Thiền sư Hư Vân (zh: 虛雲; Xuyun; 17/8/1840- 13/10/1959), còn có hiệu là Đức Thanh Diễn Triệt, Thiền sư Trung Quốc thời cận đại. Sư là vị Thiền sư có ảnh hưởng nhất vào giữa cuối thế kỷ 19 đến giữa cuối thế kỷ 20 và có vai trò rất lớn đối với sự phục hưng của Thiền Tông và Phật Giáo Trung Quốc thời hiện đại. Cuộc đời sư khôi phục và nối tiếp pháp mạch của Ngũ Gia Thất Tông- Thiền Tông.
Tiểu sử
Sư họ Tiêu, tên Trai, quê ở huyện Tương Lương, tỉnh Hồ Nam, sinh ra tại tỉnh Phúc Kiến. Sư thuộc dòng dõi hậu duệ vua Lương Vũ Đế, họ gốc ở Lan Lăng. Cha sư tên Ngọc Đường, nhậm chức làm quan ở Phúc Kiến. Mẹ sư tên là Nhan Thị, bà mất khi vừa sinh sư xong.
Cơ duyên xuất gia
Năm 11 tuổi, bà nội sư có ý muốn cưới hai cô vợ cho sư để gia đình có người nối dõi. Trong năm ấy, bà nội sư mất. Lần đầu tiên sư biết đến Phật Pháp là qua đám tang của bà nội. Không lâu sau đó, sư bất đầu đọc Kinh Phật và hành hương đến núi Hành Sơn, một trong những danh lam Phật Giáo tại Trung Quốc.
Năm 14 tuổi, sư khởi ý muốn xuất gia, cha sư không cho và bắt sư học các kinh điển Nho Giáo, Đạo Giáo, sư cảm thấy không có hứng thú. Nhân tìm đọc được một cuốn sách cũ tên là Hương Sơn- kể về sự tích thành đạo của Bồ Tát Quán Thế Âm, điều này đã có tác động rất lớn đến tâm tư sư về việc xuất gia, tu hành.
Năm 17 tuổi, sư trốn nhà đến núi Hành Sơn để thế phát xuất gia nhưng bị chú bắt về. Sau đó, sư bị cha ép kết hôn với 2 cô gái. Tuy gần nữ sắc nhưng sư vẫn giữ trai giới, thân tâm thanh tịnh và thường giảng Phật pháp cho hai người vợ ấy nghe, khiến họ phát tâm Bồ đề. Sư có sáng tác Bài Ca Túi Da để tiễn biệt họ trước khi đi tu.
Tu hành
Năm 19 tuổi, sư theo lão Thiền sư Thiện Từ Thường Khai là trụ trì lúc bấy giờ tại Dũng Tuyền Thiền Tự ở núi Cổ sơn, tỉnh Phúc kiến xuất gia và thụ giới sa-di.
Năm 20 tuổi, sư thụ giới Cụ túc với Thiền sư Diệu Liên tại núi Cổ Sơn và được ban pháp hiệu là Cổ Nham, cùng Diễn Triệt, pháp tự là Đức Thanh. Sau đó, sư đến ẩn tu tại một hang động ỏ núi Cổ Sơn thực hành tu đầu-đà (khổ hạnh) suốt 3 năm.
Năm 25 tuổi, cha sư qua đời, mẹ kế và hai người vợ trước đã xuất gia tu hành. Sư trở lại cuộc sống khổ hạnh và ẩn cư nơi hang động.
Năm 31 tuổi, sư đến yết kiến pháp sư Dung Kính- một vị đại sư thông suốt các kinh sách, giáo lý thuộc tông Thiên Thai. Theo lời khuyên của ngài, sư bỏ con đường tu khổ hạnh và thực hành trung đạo. Tại đây, sư cũng được dạy tham công án: ” Ai là người kéo cái tử thi này”.
Năm 36 tuổi, theo lời khuyên của Pháp sư Dung Kính, sư đi hành hương trong 7 năm đến núi Phổ Đà, và tiếp tục hành hương đến nhiều danh sơn khác A Dục Vương Sơn….
