Sư tên Diệu Thọ tự Lai Quả, hiệu là Tịnh Như, con nhà nông họ Lưu, quê ở huyện Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc.
Năm lên bảy, Sư nghe vị Tăng bên cạnh tụng câu “Vô trí diệc vô đắc” trong Tâm Kinh, Sư có tỉnh ngộ.
Năm 12 tuổi, Sư có chí thoát trần, trốn đi xuất gia, bị người anh tìm bắt trở về.
Năm 15 tuổi, Hòa-thượng Đại Trí dạy lấy niệm Phật để liễu thoát sanh tử, Sư bèn niệm Phật thành phiến, cho đến ngủ chiêm bao cũng vẫn lớn tiếng niệm Phật. Hòa-thượng nói : “Đây là chân thật niệm Phật. Vậy niệm Phật là người nào ông biết không ?”. Sư không đáp được. Hòa-thượng nói :
“Đợi ông tìm ra người niệm Phật, ta sẽ nói chuyện với ông.”
Năm 18 tuổi, Sư cắt gan trị bệnh cho cha.
Năm Ất-tỵ (1905 TL) Sư 25 tuổi, đi hành hương ở núi Phổ Đà, gặp một vị Tăng khổ hạnh, Sư cảm kích bèn xuống tóc ở núi Bảo Hoa, Sư bị chư Tăng trong Chùa hành hạ khổ sở chẳng xiết, trốn đến bờ sông, nhiều ngày bị nhịn đói, cùng với chó hoang ở chung, muốn đâm đầu xuống sông tự vẫn, bỗng gặp vị Tăng ở Chùa Di-đà ở Kinh Khẩu cứu kịp. Sư theo vị Tăng ấy đến Chùa Kim Sơn, song vì chưa thông thuộc Quy-củ nên có hôm bị đánh hơn bốn trăm hương-bản.
Ngày 26 tháng 9 năm Quang Tự thứ 34 (1908 TL), Sư nghe tiếng mõ khai tịnh sau thời khóa công phu buổi chiều tối, hoát nhiên thoát lạc như buông gánh nặng ngàn cân, đánh mất cái mũi mẹ sanh, khóc to chẳng nín, hư-không trên Trời, nước chảy dưới đất, tất cả trệ ngại hoàn toàn tiêu hết, cơ dụng hiện tiền có hỏi liền có đáp. Hòa-thượng Ban-thủ đến tận nơi khen ngợi.
Một hôm Từ Bản lão nhân đưa cái khăn tay ra làm thế rửa mặt, hỏi Sư : “Là cái gì ?”.
Sư nói : “Đã dư chiếc khăn tay rồi”.
Từ lão nhân chẳng đáp mà lui. Sư từ đấy càng thận trọng.
Sư từng được sung chức Phạn-đầu (nấu cơm), hết sức phụng sự nhà Chùa một cách tiết kiệm. Thủ-tọa khuyên Sư đảm nhiệm chức vụ Ban-thủ. Sư tự thấy mình còn kém bèn trốn sang Chùa Cao Mân, cũng bị đảm nhiệm chức vụ Ban-thủ. Sư bỗng có ý du phương đi ẩn tu ở núi Chung Nam, gặp Cư-sĩ Cao Hạt Niên hối thúc trở về Nam.
Sư trở về Chùa Cao Mân, Tổ Nguyệt Lãng sai Minh Hiên lão nhân chọn ngày truyền Pháp cho Sư. Lúc lâm chung, Tổ nắm tay buộc Sư phải phát nguyện :
“Sống làm người Cao Mân, chết làm quỷ Cao Mân”.
Sau khi nhậm chức Trụ-trì, Sư khôi phục lại Quy-chế cũ thuận theo lời khẩn thiết thỉnh cầu của các nơi, y theo lệ trước của Triệt Tổ Thiền Tuệ soạn quyển Tự Hành Lục ghi lại đầy đủ hành trạng cả một cuộc đời khôi vĩ dị thường của Sư. Quyển sách nầy đã được ấn hành phụ trong bộ Ngữ Lục.
Sư thân hình cao lớn trắng trẻo, mắt nhỏ, tiếng to. Từ 50 tuổi về sau, Sư hành hạnh-đầu-đà và tự nhủ : ‘Nếu chí nguyện chưa toại thì chẳng cạo bỏ râu tóc’ để đau đáu nhớ mãi chí nguyện của mình, nhưng nghi biểu lại càng oai nghiêm, tánh tình cứng cỏi chân thật, gặp việc thì cố gắng hết sức làm, khiến cho ý không tốt của người tự tiêu tan. Cả đời Sư chỉ lấy hoằng Pháp, ngộ Đạo làm nhiệm vụ, đánh hét đều dùng, chuông trống xen nhau, chưa từng có chút lười mỏi. Đương thời, Hòa-thượng Hư Vân là người được sự trọng vọng trong Tông-môn, tuy lớn tuổi hơn Sư mà cùng với Sư khế hợp không gián cách.
Sư tịch ở Thượng Hải, linh cữu đưa về Chùa Cao Mân, làng lân cận có một bà lão Phật-tử tự chặt một ngón tay sai con mang đến trước linh cữu cúng dường. Chánh-pháp cảm người vừa sâu rộng vừa lâu dài nên người nhờ sự giáo hóa của Sư mà làm được như vậy.
