Kinh Lá Bối
Tây Tạng đã thiết lập một Viện mới dành riêng cho nghiên cứu và bảo tồn di tích văn hóa này.
Hầu hết kinh lá bối chép tay cổ đều đến từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ 8 và thứ 14.
Những bản kinh này là một phần quan trọng trong sự giao lưu giữa Ấn Độ cổ đại và văn hóa Tây Tạng truyền thống.
Kinh lá bối được lưu giữ và bảo tồn vì giá trị của bản kinh
Trong số các bản kinh là bối bằng tiếng Phạn được bảo quản ở Tây Tạng, có nhiều bản là các bản sao duy nhất và quý hiếm.
Có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, kinh lá bối là bộ kinh được viết trên lá cây. Và với một lịch sử hơn 2.000 năm, loại kinh này có giá trị cho việc nghiên cứu Phật giáo.
Từ năm 2006, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Tây Tạng học Trung Quốc và Tây Tạng đã bắt tay cùng chung tay về việc bảo vệ kinh lá bối.
Ngày nay, một viện nghiên cứu dành riêng cho việc bảo quản và nghiên cứu kinh điển đã được thiết lập.
“Kinh lá bối có một lịch sử lâu dài. Và với tư cách là một di sản văn hóa chúng có tiềm năng rất lớn, bởi vì có rất nhiều bí ẩn cần được khám phá. Tôi nghĩ rằng học viện sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong các nghiên cứu về văn hóa Tây Tạng thời kỳ đầu và lịch sử Phật giáo”, Tsewang Gyurme, nhà nghiên cứu tại Viện Bảo tồn Kinh Lá Bối nói.
Hầu hết các bản chép tay trên lá bối ở Tây Tạng đều là kinh điển Phật giáo, trong số đó có một số bản chép tay được viết bằng chữ Phạn.
Từ thơ ca và văn học cho đến thiên văn học và luật dân sự, các bản văn là tài sản vô giá đối với sự hiểu biết về sự phát triển của Phật giáo, cũng giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và nước ngoài.
Để giữ cho các bản văn gốc được nguyên vẹn, các nhà nghiên cứu đã phân loại danh mục và lưu trữ bằng hình thức photocopy hơn 6.000 bản chép tay.
Bằng cách này, các chuyên gia có thể tham khảo các tài liệu lưu trữ mà không cần sử dụng các bản văn gốc đang có nguy cơ hư hoại.
Viện Bảo tồn Kinh Lá Bối đang có kế hoạch sắp xếp các chương trình trao đổi khoa học với các nước khác, một động thái để chia sẻ những bí ẩn của các tác phẩm lá bối.
Văn Công Hưng (Theo CCTV)
Nguồn: GNO.
o0o
Thảo luận về post