Chùa Tự Tâm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tất cả
    • Văn Bản Thông Báo
    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

    Bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

    Bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

    Thư chia buồn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

    Thư chia buồn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

    Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thông điệp Lễ Vesak – 2024

    Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thông điệp Lễ Vesak – 2024

    Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

  • Hoạt Động – Tu Học
  • Kinh Tạng (Video)
  • Góc Tự Tâm
  • Liên hệ
Không có kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tất cả
    • Văn Bản Thông Báo
    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

    Bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

    Bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

    Thư chia buồn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

    Thư chia buồn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

    Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thông điệp Lễ Vesak – 2024

    Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thông điệp Lễ Vesak – 2024

    Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

  • Hoạt Động – Tu Học
  • Kinh Tạng (Video)
  • Góc Tự Tâm
  • Liên hệ
Không có kết quả
View All Result
Chùa Tự Tâm
Không có kết quả
View All Result
Trang chủ THƯ VIỆN Nghi Lễ Phật Giáo Nếp Sống Thiền Môn

Nguồn gốc và ý nghĩa của nghi thức “Cúng Quá Đường” trong Phật giáo

admin by admin
08/11/2023
in Nếp Sống Thiền Môn, Nghi Lễ Phật Giáo
523 27
0
450
SHARES
5k
VIEWS
Share on Facebook

– Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã ra quy chế cho cộng đồng Tăng đoàn phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng Tư đến rằm tháng Bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương; từ rằm tháng Sáu đến rằm tháng Chín theo truyền thống Phật giáo Nam phương. Trong đó cúng Quá Đường là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong mùa an cư kiết hạ hay kiết đông của hàng đệ tử xuất gia. Trong đó, nghi thức ‘quá đường’ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc thành tựu giới hạnh của chư Tăng Ni trong ba tháng an cư, đồng thời tạo duyên lành cho đàn na tín thí đến chốn tòng lâm phát tâm cúng dường, nghe pháp, và tu tập phước trí. Chúng tôi xin chia sẻ đôi nét về lễ nghi quan trọng này để giúp quý đạo hữu mới vào đạo hiểu thêm về nghi thức này.

Hòa thượng tuyên luật sư Thích Minh Thông – viện chủ Luật viện Huệ Nghiêm

I. Nguồn gốc nghi thức Quá đường

An cư có bốn mục đích chính: 1- Mùa mưa, cần an cư cấm túc để tránh dẫm đạp côn trùng, khỏi bị cư sĩ than phiền. 2- Việc an cư mùa mưa đã có trước thời Phật, Đức Phật chỉ hợp pháp hóa, Ngài thấy thời gian này là thích hợp để chư Tăng ở yên một chỗ tu tập tiến bộ tâm linh. 3- Biểu hiện tinh thần hòa hợp của cộng đồng Tăng lữ trong cùng một trú xứ. Nhiệm vụ các Tỳ-kheo sống chung là phải giáo giới lẫn nhau, chỉ điểm và sách tấn nhau, chứ không thể sống như những người câm. 4- Tạo điều kiện cho Phật tử thân cận gần gũi chư Tăng để học hỏi giáo pháp, gọi là thân cận thiện sĩ – (Trích: Tuệ Sỹ – Yết-ma yếu chỉ, ch. vi. An cư và tự tứ, tr. 284).

Và trong các bộ luật của chính thống giáo như luật Tứ phần của Pháp tạng bộ, Ngũ phần của Hóa địa bộ, v.v… không thấy nói gì đến chư Tăng an cư có nghi thức cúng “Quá đường”. Luật Tứ phần (P.830b7 – 835c5) ghi chép trong mùa an cư: Kết cương giới an cư, phân chia phòng xá, phân chia tọa cụ, ngọa cụ, quy định tiền an cư, hậu an cư, chỉ dạy cách sinh hoạt trong một trú xứ. Hoặc phép tắc xuất ngoại trong thời gian an cư: nếu có thí chủ mời, hay vì duyên sự quan trọng được phép đi từ 7 ngày đến 40 ngày, nếu quá bị coi là phá hạ. Và đặc biệt an cư bất cứ nơi đâu, nơi ấy phải có thí chủ cung cấp phẩm vật, thực phẩm trong ba tháng.

