[TIN LIÊN QUAN]
- >>> Trường ca Phật sử
- >>> Lễ Phật thành đạo | Hòa thượng Thiền Sư Thích Thanh Từ
- >>> ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠO VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN | Thích Trung Định
- >>> Nhân sự kiện Đức Thế Tôn Thành đạo: Thánh cầu hay phi Thánh cầu?
- >>> Bộ tranh lược sử cuộc đời đức Phật Thích Ca
- >>> Lịch sử Đức Phật Thích Ca qua 108 bức tranh vẽ | Chùa Tự Tâm
- >>> [PDF] Bộ tranh Lược sử cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni | Chùa Tự Tâm soạn tập thiết kế
- >>> TIẾN TRÌNH TU CHỨNG VÀ THÀNH ĐẠO CỦA ĐỨC PHẬT
- >>> Mật hạnh tôn giả Rāhula (La-hầu-la) – Mẫu người lý tưởng cho Tăng Ni trẻ hiện nay
- >>> NGHIÊN CỨU VỀ BÀI TÁN “CHIÊN ĐÀN HẢI NGẠN” | Thích Như Điển
- >>> Phim Phật Giáo Ấn Độ Nổi Tiếng | Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca | Shakyamuni Buddha | Trọn bộ 55 tập
PHẬT THUYẾT KINH PHẬT BẢN HẠNH TẬP
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Xà Na Quật Đa, Đời Tùy
Hán: 佛本行集經
Phạm: Abhiniskramaịasùtra
Gọi tắt: Bản hạnh tập kinh
Kinh, 60 quyển, do ngài Xà na quật đa dịch vào đời Tùy, thuộc Đại Chánh Tân Tu đại tạng Kinh tập 3, Bộ Bản Duyên, Kinh số 0190
Nội dung kinh này nói về sự tích đản sinh, xuất gia, thành đạo… của đức Phật và nhân duyên các vị đệ tử về qui y và được Phật hóa độ. Đây là bộ kinh tập đại thành của Phật truyện.
Toàn kinh chia làm 3 bộ 60 chương:
1. Bộ thứ nhất: Gồm 5 chương, nói về chuyện bản sinh của đức Phật, tức phát tâm bồ đề, sinh lên cung trời Đâu suất, gá vào thai Ma da phu nhân.
2. Bộ thứ 2: Gồm 32 chương, nói về thời kì tại gia của đức Phật như: Đản sinh, học tập, lấy vợ, sinh con, cho đến nảy chí xuất gia. Sau khi xuất gia là thời kì xuất gia tu hành, thăm hỏi các vị tiên khổ hạnh; cho đến sau khi thành đạo là thời kì thành đạo chuyển pháp luân lần đầu tiên.
3. Bộ thứ ba: Gồm 15 chương, nói về sự truyền đạo, các sinh hoạt giáo hóa, tức thời kì truyền đạo, trình bày về truyện kí của các vị đệ tử.
Nguyên bản tiếng Phạm của kinh này cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy, còn bản Hán dịch thì lời văn rất ít được trau chuốt, sửa sang, điều này chứng tỏ sự phiên dịch cực kì trịnh trọng. Đây là bản kinh rõ ràng nhất trong các bản Phật truyện và có 4 đặc sắc khác với các bản Phật truyện khác, đó là: Trước hết, nêu phổ hệ của Phật, kế đến nêu phổ hệ của vua, có nhiều truyện bản sinh, thu tập các loại truyện khác.
Bộ kinh này là tư liệu quan trọng để nghiên cứu về xã hội và lịch sử Phật giáo Ấn độ đời xưa.
[X. Lịch đại tam bảo kỉ Q.12; Đại đường nội điển lục Q.5; Đại chu san định chúng kinh mục lục Q.7; Chí nguyên pháp bảo khám đồng tổng lục Q.7].
BBT. CHÙA TỰ TÂM
Thảo luận về post