TIN LIÊN QUAN
- Thái độ tâm linh của đạo Phật | Thích Minh Châu
- Định giá hệ thống Trung Quán | T.R.V Murti/ Trí Hải dịch
- Long Thọ và lập trường Trung quán | Thích Mãn Giác
- TRUNG QUÁN LUẬN | LONG THỌ (Nagarjuna) | Hán dịch: CƯU MA LA THẬP (Kumarajèva) | Việt dịch: THÍCH THIỆN HẠNH
- NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG TRUNG QUÁN LUẬN | Thích Quảng Hợp
- TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT LONG THỌ
TRUNG QUÁN LUẬN
Đại Sư Ấn Thuận
TT. Thích Nguyên Chơn dịch Việt
Mục Lục
Lời Giới Thiệu
TỰA
Chương Một : NGHĨA KHÔNG CỦA TRUNG LUẬN
Chương Hai : LONG THỌ VÀ NHỮNG BỘ LUẬN CỦA NGÀI
TIẾT I : Lược Thuyết Về Những Bộ Luận
TIẾT II : Khảo chứng Trung luận là Thông luận của A-hàm
Chương Ba : DUYÊN KHỞI SANH DIỆT VÀ BẤT SANH BẤT DIỆT
TIẾT I: Vô sanh cộng chứng và Đại thừa bất cộng
TIẾT II: Thường đạo của Thanh văn và luận sâu xa của Đại thừa
TIẾT III : Ngang dọc vô ngại của Ba pháp ấn.
TIẾT IV : Tánh xuyên suốt của Duyên khởi
Chương Bốn : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ TRUNG ĐẠO
TIẾT I : Trung Quán Và Trung Luận
TIẾT II : Nhân Minh và Trung Quán.
TIẾT III: Văn lượng – Tỷ Lượng – hiện lượng
Chương Năm : LUẬN ĐỀ CĂN BẢN CỦA TRUNG QUÁN LUẬN
TIẾT I : Duyên khởi
TIẾT II : Tự tánh
TIẾT III : Quán không
TIẾT IV : Duyên khởi tự tánh không
Chương Sáu : BÁT BẤT
TIẾT I : Bốn đôi tám việc
TIẾT II : Bất
Chương Bảy : HỮU – THỜI – KHÔNG – ĐỘNG
TIẾT I : Hữu (Vật-Thể-pháp)
TIẾT II : Thời gian
TIẾT III : không gian
TIẾT IV : Hành (Biến động – vận động)
TIẾT V : Bí mật của vô ngôn.
Chương Tám : LUẬN VỀ THẬT TƯỚNG CỦA CÁC PHÁP THEO TRUNG QUÁN
TIẾT I : Tổng quát
TIẾT II : Tánh Tướng
TIẾT III : Thể – Tác – Lực
TIẾT IV : Nhân – Duyên – Quả – Báo.
Chương Chín : TRUNG ĐẠO HIỆN TƯỢNG VÀ THẬT TÁNH
TIẾT I : Thái Quá-Bất Cập-Trung Đạo
TIẾT II : Tức – ly – Trung đạo
Chương Mười : LUẬN VỀ NHỊ ĐẾ
TIẾT I : Tổng Quát
TIẾT II : Sự an lập nhị đế
TIẾT III : Sự quyết trạch Nhị đế
—o0o—
Lời Giới Thiệu
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử. Chính do ý tưởng có vẻ đối lập đó mà người sau đứng về một phía phát huy thành học thuyết và lập ra Hữu tông hay Không tông.
Tuy cùng nguồn khác nhau dòng mỗi lúc một xa thành ra người ta chỉ thấy cái riêng mà không còn biết cái chung nữa.
May thay Đại Sư Ấn Thuận qua nhiều năm nghiên cứu tìm hiểu được yếu nghĩa sâu xa mật thiết giữa không và Hữu và trình bày trong những bài thuyết giảng của mình. Trung Quán Kim Luận là bài giảng trình bày về sở đắc của Ngài về Tánh không học của luận Trung Quán.
Đại đức Thích Nguyên Chơn là một học viên lớp Luyện dịch Hán Nôm đầu tiên ở Tu Viện Huệ Quang. Sau khi học xong Thầy tiếp tục tìm tòi nghiên cứu các tư tưởng căn bản Phật pháp qua các sách vở Trung Quốc. Nhận thấy tác phẩm Trung Quán kim Luận có nhiều ý mới rất có ích cho những người còn lạc lõng giữa Không và Hữu trong rừng Phật học, Thầy phát tâm phiên dịch tác phẩm này lấy tên là Nghĩa Không của Trung Luận.
Cùng mục đích phổ biến những điều mới lạ của Phật pháp đến mọi người học Phật, nhà sách Biển Tuệ phát tâm giúp cho việc in ấn được tốt đẹp dưới sự bảo trợ của nhà xuất bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh. Thật là một cơ duyên thù thắng mọi việc đều thuận lợi để có mặt quyển sách này ! Xin chân thành kính giới thiệu đến quí vị độc giả.
Tỳ kheo Thích Minh Cảnh
—o0o—
Lời người dịch
Đại Sư Ấn Thuận (1906-2005) là một danh tăng Trung Quốc hiện đại. Sư đã có những đóng góp rất lớn trong việc hoằng truyền giáo pháp của đức Phật. Những trước tác và bài giảng trong một đời của Sư rất nhiều, phần lớn được xếp vào Diệu Vân Tập 24 quyển, Hoa Vũ Tập 5 quyển. Nghĩa Không của Trung Luận là một trong số đó.
Nguyên tác vốn có tên Trung Quán Kim Luận, là một bài giảng của Sư được gom tập tành sách. Nhưng muốn cho người đọc chỉ cần qua tên gọi mà tổng quát được nội dung, nên người dịch mới lấy lại từ nghĩa Không của Luận, đúng theo đề tài mà Sư đã thuyết giảng để đặt cho tác phẩm này.
Đây là một tác phẩm chuyên về nghiên cứu, khảo xét, luận biện, nặng về nhận thức luận. Trong đó, Sư đã dùng diệu nghĩa Duyên khởi tánh không của Trung Quán để đả phá thiên chấp, dung thông Đại – Tiểu, Không – Hữu, Nam – Bắc…. hầu giúp cho người học Phật có một nhận thức nhất quán về giáo lý của Đức Phật. Với kiến thức quảng bác, tư biện sắc bén, dẫn chứng ràng đầy đủ, Sư đã chỉ cho chúng ta thấy được nguồn gốc của Duyên khởi tánh không và quan hệ mật thiết của thuyết này với A-hàm. Cạnh đó, Đại Sư cũng đã nêu ra những kiến giải mới, dị biệt với những nhận thức xưa nay của các nhà Đại thừa, xin người học Phật tư duy kĩ. Kính mong các bậc cao minh xem đọc và chỉ dạy cho.
Bốn ân thật khó báo, kính dâng lên mảy công đức này.
Nguyên Chơn
—o0o—
Thảo luận về post