Sư sanh vào giờ Dần, ngày 2 tháng 7 năm Tân-tỵ (1881 TL) nhằm năm Quang Tự thứ bảy, diệt độ vào giờ Dần, ngày 17 tháng 10 năm Quý-tỵ (1953 TL). Sư thọ 75 tuổi, Tăng-lạp 49 xuân, Giới-lạp 49 hạ, Pháp-lạp 39 thu, Trụ-trì 35 đông.
Ngày mùng 1 tháng 11, linh cữu từ Tịnh-thất ở Thượng Hải được đưa về Chùa, mùng 8 tháng Chạp trà-tỳ, Tứ Chúng vân tập đau buồn thương tiếc như đưa đám ma cha mẹ. Xá-lợi rất nhiều, sáng như lưu-ly năm màu chói lọi. Giờ Thìn ngày 4 tháng 4 năm sau nhập Tháp rồi cất đình ở bổn tự (Cao Mân) để thờ tháp Xá-lợi.
Quyển sách này trích dịch từ “Lai Quả Thiền Sư Ngữ Lục”.
QUYỂN THƯỢNG
QUYỂN HẠ
Mục Lục:
Lời dịch giả.
Lời tựa của Ngài Lai Quả.
1. Phát tâm học đạo
2. Nguyện trụ Tòng Lâm
3. Lập hạnh quyết định
4. Đánh hét khó chịu
5. Quy củ khó học
6. Thân tâm bất an
7. Thiệt thòi khó chịu
8. Tập khí khó trừ
9. Nhẫn khổ
10. Lục căn khó nhiếp
11. Thỉnh cầu khai thị
12. Chán trụ Tòng Lâm
13. Thích ở núi sâu
14. Nhẫn nại phiền toái
15. Chẳng trọng tu huệ
16. Chẳng muốn thường trụ
17. Dễ phạm quy củ
18. Hỷ xả tất cả
19. Phát tâm dũng mãnh
20. Thân tâm quen thuộc
21. Chẳng tin tham thiền
22. Nghi Pháp
23. Nghi người
24. Toan tính thối lui
25. Biết sám hối
26. Biết hổ thẹn
27. Phát khởi lòng tin
28. Nghe được lãnh hội
29. Thấy có tương ưng
30. Tự nguyện dụng công
31. Quên mệt nhọc
32. Nghi tình chẳng đắc lực
33. Thân tâm bực bội
34. Tâm thối lui bỗng nổi dậy
35. Nhận sự khuyến thỉnh của đại chúng
36. Vọng tâm tạm nghỉ
37. Ngoài thân tạm quên
38. Cảm thấy thân khinh an
39. Trụ chỗ khô tịnh
40. Bày đặc bậy bạ
41. Ham thích thơ kệ
42. Chẳng nguyện tiến sâu
43. Cái dụng đề khởi
44. Công năng trừ vọng
45. Công năng trừ ngủ
46. Lạc đường tự tại
47. Vọng tự thừa đương
48. Giới luật sai trái
49. Tâm pháp đều tịch
50. Được chút ít cho là đủ
51. Sanh tâm dụng
52. Hữu tâm dụng
53. Tán tâm dụng
54. Nắm giữ dụng
55. Đắc lực dụng
56. Phóng tâm dụng
57. Thân thiết dụng
58. Gián đoạn dụng
59. Thô tâm dụng
60. Miên mật dụng
61. Chẳng gián đoạn dụng
62. Tế tâm dụng
63. Lìa pháp dụng
64. Vô tâm dụng
65. Chân tâm dụng
66. Chuyển thân dụng
67. Đồng thể đại bi
68. Thay chúng chịu khổ
69. Đại từ tạo vui
70. Xót thương chúng khổ
71. Học hạnh Bồ Tát
72. Bố thí
73. Trì giới
74. Nhẫn nhục
75. Tinh tấn
76. Thiền định
77. Trí huệ
78. Hỷ xả
79. Ái ngữ
80. Lợi hành
81. Đồng sự
82. Lập chí hướng thượng
83. Trừ biếng nhác
84. Cung kính
85. Cúng dường
86. Tán thán
87. Ẩn giấu điều ác, phô dương điều thiện
88. Trừ phỉ báng
89. Dứt tranh cải
90. Ba điều thường không đủ
91. Khuyến trụ Tòng Lâm
92. Phát tâm làm việc
93. Thích làm thanh chúng
94. Tình nguyện nhận chức hành đơn
95. Biết nhân biết quả
96. Phát thệ nguyện lớn
97. Sự lý dụng
98. Hóa đạo dụng
99. Tha thọ dụng
100. Tự thọ dụng
101. Thiền pháp
102. Tu tạp hạnh
103. Cầu thần thông
104. Hiếu thắng
105. Dụng công phu ngoại đạo
106. Hiểu lầm
107. Công phu chẳng bị thế gian chuyển
108. Công phu chẳng bị thân chuyển
109. Công phu chẳng bị tâm chuyển
110. Công phu chẳng bị hôn trầm chuyển
111. Làm chủ sanh tử
112. Ðầu sào trăm thước
113. Trên bờ vực thẳm buông tay
114. Tuyệt hậu tái tô
115. Qua sơ quan
116. Phá trùng quan
117. Thấu lao quan
118. Buông Không xuống
119. Khai tòng lâm
120. Chánh pháp trụ lâu
Thảo luận về post