Sau khi lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm đã thi hành một chính sách đối nội hết sức phản động. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã sử dụng nhiều thủ đoạn nham hiểm nhằm khủng bố những người kháng chiến, những người yêu nước.
Dưới chính sách tàn bạo của Ngô Đình Cẩn, chính quyền họ Ngô đã triển khai chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” rất dã man với mục đích tiêu diệt tận gốc mầm mống cách mạng trong nhân dân.
Đối với Phật giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm xem là một cái gai trong mắt cần phải được nhổ bỏ, bởi vì Phật giáo có sự ảnh hưởng rất lớn trong tâm hồn người dân Việt Nam, trong khi gia đình họ Ngô lại có xu hướng “kết thân” với một tôn giáo khác. Cho nên, họ đã ban hành những chính sách đi ngược lại với lợi ích chính đáng của tầng lớp Tăng ni, Phật tử và dân tộc. Từ đó, làm nảy sinh phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng của Phật giáo trên khắp miền Nam Việt Nam.
Phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam Việt Nam đầu tiên diễn ra ở Huế rồi sau đó nhanh chóng lan rộng ra khắp các đô thị ở miền Nam. Huế là một trung tâm Phật giáo lớn với đa số nhân dân là tín đồ Phật giáo. Giới lãnh đạo Phật giáo miền , kể cả tăng già và cư sĩ đều ở Huế. Huế còn là trung tâm chính trị, văn hóa lớn thứ hai (ở Nam Việt Nam bấy giờ, sau Sài Gòn) và là nơi có phong trào cách mạng diễn ra rất sớm. Vì vậy, mà Huế trở thành địa bàn để chính quyền Ngô Đình Diệm thiết lập ở đây một bộ máy cai trị chặt chẽ.
Năm 1963, phong trào đấu tranh của Tăng ni, Phật tử chống chính sách phân biệt đối xử tôn giáo hầu như đã lên đến cao trào. Vào mùa Phật Đản năm ấy, Ngô Đình Diệm ra công điện số 9195 (6/5/1963) có nội dung cấm treo cờ Phật giáo.
Công điện này như “một giọt nước làm tràn ly”, lập tức phong trào Phật giáo ở Huế chính thức bùng nổ vào ngày 7/5/1963, đó là một thực tế, hợp quy luật xã hội. Phong trào đã thu hút hầu hết các tầng lớp nhân dân tham gia, từ trí thức, sinh viên học sinh cho đến tiểu thương kể cả những viên chức trong bộ máy hành chính và quân đội của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Đêm ngày 8/5/1963, khi các Phật tử đang nghe thuyết trình về đại lễ Phật Đản trước Đài Phát thanh Huế thì bất ngờ bị người của Ngô Đình Diệm xả súng. Kết quả là tám Phật tử chết tại chỗ và bốn Phật tử bị thương phải mang vào bệnh viện cấp cứu(1).
Sáng hôm sau, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, khẩn cấp triệu tập một phiên nghị sự bất thường, gồm các vị lãnh đạo Phật giáo chủ chốt, tại chùa Từ Đàm, Huế để tìm phương pháp đối phó với chính quyền và chính thức soạn thảo một bản tuyên cáo gồm 5 điểm để gửi tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Bản tuyên cáo này có nội dung như sau:
1. Yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thu hồi vĩnh viễn công điện triệt hạ giáo kỳ Phật giáo.
2. Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các hội truyền giáo Thiên Chúa giáo đã được ghi trong đạo dụ số 10.
3. Yêu cầu chính phủ chấm dứt trình trạng bắt bớ và khủng bố tín đồ Phật giáo.
4. Yêu cầu cho Tăng ni, Phật tử được tự do truyền đạo và hành đạo.
5. Yêu cầu chính phủ đền bồi một cách xứng đáng cho những kẻ chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải trừng trị đích đáng.