Năm 43 tuổi, sư tự thấy bản thân mình dù đã xuất gia tu hành hơn 20 năm nhưng đạo nghiệp vẫn chưa thành, tự cảm thấy xấu hổ. Để báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sư phát nguyện đến núi Phổ Đà, Nam Hải ở phía Đông rồi từ đó triều bái lên Ngũ Đài Sơn- nơi đạo tràng của Bồ Tát Văn-Thù-Sư-Lợi. Ngày đầu tháng 7, từ am Pháp Hoa núi Phổ Đà, sư bắt đầu thực hành tam bộ nhất bái (ba bước một lạy) với lòng nguyện cầu hồi hướng công đức cho cha mẹ được tái sinh nơi cõi Tịnh Độ, cùng tham gia với sư có 4 vị tăng sĩ khác. Trên hành trình tam bộ nhất bái đến núi Ngũ Đài, do những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đường đi gian nan, khổ cực, thiếu thốn, cả 4 vị tăng kia đều thối lui, chỉ còn mình sư tiếp tục. Sư cũng gặp những khó khăn, bệnh tật trên đường đi và được một người ăn xin tên Văn Cát cứu mạng 2 lần. Sư tin rằng Văn Cát chính là hóa thân của bồ tát Văn-Thù-Sư-Lợi đến cứu giúp sư.
Sư cũng hành hương đến phía Tây, Nam Trung Quốc. Tham bái di tích núi Nga Mi ở Tứ Xuyên, nơi được coi là đạo tràng của Bồ Tát Phổ Hiền, Sau đó, sư đến vùng Tây Tạng, viếng thăm cung điện Potala ở Lhasa – nơi ở và thuyết pháp của Đức Đại Lai Lạt Ma và tu viện Tashi Lhunpo- trụ sở của Ban Thiền Lạt Ma. Sư đi qua Ấn Độ, Tích Lan chiêm bái các thánh tích Phật Giáo rồi qua Miến Điện hành hương. Trong thời gian này, sức khỏe sư dần bình phục và sáng tác khá nhiều thi, kệ.
Sau khi trở lại Trung Quốc, sư tiếp tục tu hành và nghiên cứu các Kinh Điển. Sư cùng các vị cao tăng khác như Phổ Chiếu, Nguyệt Hà, Ấn Liên cùng nhau chuyên tâm tu tập, thiền định tại am Túy Phong, núi Cửu Hoa. Tại đây, có Thiền sư Phổ Chiếu giảng kinh Hoa Nghiêm thu hút rất nhiều tăng sĩ đến nghe pháp. Ngoài ra cũng có Pháp sư Đế Nhàn- Thiên Thai Tông đến cùng an cư kết hạ.
Chứng ngộ
Năm 56 tuổi (1895), vị trụ trì Cao Mân Thiền Tự ở Dương Châu là Thiền sư Nguyệt Lãng đến am Túy Phong mời sư cùng các vị cao tăng khác đến tham dự, hộ trì kỳ đả Thiền Thất khéo dài 20 tuần- tức là 140 ngày (một kỳ thiền thất kéo dài 7 ngày). Khi thời kỳ Thiền Thất sắp đến, tăng chúng thúc dục sư xuống núi trước. Tới cảng Địch Câu, Đại Thông, khi đi dọc theo bờ sông, gặp lúc nước lớn, sư muốn đi thuyền qua sông nhưng vì không có tiền nên người lái đò từ chối. Sư tiếp tục men theo dọc bờ sông mà đi, vì không cẩn thận nên té xuống sông, bị trôi chìm cả 1 ngày, dạt đến vùng phụ cận bến đá Thái Thạch. Ngư dân kéo lưới thấy sư và nhờ vị trụ trì chùa Bảo Tích đến nhận. Sư được khiêng về chùa cứu sống.
Mặc dù thân đang mang bệnh nhưng sư vẫn vội đến chùa Cao Mân để kịp kỳ Thiền Thất. Sư gặp Thiền sư Nguyệt Lãnh và được ngài thỉnh làm thiện tri thức khai thị cho đại chúng tu học trong thời gian thiền thất. Sư khéo léo từ chối mà không tiết lộ bệnh tình của mình đồng thời bày tỏ mong muốn được cùng chúng đả Thiền Thất tiến tu. Quy củ của Chùa Cao Mân rất nghiêm khắc- nơi đây vốn là đạo tràng Thiền Tông nổi tiếng khắp Trung Quốc, từng có nhiều vị vua như Khang Hy, Ung Chính, Càn Long đến thăm vấn các bậc danh đức Thiền sư và học Thiền. Theo thông lệ của chùa, nếu ai được tăng chúng kính trọng đề cử làm chức sự lãnh đạo mà không nhận chức sẽ phải chịu phạt đánh Thiền-bản, vì bị phạt nên bệnh tình của sư càng nặng.
