Các truyền bản Tam tổ thực lục
TAM TỔ THỰC LỤC
三 祖 實 錄
Soạn giả:
Thiền sư TÍNH QUẢNG
Sa-di HẢI LƯỢNG
Dịch giả:
THÍCH PHƯỚC SƠN
LỜI NÓI ĐẦU
Tam Tổ Thực Lục là tập sách trình bày hành trạng của ba vị Tổ sư thuộc dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Dòng Thiền này đã thực hiện được kỳ công thống nhất Phật giáo trong giai đoạn cực thịnh của Phật Giáo đời Trần. Ban Phật Giáo Việt Nam thuộc viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam có bổn phận giới thiệu những di sản của các bậc tôn túc tiền bối Tăng, Ni, Phật tử, nhất là những người thiết tha quan tâm đến lịch sử Phật giáo Việt Nam. Vì càng hiểu rõ sự nghiệp cao quý của Thầy, Tổ, chúng ta càng trân trọng và nỗ lực noi gương học hỏi.
Tư liệu này ở trong tập 6 của bộ Việt Nam Phật Điển Tùng San, do Tổng Hội Phật Giáo Bắc Kỳ ấn hành năm 1943, tập 6 này gồm hai tác phẩm: Tác phẩm thứ nhất, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục ; tác phẩm thứ hai, Tam Tổ Thực Lục.
Tam Tổ Thực Lục gồm bốn phần:
1- Bài tựa Tỳ – Kheo Diệu Trạm nói về việc in lại Tam Tổ Thực Lục vào năm thành Thái thứ 9 (1897)
2-Tiểu sử của Sơ Tổ Trúc Lâm
3-Tiểu sử của Đệ Nhị Tổ Pháp Loa
4-Tiểu sử của đệ Tam Tổ Huyền Quang
Trong lúc dịch, chúng tôi đã tra cứu, tham khảo những sử sách liên quan đến Tam Tổ Thực Lục mà chúng tôi hiện có. May mắn hơn nữa là được Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tận tình đọc qua bản thảo và chỉ dẫn những chỗ sai sót. Thực là một cử chỉ đầy ưu ái và rất vinh hạnh đối với chúng tôi. Thế nhưng, bản dịch chắc chắn khó tránh khỏi những khiếm khuyết còn lại. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được những chỉ giáo cần thiết của các bậc Tôn thức giả, nếu dịch phẩm này may mắn đến tay quý vị.
Khi dịch tập sách này, hình bóng và âm hưởng của chư vị Tổ sư đã khích lệ và nâng đỡ tôi rất nhiều. Ước mong sự nghiệp và hạnh nguyện cao cả của các bậc tiền bối sẽ khắc ghi sâu đậm vào tâm khảo của mỗi chúng ta và được sống mãi mãi với thời gian.
THÍCH PHƯỚC SƠN
MỤC LỤC
1- Lời giới thiệu
2- Lời nói đầu
3- Lý do hiệu đính
4- Phần 1:
Sơ Tổ Trúc Lâm (1258-1308)
5- Phần II :
Nhị Tổ Pháp Loa (1284-1330)
6- Phần III:
Tam Tổ Huyền Quang (1254-1334)
7- Tài liệu tham khảo
Thảo luận về post