Ngày nay chư Tăng Phật giáo Nam phương linh hoạt, tại Thái Lan các Tỳ-kheo vẫn đi khất thực, hạn chế ra ngoài; khóa lễ tu tập nghiêm ngặt hơn. Riêng hệ Phật giáo An Nam tông (Annamnikāya, tức Phật giáo Bắc tông tại Thái), an cư theo lịch Việt Nam nhưng sinh hoạt không khác gì ngày thường, không “Quá đường” cúng ngọ; ba tháng an cư ở trong cương giới, ít đi ra ngoài, không đi quá bảy ngày…

  1. Nguồn gốc tên gọi

Từ “Quá đường 過堂” (Quả đường), còn gọi là Thượng Đường hay Phó Đường, nơi Tăng chúng đến thọ thực mà tâm không tham trước (theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang, trang 5752). Quá Đường, nghĩa đen: Đường là nhà, Quá là đi qua, nghĩa là chư Tăng đi từ Tăng đường, Khách đường, Tây đường, Đông đường… đến Trai đường để thọ thực, nên gọi là Quá Đường hoặc Phó Đường. Theo Cổ đại Hán ngữ từ điển, “quá” tức là “kinh qua, trải qua”, Lý Xuân Trạch viết: “Kinh quá Trai đường, như ong lấy mật”.

“Đường” là chỉ Trai đường còn gọi là Ngũ quán đường, là nơi dùng cơm của chư Tăng Ni, vị trưởng trong tự viện đông đúc, nên việc dùng phương thức Quá đường để ăn cơm tập thể sẽ có nhiều lợi ích. (Theo Trung Hoa Phật học từ điển, vào Tăng đường dùng cơm gọi là Quá đường).

Từ “Quá đường 過堂”, xuất xứ trong hai tác phẩm: Thiền lâm tượng khí tiên 禪林象器箋, là bộ từ điển Phật giáo giải thích về những quy củ, chức vị, lễ tiết, khí cụ… trong thiền môn, do Thiền sư Trung Đạo hiệu Vô Trước (1653-1744) dòng Lâm Tế Nhật Bản biên soạn, ấn hành năm 1741. Tác phẩm thứ hai là Thiền lâm bị dụng thanh quy 禪林備用清規, Thiền sư Nhất Hàm biên tập năm 1311 thời nhà Nguyên, nội dung gồm: lễ pháp, tụng kinh, tọa thiền, Bách Trượng quy cảnh văn, nhật dụng thanh quy (Phật quang đại từ điển p.6466 & 禪林象器箋),…

Hòa thượng cùng Tăng chúng đến Trai đường

Theo sự nghiên cứu của HT. Thích Huyền Tôn, Ngài nhớ đã đọc trong Vạn Tục Tạng, Thiền Lâm Bị Dụng Thanh Quy, quyển 6, theo tài liệu này cho rằng nghi thức cúng Quá Đường xuất xứ tại Chùa Từ Ân ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam thuộc triều đại nhà Đường (618-907) Trung Quốc, chứ trước đó chưa có danh từ Quá Đường. Ai cũng biết triều đại nhà Đường, nhất là thời Vua Đường Thái Tông (599-649), là vị hoàng đế thứ hai của triều đại này trong lịch sử Trung Hoa, trị vì từ năm 626 đến 649. Ông là một vị vua tài ba, người đã thiết lập sự cường thịnh của Triều đại nhà Đường, đặc biệt ông cũng là người hỗ trợ cho Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang mọi điều kiện để dịch thuật Kinh Tạng tại Chùa Từ Ân ở Trường An.

Thời Phật còn tại thế ở Ấn Độ cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Nam truyền không có nghi thức cúng Quá Đường mà chỉ theo phương thức: “Nhật trung nhất thực, thọ hạ nhất túc”, nghĩa là: “Giữa ngày ăn một bữa, đêm ngủ dưới gốc cây một lần”, buổi sáng đắp y – trì bát vào thành khất thực, sau đó về tịnh xá thọ thực và tọa thiền dưới gốc cây, truyền thống tuyệt vời này hiện nay vẫn còn áp dụng một cách sống động ở các quốc gia như Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia và miền Tây Việt Nam. Cho đến khi Phật Giáo truyền đến Trung Hoa, rồi sau đó truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam… thì chư Tổ Đức mới tạo ra nghi thức cúng Quá Đường này như một pháp tu tập, trước để dâng cúng mười phương Tam Bảo, sau đó hành giả mới dùng cơm, đây là nghi cách đặc biệt trong việc tri ơn và báo ơn ngay trong bữa ăn của mình. Trước khi ăn phải cúng dường, phải tưởng niệm và sau đó giữ chánh niệm trong lúc ăn, nếu hành giả nghiêm trì và cẩn thận trong bữa ăn như vậy, phước và đức phát sinh và tăng trưởng từ đây.

