NHỮNG TRUYỆN DUYÊN KHỞI
TRONG LUẬT NGŨ PHẦN
Lược thuật: Phước Thắng
Hiệu đính: HT Đỗng Minh
Chú thích: Tâm Nhãn
Mục Lục
LỜI NÓI ÐẦU
PHẦN 01
NHỮNG MẪU CHUYỆN DUYÊN KHỞI CỦA GIỚI THỨ NHẤT
DUYÊN KHỞI CỦA TỘI ĂN TRỘM
DUYÊN KHỞI CỦA GIỚI SÁT
CHUYỆN ÐẠI VỌNG NGỮ
TRƯỞNG LÃO ƯU-ÐÀ-DI BỊ LỬA DỤC THIÊU ÐỐT
LÀM MAI
MAI MỐI
ÐỪNG VẮT KHÔ SỮA
PHẦN 02
THẤT NHÂN TÂM
HẬU QUẢ CỦA VIỆC VU KHỐNG
BIẾN CHỨNG
KHOÁI THAY ! KHOÁI THAY !
ÐIỀU-ÐẠT PHÁ HÒA HỢP TĂNG
MỘT BÈ GỖ HƯ
MỘT XA-NẶC TRỜI ÐẤT
ÐUỔI RA KHỎI ẤP
VẬT BẤT LY THÂN
Y PHI THỜI
PHẦN 03
CUỘC ÐỜI CỦA TỲ-KHEO LIÊN HOA SẮC
CHUYỆN GIẶT NHUỘM
KÍNH PHẬT, TRỌNG TĂNG…
TRANH THỦ
KẺ THAM NÀY KHÔNG ÐỦ TỒN TẠI
ÐỪNG LÀM KHỔ CƯ SĨ
ÐỔI NGHỀ
THÔI RỒI ÂN NHÂN!
THẦY TRÒ QUÁ BIẾT NHAU
PHỎNG TAY TRÊN
HÓA CỎ THÀNH VÀNG
GIẶC THÁNG TÁM
CHÍN LỜI NGUYỆN CỦA BÀ TỲ-XÁ-KHƯ
HỨA CUỘI
CŨNG TẠI TỲ-KHEO
TƠ TẰM ƠI! SAO KHỔ THẾ!
CỦA QUÝ, LÔNG DÊ ÐEN
TỰ ÐEO CÁI KHỔ
LẠI CHUYỆN LÔNG DÊ
PHẦN 04
MẮC LỪA LÀ PHẢI
KẺ ĂN, NGƯỜI CHỊU
ÐÂU PHẢI TAY VỪA
LỜI ÁC ÐAU LÒNG NGƯỜI
ÐÂM BỊ THÓC, THỌC BỊ GẠO
KHÔNG NÓI PHÁP QUÁ NĂM, SÁU LỜI
CHƠI NHAU ÐÚNG PHÁP
CHÊ KHÔNG PHẢI CÁCH
NGỦ Ở NHÀ XÍ LÀ YÊN CHUYỆN
KHOE KHOANG
THÓI HỚT HỎNG TỌC MẠCH
PHIỀN CHI PHẢI HỌC LUẬT
CẤM CHẶT PHÁ THẢO MỘC
CỨ MÃI CHỌC TỨC
TỪ VÀ ÐỊA
Ý THỨC TRÁCH NHIỆM
THẬP THẤT QUẦN VỚI LỤC QUẦN
MỘT KIỂU XÚC NÃO CƯỠNG BỨC
THIẾU HỆ NIỆM
HẬU QUẢ CỦA THAM
GIÁO GIỚI NI KHÔNG ÐƯỢC TĂNG SAI
OAN CHO NI
TỲ-KHEO NI – MỘT VẤN ÐỀ
LẠY TRỜI ÐỪNG NHẬN
HẾT NGÕ NÓI
GIẶC TRẤN LỘT CON
ÐẠI LONG, TIỂU ÐỨC
TRƯỞNG GIẢ BẤT NGỜ
KHI SA-MÔN ÐẠI HỘI
NHẤT TÚC THỰC
BÀI HỌC TỪ KHẤT THỰC
PHẦN 05
THỌ THỰC – MỘT VẤN ÐỀ KHÔNG ÐƠN GIẢN ÐỐI VỚI TỲ-KHEO
TRAO – NHẬN THỨC ĂN
TỲ XÁ GIÁ! TỲ XÁ GIÁ!
