh niệm. Thế gian có hai con đường, một là từ nơi ánh sáng bước vào bóng tối, một là từ trong tối bước ra ánh sáng, người hiền thì từ trong tối bước ra ánh sáng, chỉ có kẻ trí mới bước vào thế giới nơi mà ánh sáng chói rọi nhất rực rở nhất chói lọi nhất, để cứu lấy sinh mạng của bản thân và cứu lấy người khác. Đời người vô thường khổ não cần phải biết, hạnh phúc không thể tìm cầu ở bên ngoài, tâm phải an trú trong Niết Bàn thanh tịnh không bị chi phối bởi ngoại cảnh. Đó mới thật sự là cuộc sống tự chủ, mới là chân lý thế gian”.
Pháp ngữ của Phật giống như mặt trời xua tan đi bóng đêm u tối trong lòng vua Ba Tư Nặc, từ đó ông hết sức kính ngưỡng Phật. Vua Ba Tư Nặc hoan hỹ nói: “Ngài thật sự là Phật Đà vĩ đại, trẫm được nghe những lời khai thị của Ngài thật giống như đi trên đường tối thấy được ánh sáng, thật vui sướng khôn cùng. Trẫm thật lòng xin lỗi vì đến bái kiến Ngài quá muộn, nay trẫm mới biết Phật đến nước này là một vinh hạnh lớn, nhờ sự giáo hóa của Ngài mà người dân trong nước chắc chắn sẽ được an bình mãi mãi”.
Phật Đà nghe xong lời nói từ nơi sâu xa ở tận cõi lòng của vua Ba Tư Nặc, biết ông đã thật sự tiếp thu được Pháp dược và cũng biết vua Ba Tư nặc là người chấp tài dục và sắc dục do đó thể uẩn nắn hành vi của ông ta thì đây là thời điểm thích hợp nhất.
Phật nói với vua rắng: “đại vương! Vạn vật của thế gian đều vô thường khổ ải, cuộc đời ai cũng trải qua sanh lão bệnh tử, bất luận sang hèn từ vương tôn quý tộc, cho đến kẻ ăn mày hèn mọn. ai cũng không thể tránh khỏi nỗi khổ sanh lão bệnh tử này, khi mạng chung thể xác và linh hồn chia lìa, phu thê ân ái, tri kỉ hoạn nạn có nhau đến lúc chết cũng không thể làm bạn được nữa. chỉ có nghiệp hành thiện ác sẽ theo nhau như bóng với hình, chúng đeo bám sát theo chúng ta. Người thế gian chỉ dự tính cho cái vui trước mắt, theo đuổi tài sắc dục vọng, nhưng đối với vấn đề sau khi chết thì dường như hoàn toàn không hề ngĩ đến. Làm người lúc trời trong sáng thì đi mua dù vì để đề phòng mưa gió, lúc ăn no phải dự trữ lương thực đề phòng lúc đói kém, thế nhưng lúc sống tại sao không nghĩ đến nơi sau khi chết để quay về nương tựa. Cả ngày bị giam cầm bởi tài sắc dục vọng đó là nguồn gốc của mọi khổ đau, tất cả trí tuệ đều bị nó che lấp”.
“Nên biết rằng, đời người ngắn ngủi, sinh mệnh vô thường, thân tâm mỗi niệm đều không ngừng sinh diệt biến hóa. Từ đó mau chóng nắm bắt sinh mệnh, đừng để thân tâm rơi vào vực thẳm tài sắc, không nên sinh lòng ngạo mạng, không sống phóng túng, để tâm nơi cảnh giới cao thượng nguyện thân tâm an nhàn ở chốn thanh lương, đối với người khác phải có lòng nhân ái, như thế mới có thể tăng trưởng được sự yêu thương của người khác đối với mình ở kiếp lai sanh.
Bình thường không làm việc thiện, đời sau khó có thể hưởng được hạnh phúc, hiện tại hạnh phúc hay khổ đau đều do nghiệp lực của kiếp trước chiêu cảm, vì hạnh phúc trong tương lai phải nổ lực hành thiện ở kiếp này. Cái nhân của nghiệp ác ngày nay phải thọ báo ứng ở tương lai, chính mình phải chịu lấy chứ không phải ai khác”.
Đại vương, Như Lai nói với người, người đừng nghĩ rằng xuất gia học đạo mới tu được, xuất gia hay tại gia vốn không phân biệt, có người tu hành nơi rừng sâu, núi cao vẫn bị thất bại, có người tu tại gia vẫn được phước lành. Tu hành không phân biệt đối tượng, người làm vua cũng vậy, cũng có thể tu hành.
Pháp ngữ của Phật mỗi câu đều khiến vua Ba Tư Nặc hết sức tin phục. Từ đó vua Ba Tư Nặc trở thành đệ tử thuần thành và đắc pháp của Phật.
Thảo luận về post