  • 2. Nghi thức quá đường thời tổ KHƯƠNG TĂNG HỘI

Có vài luồng ý kiến, lâu nay, hàng tu sĩ chúng ta đa phần chỉ biết:

– Trong tác phẩm: TỲ NI NHẬT DỤNG THIẾT YẾU (Nguồn: Thiền viện Sùng Phúc) đoạn đầu viết: “Vị luật sư khởi lập Luật Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu này chính là Hòa thượng Kiến Nguyệt, hiệu Độc Thể, tự Hoằng Giới ở núi Bảo Hoa đời nhà Thanh. Thể theo từ tâm của Phật trước kia và muốn cho tròn tột tánh đức của những kẻ hậu học, nên Ngài lược rút ở phẩm Tịnh Hạnh trong Kinh Hoa Nghiêm, cũng như trong Mật Bộ và trong các Kinh Luận khác. Ngài làm thành 54 bài kệ, 38 câu chú để kẻ sơ cơ làm chuẩn tắc cho thân tâm,…”.

– Hay là trong bộ: “Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu” – Hoà Thượng Thích Trí Quang dịch giải có đoạn: “Bảo hoa sơn, hoằng giới tỷ kheo Độc Thể vựng tập (Độc Thể, tỷ kheo hoằng truyền giới pháp, ở núi Bảo hoa, tập hợp)”. Vậy câu hỏi được đặt ra là: Ngài tập hợp từ đâu ?!

– NGUỒN GỐC Quyển luật TỲ NI NHẬT DỤNG thuộc một phần trong bản Luật TỲ NI HƯƠNG NHŨ – TRÍCH TỪ SÁCH: BẢO HOA SƠN TRUYỀN GIỚI NGHI QUỸ – Do Thiền – Luật sư KHƯƠNG TĂNG HỘI (?-280 T.L) biên soạn.

(*) Một phát hiện mới về nguồn gốc quyển Tỳ Ni Nhật Dụng: Video chia sẻ đầy đủ (Nguồn: Luật viện chùa Huệ Nghiêm)

>>> NGUỒN GỐC TỲ NI NHẬT DỤNG LÀ DO TỔ SƯ NGƯỜI VIỆT NAM SOẠN RA – TRÍCH TỪ SÁCH: BẢO HOA SƠN TRUYỀN GIỚI NGHI QUỸ | HT. Thích Lệ Trang chia sẻ

Như chúng tôi được biết, theo sự chia sẻ của Ngài Hòa thượng Tuyên Luật sư Thích Minh Thông – Luật chủ luật viện Huệ Nghiêm & Hòa thượng Thích Lệ Trang (Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM) đã từng qua tầm cứu các nơi chùa cổ – thuộc các tông phái lớn ở Trung Quốc, như: Thiền tông, Thiên Thai tông,… các bản: “Tỳ Ni Nhật Dụng, Bảo Hoa Sơn Truyền Giới Nghi Quỹ” đều ghi tác giả là sư người Trung.

Tuy nhiên, các ngài khi đến BẢO HOA SƠN là Luật viện rất uy tín bên Đại lục Đài Loan (Luật tông), tất cả các giới đàn từ thời nhà Minh, Thanh đều y cứ vào SÁCH: BẢO HOA SƠN TRUYỀN GIỚI NGHI QUỸ [Bản cổ còn được lưu thờ – Tác giả: Thiền – Luật sư KHƯƠNG TĂNG HỘI (?-280 T.L) soạn ra]. Trong sách này nói rõ NGUỒN GỐC Quyển luật TỲ NI NHẬT DỤNG thuộc một phần trong bản Luật TỲ NI HƯƠNG NHŨ – này là do Thiền – Luật sư KHƯƠNG TĂNG HỘI (?-280 T.L) (VIỆT NAM tổ sư) dựa từ các bản kinh, trong đó chính yếu là kinh Hoa Nghiêm mà Ngài soạn ra từ thời vua Ngô Tôn Quyền (229-252) ở Trung Quốc. Năm thứ mười niên hiệu Xích Ô nhà Ngô (247 T.L) – Tổ KHƯƠNG TĂNG HỘI sang Đông Ngô tuyên dương Phật Pháp, thiết và đăng đàn truyền giới Tỳ kheo như pháp trong thời vua Ngô Tôn Quyền.