CẤM TÚC THỰC
BÀI HỌC CỦA VIỆC ÐEM CHO
CHỒNG NỔI KHÙNG
KHÔNG VÀO NƠI QUÂN TRẬN
CAN GIÁN LÀ MỘT BÀI HỌC
CHỦNG TỬ ÁC CÒN NGUYÊN VẸN
RUỘNG PHƯỚC CỦA MÌNH KÌA!
TẠI MỘT KHÁCH XÁ
THUA CON ỂNH ƯƠNG
SƯỚNG DÀI DÀI!
CÓ GÌ PHẢI LÀM KHỔ NHAU!
TRỊCH THƯỢNG
HẬU CUNG, VÀO LÀM GÌ?!
KẾT HẸN VỚI GIẶC CÙNG ÐI ÐƯỜNG
KHÔNG HOÀN TOÀN NHƯ VẬY
BỊ RẮN CẮN
OAN SAI KHÔNG LUẬN THỜI NÀO
MỘT KHI CHIÊM TINH GIA PHÁN
PHẢI ÐẤU HIỆP PHỤ (?)
HOẠI SẮC Y MỚI
DUYÊN NỢ NHAU
KHÔNG CÔNG BẰNG
TỊNH THÍ LÀ MỘT CÁCH SỐNG CỦA NGƯỜI TU
LÀM KHỔ CHÚNG TĂNG
KHÔNG NÊN LA CÀ
PHẦN 06
PHÁP HỐI QUÁ
YẾT-MA HỌC GIA
CẦN PHẢI HỌC
TRÁI TÁO KHÔ
MỘT TRỌNG TỘI
HẮC-LY-XA
KIỆN TỤNG – MỘT BÀI HỌC
DỤ KHỊ
SAO LẮM CHUYỆN THẾ?!
TỎI HÔI LẮM
XIN TRÁNH XA RA!
NỮ KÊ TÁC QUÁI
THỂ THỨC NUÔI CHÚNG
PHẢI BIẾT CÁCH ÐỘ NGƯỜI
CÁI GIÁ ÐƯỢC PHỤC CHỨC
OAN GIA ÐÂU CÓ KHÁC GÌ!
LÀNH THAY! ÐẾN ÐÂY TỲ-KHEO!
PHẦN 07
ÐỐI TRỊ TẤT ÐÀN
HỘI ÐỦ CON SỐ MỘT NGÀN HAI TRĂM NĂM MƯƠI
ÂN ẤY NÊN TRẢ
BỐN ÐIỀU NƯƠNG TỰA
XIN MỘT LẦN CUỐI
NUÔI ÐỆ TỬ ÐÚNG PHÁP
PHẢI THÀNH TỰU MƯỜI PHÁP
PHẢI THƯA ÐỂ TĂNG BIẾT
KHÔNG ÐƯỢC ÐỘ NGƯỜI MANG TRỌNG BỆNH
KHÔNG ÐƯỢC ÐỘ QUÂN NHÂN TẠI CHỨC
XIN ÐƯỢC GIA TÀI CỦA CHA
BÌNH ÐẲNG KỂ CẢ THỨC ĂN
PHI NHƠN XUẤT GIA
CẦN GIẢI QUYẾT TẾ NHỊ
TÔN, TY
BỐ-TÁT THUYẾT GIỚI
BÊN LỀ BỐ-TÁT
XIN ÐỢI CHO TÔI MỘT CON BÓNG…
MÙA HẠ TRUYỀN THỐNG
TƯỞNG “Á PHÁP” LÀ HAY
ÐÂY LÀ LỜI THƯA
CÒN THIẾU MỘT
NHÂN DUYÊN HỘI ÐỦ BA Y
TỪ MỘT THỰC TẾ
PHẦN 08
ÐỨC PHẬT VỚI TỲ-KHEO BỆNH
NÊN CHO – NÊN CÚNG DƯỜNG
DÒNG HỌ THÍCH XIN Y
NƠI BIÊN ÐỊA ÐƯỢC….