Trong nhiều ngày liên tiếp, sư chuyên tâm tọa Thiền, tham khán thoại đầu, cùng tăng chúng tinh tấn đả Thiền Thất cầu đại ngộ, liễu thoát sinh tử, qua hơn 20 ngày tu tập thì mọi bệnh tật đều hết. Trong thời gian này, sự tu tập của sư có rất nhiều tiến bộ, trong khi tu Thiền sư gặp nhiều cảnh giới lạ nhưng không để tâm đến nó. Đến ngày thứ 3 tuần thiền thất thứ 8, vào giờ nghỉ giải lao, thầy hộ thất theo thường lệ rót trà cho chúng tăng trong Thiền Thất dùng. Khi đưa ly trà cho sư, vì sơ ý, ly trà bị rơi xuống đất. Sư nghe tiếp ly nước vỡ thì bỗng nhiên đại ngộ, minh tâm kiến tính, mọi nghi tình trước kia đều bặt dứt, thân tâm thoát mê. Sư nghĩ lại cảm động tự nghĩ: ” nếu không bị té sông bịnh nặng, không nhẫn cảnh nghịch cảnh thuận, không nghe sự giáo hóa của tri thức, chắc luổng phí một đời”. Sư có làm bài kệ nói về sự ngộ của mình (dịch Việt: Vạn Phật Thánh Thành):
Bối tử phát lạc địa,
Hưởng thanh minh lịch lịch.
Hư không phấn toái dã.
Cuồng tâm đương hạ hưu.
Năng khán thủ, đả phấn toái,
Gia phá nhân vọng ngữ nan khai.
Xuân chí hoa hương xú xứ tú.
Sơn hà đại địa thị Như Lai.
Cốc nước rơi xuống đất,
Tiếng vang thật rõ ràng,
Hư không tan thành bụi,
Tâm cuồng liền thôi dứt,
Tay thả lỏng, cốc nước rơi,
Nhà tan người mất thật khó nói,
Xuân đến hoa hương nơi nơi đều nở rộ,
Núi sông đất rộng là Như Lai.
Thị tịch
Năm 1959 (120 tuổi), bệnh tình của sư ngày càng nặng. Tuy nhiên, sư vẫn đứng ra trông coi, lo liệu việc trùng tu Chân Như Thiền Tự và hướng dẫn, sách tấn tứ chúng tu tập. Tháng 8 cùng năm, đến ngày sinh nhật của sư, sư cùng tứ chúng môn đệ trò chuyện Phật Pháp với nhau. Đến tháng 10, bệnh tình sư nguy kịch, sư vẫn tiếp tục thuyết pháp và căn dặn sự tu tập của chúng đệ tử. Chúng đệ tử thỉnh sư nói di chúc, sư bảo: “Vài ngày trước, tôi đã nói rõ cho đại chúng nghe những gì nên làm sau khi tôi mất. Nay, không cần nhắc lại, chỉ dư thừa thôi. Lại hỏi lời cuối cùng, tôi xin nhắc nhở chư vị lần cuối: “Cần tu giới định huệ. Tiêu diệt tham sân si.”.
Đến 1 giờ 40 phút ngày 13/10/1959, sư an nhiên tọa Thiền thị tịch, thọ 120 tuổi, tăng lạp 101 tuổi. Chúng môn đệ ngậm ngùi tổ chức tang lễ và cử hành lễ trà tỳ, thu được hơn 100 viên xá lợi tinh khiết, đủ năm màu, lớn nhỏ đủ loại, là minh chứng cho cuộc đời tu tập chứng ngộ, công hạnh diệu kỳ của sư. Đại chúng thỉnh xá lợi của sư nhập tháp Hải Hội núi Vân Cư.
Những tác phẩm do sư soạn gồm có: Lăng nghiêm kinh huyền yếu, Pháp hoa kinh lược sớ, Di giáo kinh chú thích, Viên giác kinh huyền nghĩa, Tâm kinh giải… nhưng đã bị quân cộng sản Trung Quốc đốt phá, lấy đi hết trong vụ cướp chùa Vân Môn năm 1951 dưới thời Mao Trạch Đông. Những tác phẩm còn lại đến nay là: Hư Vân Thiền Sư Pháp Ngữ, Khai Thị Thiền Thất, Vấn Thư, Thi Ca…