Theo Hòa thượng Thích Lệ Trang tầm cứu & chia sẻ: “Những bài kệ một hàng có 4 chữ là do ngài KHƯƠNG TĂNG HỘI soạn (Ví dụ: Tảo Giác: Thụy miên thỉ ngộ, Đương nguyện chúng sanh, Nhất thế trí giác, Châu cố thập phương), còn những câu 5 chữ trở lên là do các tổ về sau soạn thêm vào…”.

  • 3. Nghi thức quá đường thời tổ Bách Trượng

Ngược dòng lịch sử, thời kỳ đầu Phật giáo du nhập Trung Quốc, Tăng nhân vẫn đi khất thực nhưng đến thời Đông Tấn An đế năm 405, bắt đầu các nhà sư làm ruộng, bỏ khất thực, với nhiều lý do: Thứ nhất, việc khất thực không hợp với một xã hội rộng lớn và xem trọng lao động. Thứ hai, Tăng đoàn phát triển, nhiều tu viện ở nơi xa xôi hẻo lánh khó dựa vào việc khất thực, đồng thời từ thời Nam Bắc triều, hoàng tộc và quý tộc đã bố thí cho Tăng chúng ruộng đất, không trực tiếp cúng dường thức ăn, cho nên Tăng chúng tổ chức phương thức sản xuất tự cung tự cấp. Lý do đó, đến đời Đường, Thiền sư Mã Tổ kiến tạo tùng lâm, Thiền sư Bách Trượng chế tác thanh quy “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” – một ngày không làm, một ngày không ăn, chính thức mở ra một hình thức sinh hoạt mới trong Tăng đoàn Trung Quốc. Thời tổ Bách Trượng (720-814) trong Sắc tu Bách Trượng thanh quy, nghi thọ trai như sau:

“Khi nghe bảng đánh không được vào trai đường liền, mà nên sai hành giả đi lấy bát… vào trai đường ngồi xuống ghế phải xá chào người bên cạnh, chớ để y ca-sa vướng vào mép ghế… Nghe tiếng kiền-trùy tưởng niệm: “Phật sinh Ca-tì-la… nhập diệt Câu-hi-la”. Chuyển bát đọc: “Ứng lượng khí (bát) của Phật con nay mở ra. … tam luân không tịch”. Khi nhận thức ăn, tưởng niệm: “Khi nhận thức ăn, nguyện cho chúng sanh, ăn bằng thiền duyệt, tràn đầy an vui”.

Trước khi ăn quán năm điều (ngũ quán): 1- Xem cơm mình nhiều ít xứng của người đem lại. 2- Xét đức hạnh mình đủ thiếu nhận cúng dường. 3- Ngăn lỗi lầm của tâm tham khi ăn. 4- Thức ăn này là thuốc hay để chữa thân gầy. 5- Vì thành đạo nghiệp nên nhận thức ăn này…”. – Nghi thức này có một số điểm chung trong nghi thức của tổ Khương Tăng Hội soạn ra từ thời Ngô Tôn Quyền ?!.

…

Như vậy, Tăng chúng vào Trai đường dùng cơm trong tự viện là một thời khóa quan trọng, trong thời gian thọ thực thì cần phải không tham, không sân, lắng lòng thở nhẹ mà tiếp thọ cùng dường, tịch giả tu chơn. Như bốn câu kệ dưới đây:

“Từ bi hỷ xả biến pháp giới,

Tích phước kết duyên lợi nhân thiên,

Thiền tịnh giới hạnh bình đẳng nhẫn,

Tàm quý cảm ân đại nguyên tâm”.