Đến ngày 10/5/1963, bản tuyên cáo gồm năm đề nghị nêu trên đã được gửi đi khắp nước. Riêng tại Sài Gòn, bản tuyên cáo đã được một người Phật tử là một sĩ quan Đại úy, đích thân từ Huế mang vào chùa Ấn Quang và Xá Lợi cùng những hình ảnh về vụ thảm sát các Phật tử. Cho nên ở Sài Gòn lúc đó, Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo thường xuyên họp mật để lên kế hoạch đấu tranh. Qua những lần thảo luận giữa Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo và Ủy ban Liên bộ của chính quyền Ngô Đình Diệm không đi đến thỏa thuận. Trái lại, chính quyền Diệm vẫn gia tăng các cuộc khủng bố, đàn áp Tăng ni và Phật tử. Trong tình thế như vậy, nếu cứ kéo dài các cuộc đấu tranh một cách bình thường thì dần dần phong trào sẽ bị tan rã vì thiếu hình thức khác có tính hiệu quả, để mọi người có thể đồng cảm, hưởng ứng cùng phong trào. Nên lãnh đạo Liên phái Bảo vệ Phật giáo lúc này đã chấp nhận hạnh nguyện xin được tự thiêu của Tỳ kheo Thích Quảng Đức.
Ngày 11/6/1963, tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu, TP. Hồ Chí Minh), Bồ tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu. Sau khi xá tứ phương, Thích Quảng Đức ngồi trong tư thế tọa thiền, tay bắt ấn Cam lộ, quay mặt về hướng Tây. Thích Quảng Đức tự đổ xăng lên khắp người và bật mồi lửa lên trước sự chứng kiến của hàng ngàn các Tăng ni và Phật tử đứng gần đó để cầu nguyện. Mọi lực lượng an ninh của Diệm được điều động đến để trấn áp cuộc tự thiêu nhưng đều thất bại, vì các Tăng ni và Phật tử quyết bảo vệ bằng cách bao vây thành nhiều vòng.
Sự kiện tự thiêu của Thích Quảng Đức là một tiếng chuông kêu gọi hàng triệu con người ở miền Nam, miền Trung vùng lên bất chấp cường quyền, áp bức để cùng nhau xuống đường đấu tranh chống lại sự tàn bạo của chế độ Ngô Đình Diệm. Hành động tử vì đạo của Bồ tát Thích Quảng Đức đã gây ra một làn sóng dâng trào khắp nơi. Hàng triệu trái tim con người thổn thức trước hình ảnh của Thích Quảng Đức và nguyện cầu cho linh hồn của Thích Quảng Đức được siêu thoát. Hàng loạt các hãng truyền thông, báo chí trong và ngoài nước lần lượt đưa tin tức và hình ảnh của Thích Quảng Đức đang ngồi trong ngọn lửa rực cháy với những bình luận ngợi ca khâm phục.
Trước lúc tự thiêu, Thích Quảng Đức có để lại một bức thủ bút bằng chữ Nôm(2). Đây là một văn bản rất ít người được biết đến và chính là lời tâm nguyện của Thích Quảng Đức trước lúc đi về miền Tây phương cực lạc. Bởi vì, nó không những nêu lên được ước nguyện của một con người mộ đạo, mà nó còn đặt ra cho chúng ta một câu hỏi khó trả lời: Tại sao trong lúc chữ Quốc ngữ đang thịnh hành thì Thích Quảng Đức lại dùng chữ Nôm (loại chữ do dân tộc Việt Nam sáng tạo) để viết? Phải chăng là Thích Quảng Đức đã đề cao bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam!
Với những giá trị về lịch sử của văn bản, chúng tôi xin được giới thiệu bức thủ bút của Thích Quảng Đức. Vì bản photocopy có đôi chỗ mờ nhạt nên trong quá trình chế bản vi tính sẽ không tránh được những thiếu sót nhất định, hy vọng là những ai quan tâm và hiểu biết sẽ đóng góp những ý kiến chân tình để cho bản vi tính và phiên âm được hoàn chỉnh hơn. Nội dung của bức thư cụ thể như sau:
Sau khi lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm đã thi hành một chính sách đối nội hết sức phản động. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã sử dụng nhiều thủ đoạn nham hiểm nhằm khủng bố những người kháng chiến, những người yêu nước.
Dưới chính sách tàn bạo của Ngô Đình Cẩn, chính quyền họ Ngô đã triển khai chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” rất dã man với mục đích tiêu diệt tận gốc mầm mống cách mạng trong nhân dân.