BÒ MẸ ÐÒI CON
NHỜ AI, CHƯ TĂNG ÐƯỢC MANG DÉP DA?
NÊN HAY KHÔNG NÊN.
TRƯỚC KHI ĂN PHẢI HỎI THỊT GÌ
ÐƯỢC DÙNG TAM TỊNH NHỤC
ÐƯỢC UỐNG SỮA TỪ NGÀY ẤY
BỐN THỨ TRANH CHẤP VÀ BẢY PHÁP DIỆT TRANH CHẤP
LẤY ÂN BÁO OÁN
THƯA THẾ TÔN, CHÚNG CON LÀ NGƯỜI NGU SI!
PHẦN 09
TÁC PHÁP HẠ Ý
PHÁ PHÁP TĂNG LUÂN
TỪ ÐÂY ÐƯỢC NHẬN PHÒNG XÁ
KỲ THỌ CẤP-CÔ-ÐỘC VIÊN
ÐỪNG TẠO MÂU THUẪN
NĂM THỨ THUỘC TỨ PHƯƠNG TĂNG
SỰ GIÁO HÓA HIẾM THẤY
MƯỜI MỘT ÐIỀM MỘNG
TIỀN KIẾP CỦA TÔN GIẢ XÁ-LỢI-PHẤT
VÀO NHÀ KHÔNG NHỚ LỐI RA
MỬA SẠCH
ÐÂU PHẢI Ở A-LAN-NHÃ LÀ YÊN THÂN
HỌ TỰ NHẬN MỚI KẾT TỘI
MỘT SÁNG KIẾN
CŨNG MAY
THẾ TÔN LÀM CHỨNG
PHẦN 10
DUYÊN KHỞI CỦA TÁM KỈNH PHÁP
NGŨ BÁCH KIẾT TẬP PHÁP TẠNG
THẤT BÁCH KIẾT TẬP PHÁP TẠNG
PHỤ TRƯƠNG
LỜI BẠT
—o0o—
LỜI NÓI ÐẦU
Trong Tạng Luật, phần Duyên khởi hay những mẫu chuyện xảy ra trong Tăng dẫn đến đức Phật chế giới, chiếm một số lượng trang khá lớn, có thể lên đến một nửa hay hơn. Cho nên, phần này được coi như cái nền của Luật Phật. Qua những câu chuyện ở đây, cho thấy tham, sân, si, ái dục và các kiết sử là trục chính được cụ thể theo diễn biến chủ đạo của tâm thức, hiện ra nơi con người bằng hành vi vừa tục, vừa thanh và bao giờ cũng sinh động trong đời sống của kẻ đầy tham vọng ích kỷ nào đó. Chấm dứt được các thứ hữu lậu này không hề đơn giản, bởi vì tính cách vi tế của nó. Tuy nhiên, khả năng con người để loại trừ được các phiền não này cũng không hề thiếu, bởi thế, hàng Thánh Tăng luôn luôn hiện hữu trong sự chế phục kia. Và chính những hình ảnh này hay là hình ảnh của điều thiện mới thắng nổi cái xấu ác, mới xây dựng, hướng dẫn cái xấu ác qui hồi. Chứ không phải cái xấu ác bạo ngược, lộng hành không nghe theo điều thiện để cải hóa. Nhưng không phải bao giờ cũng được thế, lịch sử loài người cho thấy cái xấu ác thường thắng thế và những giai đoạn như thế thì cái độc ác trở thành hình ảnh của khổ ải và đọa đày, kiếp khổ đau cho chính họ mà họ không hề ý thức được.