II. Những lợi ích của cúng Quá đường

Cổ đức dạy, theo chúng Quá đường, có tám điều lợi ich. Tám điều lợi là:

1. Không giãi đãi, chỉ là không phóng dật. Trước khi quá đường đánh bảng ba lần, gọi là “Tam thông” (thông tức là thông báo). Thông thứ nhất để chuẩn bị Quá đường, thông thứ hai để mọi người mặc áo đắp y, đi vào Trai đường tuần tự mà ngồi. Thông thứ ba là yên tĩnh và nhẫn nại đợi Hòa thượng vào chứng trai. Làm như vậy là để mọi người không bị tính giải đãi làm ảnh hưởng.

2. Tiết kiệm công sức khi dọn quá đường. Ban hành đường và nhà bếp lúc dọn cơm và thức ăn lên tiện gọn, có thể dọn chén, đũa, cơm, rau một lần mà thôi, lúc thu dọn cũng làm được nhanh.

3. Bình đẳng vô ngã. Mọi người đều có cơm rau như nhau, Hòa thượng, Sa di đều không có sự cúng dường khác biệt, thể hiện ra tính bình đẳng trong Phật giáo.

4. Không thiên vị về đồ ăn của chúng. Mọi người thọ nhận vật phẩm cúng dường đều bình đẳng, được phân phối bằng nhau, dinh dưỡng cũng được quân bình. Đối với thân thể cũng có điều lợi. Sự phân phối binh đẳng cũng góp phần thay đổi thói quen không tốt của các thành viên trong tăng chúng.

5. Đồng cam cộng khổ. Mọi người không nên có sự chọn lựa, đối với bất cứ món ẩm thực nào lúc ăn cũng tưởng như nếm vị cam lộ, không có tâm phân biệt, mà nên sanh tâm vô cùng hoan hỉ.

6. Ý niệm tồn tại. Đình chỉ các ngoại duyên vọng động, quán tưởng sự bố thí của đàn na tín thí là khó tiêu, ăn cơm như dùng thuốc mà thôi, khi vọng niệm vừa khởi lên liền vận dụng đến ý thức có khởi tức có diệt, nên gọi là ý niệm tồn tại.

7. Như pháp như lý. Từ đời Đường về sau, người của Tự viện ngày càng nhiều, nhất là lúc truyền giới, thường có trên ngàn người. Nếu như không lập ra quy tắc Quá đường, tất sẽ hỗn loạn. Nghi thức Quá đường sẽ tạo nên trật tự, có trật tự thì không những khiến người lòng an đạo ổn mà còn thể hiện được tinh thần nghiêm tịnh của Phật giáo.

8. Khởi chỉ oai nghi. Là đệ tử Phật, phàm làm việc gi cũng cần thể hiện sự giác tỉnh. Quá đường không ngoài lệ đó, nó phải thể hiện được oai nghi tế hạnh, khiến kẻ thấy người nghe đều sanh tâm hoan hỉ mà khởi niệm cung kính. Như thế chính là hiện thân thuyết pháp.

III. Nghi thức Quá Đường

(Tiếp theo đây, xin nói chi tiết và thứ lớp trong nghi thức Quá Đường, sau khi hành giả vào trong trai đường, nghe Thầy Duy Na nhịp ba tiếng chuông, chấp tay xá một xá và ngồi xuống, nhiếp tâm trì chú).

1.- ĐOAN TỌA (NGỒI THẲNG)

Chánh thân đoan-tọa
Đương nguyện chúng-sanh,
Tọa bồ-đề tòa,
Tâm vô sở trước.

Án phạ tất ba ra a ni bát ra ni ấp đa da tá ha. (3 lần)

2.- TRIỂN-BÁT (GIỞ BÁT)

Như-Lai ứng lượng khí,
Ngã kim đắc phu triển,
Nguyện cúng nhứt-thiết chúng,
Đẳng tam-luân không tịch.

Án tư ma ni tá ha. (3 lần)

3.- QUÁN KHÔNG BÁT

Nhược kiến không bát,
Đương nguyện chúng-sanh,
Cứu-cánh thanh-tịnh,
Không vô phiền-não.

(Đổ nước vào, tráng rồi lau khô để cơm vào bát).

4.- THẠNH PHẠN MẶC-NIỆM

Nhược kiến mãn bát,
Đương nguyện chúng-sanh,
Cụ túc thạnh mãn,
Nhất thiết thiện-pháp.