Đối với Phật giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm xem là một cái gai trong mắt cần phải được nhổ bỏ, bởi vì Phật giáo có sự ảnh hưởng rất lớn trong tâm hồn người dân Việt Nam, trong khi gia đình họ Ngô lại có xu hướng “kết thân” với một tôn giáo khác. Cho nên, họ đã ban hành những chính sách đi ngược lại với lợi ích chính đáng của tầng lớp Tăng ni, Phật tử và dân tộc. Từ đó, làm nảy sinh phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng của Phật giáo trên khắp miền Nam Việt Nam.
Phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam Việt Nam đầu tiên diễn ra ở Huế rồi sau đó nhanh chóng lan rộng ra khắp các đô thị ở miền Nam. Huế là một trung tâm Phật giáo lớn với đa số nhân dân là tín đồ Phật giáo. Giới lãnh đạo Phật giáo miền , kể cả tăng già và cư sĩ đều ở Huế. Huế còn là trung tâm chính trị, văn hóa lớn thứ hai (ở Nam Việt Nam bấy giờ, sau Sài Gòn) và là nơi có phong trào cách mạng diễn ra rất sớm. Vì vậy, mà Huế trở thành địa bàn để chính quyền Ngô Đình Diệm thiết lập ở đây một bộ máy cai trị chặt chẽ.
Năm 1963, phong trào đấu tranh của Tăng ni, Phật tử chống chính sách phân biệt đối xử tôn giáo hầu như đã lên đến cao trào. Vào mùa Phật Đản năm ấy, Ngô Đình Diệm ra công điện số 9195 (6/5/1963) có nội dung cấm treo cờ Phật giáo.
Công điện này như “một giọt nước làm tràn ly”, lập tức phong trào Phật giáo ở Huế chính thức bùng nổ vào ngày 7/5/1963, đó là một thực tế, hợp quy luật xã hội. Phong trào đã thu hút hầu hết các tầng lớp nhân dân tham gia, từ trí thức, sinh viên học sinh cho đến tiểu thương kể cả những viên chức trong bộ máy hành chính và quân đội của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Đêm ngày 8/5/1963, khi các Phật tử đang nghe thuyết trình về đại lễ Phật Đản trước Đài Phát thanh Huế thì bất ngờ bị người của Ngô Đình Diệm xả súng. Kết quả là tám Phật tử chết tại chỗ và bốn Phật tử bị thương phải mang vào bệnh viện cấp cứu(1).
Sáng hôm sau, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, khẩn cấp triệu tập một phiên nghị sự bất thường, gồm các vị lãnh đạo Phật giáo chủ chốt, tại chùa Từ Đàm, Huế để tìm phương pháp đối phó với chính quyền và chính thức soạn thảo một bản tuyên cáo gồm 5 điểm để gửi tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Bản tuyên cáo này có nội dung như sau:
1. Yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thu hồi vĩnh viễn công điện triệt hạ giáo kỳ Phật giáo.
2. Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các hội truyền giáo Thiên Chúa giáo đã được ghi trong đạo dụ số 10.
3. Yêu cầu chính phủ chấm dứt trình trạng bắt bớ và khủng bố tín đồ Phật giáo.
4. Yêu cầu cho Tăng ni, Phật tử được tự do truyền đạo và hành đạo.
5. Yêu cầu chính phủ đền bồi một cách xứng đáng cho những kẻ chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải trừng trị đích đáng.
Đến ngày 10/5/1963, bản tuyên cáo gồm năm đề nghị nêu trên đã được gửi đi khắp nước. Riêng tại Sài Gòn, bản tuyên cáo đã được một người Phật tử là một sĩ quan Đại úy, đích thân từ Huế mang vào chùa Ấn Quang và Xá Lợi cùng những hình ảnh về vụ thảm sát các Phật tử. Cho nên ở Sài Gòn lúc đó, Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo thường xuyên họp mật để lên kế hoạch đấu tranh. Qua những lần thảo luận giữa Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo và Ủy ban Liên bộ của chính quyền Ngô Đình Diệm không đi đến thỏa thuận. Trái lại, chính quyền Diệm vẫn gia tăng các cuộc khủng bố, đàn áp Tăng ni và Phật tử. Trong tình thế như vậy, nếu cứ kéo dài các cuộc đấu tranh một cách bình thường thì dần dần phong trào sẽ bị tan rã vì thiếu hình thức khác có tính hiệu quả, để mọi người có thể đồng cảm, hưởng ứng cùng phong trào. Nên lãnh đạo Liên phái Bảo vệ Phật giáo lúc này đã chấp nhận hạnh nguyện xin được tự thiêu của Tỳ kheo Thích Quảng Đức.