Pháp ngữ
Phần I
I. Quý cư sĩ tại Thượng Hải thỉnh giảng năm 1911
II. Phật thất khai thị tại Phước Kiến Công Đức Lâm, năm 1933
III. Thư đáp tướng Tưởng Giới Thạch
IV. Khai thị tại chùa Từ Vân, Trùng Khánh, 17-1-1943.
V. Khai thị tại chùa Từ Vân, Trùng Khánh, 18-1-1943.
VI. Khai thị tại chùa Từ Vân, Trùng Khánh vào ngày 19-1-1943.
VII. Khai thị tại chùa Kiềm Minh, Quý Dương, vào mồng 1-2-1943.
Phần II
VIII. Khai thị tại Đại Hội Hoan Nghinh Các Giới Chức, 18-8-1946.
IX. Khai thị tại Đông Liên Giác Uyển, Hồng Kông, năm 1947.
X. Khai thị tại Áo Môn, hý viện Bình An, vào mồng 1-8-1947.
XI. Bài diễn thuyết tại xã Liên Nghĩa, Quảng Châu vào 20-9-1947.
Phần III
XII. Bài giảng tại bệnh viện Chí Đức, hội Phật giáo tỉnh Quảng Châu.
XIII. Tham thiền cùng niệm Phật.
XIV. Những điều kiện tiên quyết khi tham thiền.
XV. Khai thị tại thiền đường.
XVI. Tham thiền cảnh ngữ (lời răn nhắc đến những người tu thiền).
Phần IV
XVII. Tu cùng không tu.
XVIII. Khai thị trong kỳ pháp hội Thủy Lục Không tại Thượng Hải.
XIX. Bài ‘Phải Hiểu Rõ Sự Niệm Phật’ nhân ngày giỗ thứ mười hai của tổ Ấn Quang
XX. Thiền thất khai thị lần thứ nhất tại chùa Ngọc Phật, Thượng Hải, năm 1953.
XXI. Thiền thất khai thị lần thứ hai.
Phần V
XXII. Phương tiện khai thị tại núi Vân Cư, năm 1955.
1/ Ngày mười một tháng ba.
2/ Ngày mười hai tháng ba.
3/ Ngày mười ba tháng ba.
4/ Ngày mười bốn tháng ba.
5/ Ngày hai mươi mốt tháng ba.
6/ Ngày hai mươi bốn tháng ba.
7/ Ngày hai mươi sáu tháng ba.
8/ Ngày ba mươi tháng ba.
9/ Mồng ba tháng tư.
10/ Mồng năm tháng tư.
11/ Mồng chín tháng tư.
Phần VI
12/ Ngày mười một tháng tư.
13/ Ngày mười lăm tháng tư. Khai thị nhân dịp kiết hạ an cư.
14/ Ngày mười sáu tháng tư.
15/ Ngày mười bảy tháng tư.
16/ Ngày hai mươi mốt tháng tư.
17/ Ngày hai mươi hai tháng tư.
18/ Ngày hai mươi ba tháng tư.
19/ Ngày hai mươi lăm tháng tư.
20/ Ngày hai mươi sáu tháng tư.
21/ Ngày hai mươi bảy tháng tư.
22/ Ngày hai mươi tám tháng tư.
Phần VII
23/ Ngày hai mươi chín tháng tư.
24/ Khai thị trong ngày tết giữa năm.
25/ Rằm tháng năm.
26/ Ngày mười sáu tháng năm.
27/ Ngày mười bảy tháng năm.
28/ Ngày mười tám tháng năm.
29/ Ngày hai mươi tháng năm.
30/ Ngày hai mươi mốt tháng năm.
31/ Ngày hai mươi ba tháng năm.
32/ Ngày hai mươi sáu tháng năm.
Phần VIII
33/ Mồng hai tháng sáu.
34/ Mồng ba tháng sáu.
35/ Ngày mười sáu tháng sáu.
36/ Ngày hai mươi ba tháng sáu.
37/ Ngày hai mươi lăm tháng sáu.
38/ Ngày hai mươi bảy tháng sáu.
39/ Mồng tám tháng bảy.
40/ Mồng mười tháng bảy.
41/ Ngày mười một tháng bảy.
XXIII. Khai thị trong kỳ truyền giới tại núi Vân Cư, vào tháng mười năm 1955.
1/ Duyên khởi của kỳ truyền giới.
2/ Nguyên nhân những vị bên ngoài đến không thể tham gia thọ giới.
3/ Khai thị phương tiện tự thệ thọ giới.
4/ Y bát.
Phần IX
5/ Giới luật là nền tảng căn bản của Phật pháp.
6/ Giới pháp, giới thể, giới hạnh, giới tướng.
7/ Những điểm giống nhau và khác nhau giữa giới luật đại thừa và tiểu thừa.
8/ Tam quy y, ngũ giới.
9/ Mười giới, cụ túc giới, tam tụ tịnh giới.
10/ Kết khuyến.
XXIV. Thiền tông cùng Tịnh Độ tông.
XXV. Phương tiện khai thị thuyết pháp vào ngày mười chín tháng mười, năm 1958.
XXVI. Biểu tướng của Tăng Đồ trong đời mạt pháp.
XXVII. Mười hai bài kệ tham thiền.
XXVIII. Bài ca đi, đứng, nằm, ngồi.
Phụ chú
1/ Đại lão hòa thượng Hư Vân tiếp nối mạch nguồn năm hệ phái Thiền tông.
2/ Nhân duyên của quyển Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh.
Thảo luận về post