5.- CÚNG-DƯỜNG

[Tay trái co ngón giữa và ngón áp, còn ba ngón dựng thẳng để bát lên; tay mặt kiết ấn cam-lồ, (ngón cái bên tay phải đè lên ngón áp) để dựa ngang phía trong miệng bát, rồi đồng xướng bài cúng-dường]:

“Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Giá Na Phật,
Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật,
Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật,
Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật,
Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật,
Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật,
Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,
Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát,
Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát,
Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát,
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật,
Tam đức lục vị,
cúng Phật cập Tăng,
pháp giới hữu tình,
phổ đồng cúng dường,
nhược phạn thực thời,
đương nguyện chúng sanh,
Thiền duyệt vi thực,
pháp hỷ sung mãn“.

Dâng cơm lên trán và bắt ấn cúng dường, cũng được gọi là “cử án tề mi”, tức là đưa lên ngang chân mày để biểu tỏ lòng tôn kính ba ngôi Tam Bảo, đây là cung cách cúng dường trong nghi cúng Quá Đường, vừa đẹp vừa trang nghiêm, do vậy mà đại chúng không nên đưa bát cơm quá cao hoặc quá thấp mà phải ngang trán của mình.

Cúng dường xong để bát xuống, liền xoay hướng muỗng vào bên trong, với ý nghĩa, phần cơm dành cho mình, còn trước khi cúng, quay muỗng ra ngoài là để dâng cúng mười phương Tam Bảo. Ở đây, người viết xin giải thích một chút về việc kiết ấn cúng dường, tay phải kiết ấn cam lồ với ngón tay cái đặt lên ngón áp út co sát vào trong lòng bàn tay, ba ngón tay còn lại vươn thẳng lên, ấn cam lồ này là biểu trưng cho lòng từ bi, như hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm, tay cầm bình cam lồ, tay bắt ấn để ban rải lòng từ bi để cứu khổ chúng sanh. Tay trái kết ấn Tam Sơn, ngón giữa và ngón áp út co lại, ba ngón còn lại vươn thẳng lên, như ba ngọn núi, tạo một thế kiềng ba chân vững chắc để đặt bình bát cơm vào giữa. Ấn Tam Sơn này biểu trưng cho Giới Định Tuệ, là ba môn vô lậu học, một môn học có thể đưa hành giả đi vào đường giác ngộ. Ta thấy trong nghi cách dâng bát cơm cúng dường này đã gói gọn ý nghĩa từ bi và trí tuệ, là hai yếu tố quyết định quan trọng trong đời mình, hạnh phúc hay đau khổ cũng chính từ đây mà có. Từ bi là lòng thương không có điều kiện, và trí tuệ là trí hiểu biết không nhiễm ô, đây là mục đích tối hậu của mọi hành giả, ai thành tựu được pháp hành này, người ấy luôn sống an lạc tự tại dung thông ngay trong hiện tại và mai sau, tất nhiên, con đường dẫn đến giải thoát sinh tử luân hồi đã ngắn dần ở phía trước.

6.- XUẤT-SANH (THẦY CẢ)

Tiếp đó, Hòa thượng Chứng minh trường hạ để một cái chung nhỏ trong lòng bàn tay trái, tay mặt gắp 7 hạt cơm để vào chung, kiết ấn cam lồ và mặc niệm: 

Pháp lực bất tư nghị
Từ bi vô chướng ngại
Thất lạp biến thập phương
Phổ thí châu sa giới
Quỷ Tử Mẫu khoáng dã
Thần Kim Sí Điểu vương
Tất linh giai bảo mãn.

Án, độ lợi ích toá ha. (3 lần)

—> Đại Bàng Kim Sí Điểu

Đại bàng Kim Sí Điểu (S: Garuda, phiên âm Ca-lâu-la) còn gọi là Diệu Sí Điểu, một loại chim thần to lớn, hung dữ có lông màu vàng. Do nghiệp báo nên Kim Sí Điểu thường tìm bắt rồng để ăn thịt. Một hôm Kim Sí Điểu đuổi bắt rồng, rồng sợ chạy vào ẩn trốn dưới tòa sen của đức Phật xin Ngài cứu mạng. Đức Phật dùng oai thần che chở rồng và giảng pháp cho Kim Sí Điểu nghe để giải trừ oan gia nghiệp chướng giữa hai loài. Sau đó, Kim Sí Điểu phát tâm Quy y Tam bảo, trở thành một trong tám bộ chúng ủng hộ Phật pháp. Tương truyền lúc đức Phật giảng Kinh “Diệu Pháp Liên Hoa” tại núi Linh Thứu, có vô số Kim Sí Điểu đến nghe Pháp.