Những mẫu chuyện trong Luật Tạng cho thấy điều ấy. Có bộ Luật nói rõ Tiền kiếp của nhân vật trong truyện. Có bộ không đặt nặng vấn đề này như bộ Ngũ phần, song thỉnh thoảng vẫn đề cập đến, chẳng hạn như Ðề Bà Ðạt Ða, đức Phật đã nói Tiền kiếp của kẻ hại Phật, phá Tăng này trước các Tỳ-kheo như để chứng minh cho cái ác càng tích lũy thì càng dấn thân vào khổ đau và cánh cửa địa ngục Vô Gián mở ra như là một báo trả cho mọi hành động độc ác đó.
Truyện xưa tích cũ, nhất là những truyện mà bối cảnh xảy ra giữa những con người loại bỏ điều ác để xây dựng điều thiện có sức thuyết phục người đọc cao. Nhưng ngoài sức hấp dẫn đó, có thể coi đây là những bài học hữu ích cho các hàng Phật tử ở bất kỳ thời đại nào. Bởi thế, phần Duyên khởi này, ai cũng có thể đọc. Ðọc để thấy người Phật tử cần phải làm gì cho đạo và cần phải làm gì cho chính mình và sự hộ đạo kia, trong đó có sự cúng dường cho Tăng phải như thế nào để có phước đức, có lợi lạc chứ không phải cúng dường kẻ bê tha để rồi làm thoái hóa đời sống tu hành. Hãy xét sâu lời chửi mắng trong truyện của người xưa, họ là những Phật tử thuần thành đó và hơn ai hết, người xuất gia lắng nghe lời chửi rủa này để biết rút ra cách xử thế, cách sống, cách ăn, ở, đúng pháp luật nhằm làm đời sống phạm hạnh có được tăng ích. Phải nghiêm chỉnh nhìn thấy hình ảnh “Lục quần” ở trong ta, không nên chạy theo cái phi pháp ấy để làm cho hình ảnh mình nhòe nhoẹt khổ đau thêm. Chắc chắn dẫm lên thói xấu của Lục quần, dù dưới hình thức léo lận nào đi nữa thì đều có một kết cục bi thảm hơn Lục quần nhiều. Phải ý thức sâu sắc rằng: Hình ảnh Lục quần là hình ảnh của thị hiện, làm tác nhân phản ánh bao tội lỗi thâm căn cố đế, ẩn nấp sâu trong con người, để nhân đó đức Thế Tôn chế giới, nhầm ngăn chận hành giả đời sau thoát ra khỏi áp lực tham, dâm…, nặng nề ấy mà tự đặt mình trong thanh tịnh, giải thoát. Cho nên, hình ảnh đó, là hình ảnh của trí tuệ, của biến hóa, của điều thiện và của lòng từ…
Hơn ai hết, bản thân người xuất gia biết rõ mình có nhận lại thân sau hay không? Biết rõ mình có nhận lấy điều tồi tệ hay sự giải thoát không? Thì qua những bài học này cũng đủ để nhìn thấy cái kết cục của mình tốt hay xấu rồi.
Sau cùng, chúng tôi cũng xin nói rõ, dù truyện được biên tập lại song phần lớn vẫn giữ đúng ngôn ngữ và phong cách như trong nguyên bản chữ Hán mà chúng tôi đã trung thực trong việc dịch thuật và từ nội dung của truyện, chúng tôi rút ra đầu đề cho mỗi truyện, và mỗi truyện trích ra có chọn lọc từ nội dung từng phần theo cấu trúc của bộ Luật Ngũ phần. Những nhầm lẫn, nếu có, về mọi khâu là một phần thiếu sót được lắng lại từ một thực tế công phu của chữ nghĩa, khó mà kiểm soát cho tròn. Mong được tiếp thu từ tất cả Thiện trí thức xa, gần về những điều đã thưa.
Thích Ðổng Minh
Thảo luận về post