Ngày 11/6/1963, tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu, TP. Hồ Chí Minh), Bồ tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu. Sau khi xá tứ phương, Thích Quảng Đức ngồi trong tư thế tọa thiền, tay bắt ấn Cam lộ, quay mặt về hướng Tây. Thích Quảng Đức tự đổ xăng lên khắp người và bật mồi lửa lên trước sự chứng kiến của hàng ngàn các Tăng ni và Phật tử đứng gần đó để cầu nguyện. Mọi lực lượng an ninh của Diệm được điều động đến để trấn áp cuộc tự thiêu nhưng đều thất bại, vì các Tăng ni và Phật tử quyết bảo vệ bằng cách bao vây thành nhiều vòng.
Sự kiện tự thiêu của Thích Quảng Đức là một tiếng chuông kêu gọi hàng triệu con người ở miền Nam, miền Trung vùng lên bất chấp cường quyền, áp bức để cùng nhau xuống đường đấu tranh chống lại sự tàn bạo của chế độ Ngô Đình Diệm. Hành động tử vì đạo của Bồ tát Thích Quảng Đức đã gây ra một làn sóng dâng trào khắp nơi. Hàng triệu trái tim con người thổn thức trước hình ảnh của Thích Quảng Đức và nguyện cầu cho linh hồn của Thích Quảng Đức được siêu thoát. Hàng loạt các hãng truyền thông, báo chí trong và ngoài nước lần lượt đưa tin tức và hình ảnh của Thích Quảng Đức đang ngồi trong ngọn lửa rực cháy với những bình luận ngợi ca khâm phục.
Trước lúc tự thiêu, Thích Quảng Đức có để lại một bức thủ bút bằng chữ Nôm(2). Đây là một văn bản rất ít người được biết đến và chính là lời tâm nguyện của Thích Quảng Đức trước lúc đi về miền Tây phương cực lạc. Bởi vì, nó không những nêu lên được ước nguyện của một con người mộ đạo, mà nó còn đặt ra cho chúng ta một câu hỏi khó trả lời: Tại sao trong lúc chữ Quốc ngữ đang thịnh hành thì Thích Quảng Đức lại dùng chữ Nôm (loại chữ do dân tộc Việt Nam sáng tạo) để viết? Phải chăng là Thích Quảng Đức đã đề cao bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam!
Với những giá trị về lịch sử của văn bản, chúng tôi xin được giới thiệu bức thủ bút của Thích Quảng Đức. Vì bản photocopy có đôi chỗ mờ nhạt nên trong quá trình chế bản vi tính sẽ không tránh được những thiếu sót nhất định, hy vọng là những ai quan tâm và hiểu biết sẽ đóng góp những ý kiến chân tình để cho bản vi tính và phiên âm được hoàn chỉnh hơn. Nội dung của bức thư cụ thể như sau:
Phiên âm:
Lời nguyện tâm quyết
Tôi là Tỳ kheo Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quan Thế Âm Phú Nhuận Gia Định. Nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngửa. Tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai, không lẽ cứ ngồi điềm nhiên toạ thị để cho Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui vẻ phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dưỡng chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo. Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức, Tăng ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:
Một là mong ơn Phật Trời gia hộ cho tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên cáo.
Hai là nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.
Ba là mong nhờ hồng ân Đức Phật gia hộ cho chư Đại Đức, Tăng ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ ác.
Bốn là cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.
Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, đều thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để nước nhà xưng yến muôn thuở. Tôi thiết tha kêu gọi chư Đại Đức, Tăng ni, Phật tử nên đoàn kết nhất trí hy sinh để bảo tồn Phật giáo.
Nam Mô A Di Đà Phật
Làm tại chùa Ấn Quang ngày bốn tháng sáu năm một ngàn chín trăm sáu mươi ba. Tỳ kheo Thích Quảng Đức thủ ký.
Bằng lời lẽ nhẹ nhàng, cô đúc nhưng lại giàu tính thuyết phục, Thích Quảng Đức đã gởi gắm tâm nguyện của mình vào bức thư tuyệt mệnh với mong ước bảo vệ Phật giáo ở Việt Nam. Đó quả là một tấm gương một lòng vì đạo pháp mà xưa nay hiếm vậy.
Thảo luận về post