Bài viết ==> Quan Niệm Quỷ La Sát Trong Tín Ngưỡng Hindu Và Phật Giáo

Quỷ Tử Mẫu (S: Hriti, Há Lợi Đế) Hán dịch là “Ái tử mẫu”, quỷ mẹ của 500 quỷ con, là vợ của ác thần. Do sân hận phát lời thề độc ăn thịt trẻ sơ sinh trong thành Vương Xá, nên bị đọa thành Dược xoa, chuyên tìm giết hại trẻ con. Đức Phật muốn cảm hóa ác quỷ, dùng thần thông giấu mất đứa con mà Há Lợi Đế yêu quý nhất. Quỷ mẹ thương nhớ con than khóc thảm thiết, đến cầu Phật cứu giúp. Đức Phật dạy: “Bà có đến 500 con nay chỉ mất một đứa mà sao đau buồn, khổ não đến thế? Vậy những người mẹ ở thành Vương Xá mất con họ phải chịu đựng đau đớn, thương tiếc đến chừng nào?”. Quỷ Tử Mẫu nghe xong tỉnh ngộ, sám hối quyết dứt bỏ việc ác và xin phát nguyện bảo hộ phụ nữ sinh sản, hài nhi an lành.

Để giúp cho các loài Kim Sí Điểu, quỷ thần, La Sát, quỷ Tử Mẫu khi đã từ bỏ tà pháp khỏi bị đói khát thúc bách trở lại đường ác, giữ được chính mạng, đức Phật chế Luật cho tăng ni trước khi ngọ trai, phải nâng bát lên cúng dường chư Phật. Sau đó trích lấy bảy hạt cơm, bỏ vào trong chén nước nhỏ, đem tâm từ bi kiết ấn cam lồ thành tâm chú nguyện bố thí cho chúng sinh.

—> Quỷ tử mẫu qui y Phật

Và đại chúng đồng tụng bài biến thực biến thủy chơn ngôn:

BIẾN THỰC CHƠN-NGÔN:

Nam mô tát phạ đát tha, nga đa phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng (3 lần).

CAM-LỒ THỦY CHƠN-NGÔN:

Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án, tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô ta bà ha. (3 lần).

Án, Nga nga nẵng Tam Bà Phạ Phiệt Nhựt Ra Hồng (3 lần).

Vị trụ trì đọc vừa đọc Án, độ lợi ích toá ha. (3 lần) & Khảy móng tay trên chén nhỏ 3 lần, sau rồi đưa thị-giả. [Xem trong video]

7.- TỐNG-THỰC (THỊ-GIẢ)

Tiếp theo là Thị Giả tống thực, đem chung nhỏ ra trước bàn ngoài sân để cúng Đại Bàng bằng cách bắt ấn, đọc bài kệ:

Đại Bàng Kim Sí Điểu,
Khoáng dã quỷ thần chúng,
La sát quỷ tử mẫu,
Cam lộ tất sung mãn.
Án, mục đế tóa ha. (7 lần)

(Nghĩa là: Chim đại bàng cánh vàng, chúng quỉ thần nơi đồng rộng, mẹ con quỉ la sát, cam lồ được no đủ).

Ý nghĩa trước hết là lòng từ bi có thể cảm hóa được các thế lực xấu ác. Qua bài kệ Xuất sanh, chúng ta thấy rõ được tinh thần cơ bản của đạo Phật: Chỉ có lòng từ bi mới giải tỏa được oán thù để chuyển hóa người ác thành thiện. Ảnh: Internet
Hòa thượng giáo thọ sư Thích Thái Hòa (trú trì chùa Phước Duyên – Huế)

8.- XƯỚNG TĂNG BẠT (DUY NA)

Tiếp theo, Thầy Duy Nha xướng Tăng Bạt:

“Phật chế Tỳ kheo, thực tồn ngũ quán, tán tâm tạp thoại, tín thí nan tiêu, đại chúng, văn khánh thanh, các chánh niệm. Nam Mô A Di Đà Phật”

(Phật dạy đại chúng, ăn xét năm điều, nghĩ sai nói chuyện, tín thí khó tiêu, đại chúng nghe tiếng khánh, cùng giữ chánh niệm).

Tiếp đó, tất cả đại chúng hai tay bưng bát cơm đưa lên trán và thầm đọc:

Chấp trì ứng khí,
Đương nguyện chúng sanh,
Thành tựu pháp khí,
Thọ thiên nhơn cúng.
Án, chỉ rị chỉ rị phạ nhật ra hồng phấn tra (3 lần).

(Nghĩa là: Tay bưng bát cơm, nguyện cho chúng sanh, Pháp thí thành tựu, nhận của trời người cúng).

Ứng cúng ở đây là xứng đáng nhận sự cúng dường của người và trời, chỉ cho bậc A La Hán, người đã đoạn tận tam độc tham, sân, si và vô minh phiền não. Trong khi cúng Quá Đường ý niệm này khởi lên, mong cho chính bản thân mình và hết thảy chúng sinh sớm chứng đắc A La Hán và thoát ly sinh tử luân hồi khổ đau.

CHÚ TRỪ ĐỘC DƯỢC: TAM BẠT RA GIÀ DA (7 Lần) (Hòa thượng Lệ Trang – Trưởng ban Nghi Lễ Trung ương chia sẻ, chú này không đọc chữ ÁN đầu câu).

[Phụ lục: Trong khoa nghi Mông sơn thí thực có thần chú: Khai yết hầu chân ngôn nhiều bản dư 1 chữ “Rị”, khiến trùng lặp với “Phổ triệu thỉnh chân ngôn” – phải là: “Án, bộ bộ đế, rị dà đa, rị đát đa, nga đa da (3 lần). (Theo Nhị khóa hợp giải, bản in mới, tr. 264, Tỷ kheo Trí Quang; và Hòa thượng Lệ Trang có giảng trong Lễ nghi Hành trì).

9.- LƯU PHẠN KỆ CHÚ

Nghe tiếng khánh để bát cơm xuống và múc ít cơm ra chén để lưu phạn; nghe chuông, bưng chén cơm để trước ngực và thầm đọc:

Dĩ kim sở tu phước
Phổ triêm ư quỷ chúng.
Thực dĩ miễn cực khổ,
Xả thân sanh lạc xứ.

Bồ-tát chi phước báo,
Vô tận nhược hư không,
Thí hoạch như thị quả,
Tăng trưởng vô hưu tức.

Án, độ lợi ích toá ha (3 lần).

(Nghĩa là: Nay đem phước đã tu, ban cho tất cả quỷ, ăn rồi hết đau khổ, xả thân về cõi tịnh, hưởng phước của Bồ Tát, rộng lớn như hư không, quả tốt như vậy đó, tiếp tục lớn thêm mãi).

Tăng chúng tuần tự khất thực

Lưu phạn là san sẻ phần cơm của mình cho chúng quỷ thần và cho người ăn sau mình; ý nghĩa bố thí, mở rộng tình thương của mình dành cho người bất hạnh, không đủ cơm ăn áo mặc, ý tưởng này giúp cho hành giả nuôi dưỡng từ tâm ngay trong lúc mình ăn.

10.- TAM ĐỀ – NGŨ QUÁN

Muỗng thứ nhất: Nguyện đoạn nhứt thiết ác.

Muỗng thứ hai: Nguyện tu nhứt thiết thiện.

Muỗng thứ ba: Nguyện độ nhứt thiết chúng-sanh.

Lưu phạn xong, nghe 2 tiếng chuông đại chúng bắt đầu dùng cơm, trước khi ăn, hành giả phải khởi niệm Tam Đề và Ngũ Quán, đây là một nghi cách đẹp và có ý nghĩa của nhà Phật mà hành giả không phải chỉ áp dụng trong khi cúng Quá Đường mà có thể áp dụng trong tất cả các bữa ăn khác của mình trong đời sống. Tam Đề là ăn ba muỗng cơm lạt đầu tiên, muỗng thứ nhất: thầm đọc, nguyện chấm dứt tất cả những điều ác (Nguyện đoạn nhứt thiết ác); muỗng thứ hai: nguyện làm tất cả những việc lành (nguyện tu nhứt thiết thiện); muỗng thứ ba: nguyện giúp đỡ tất cả chúng sanh (Nguyện độ nhứt thiết chúng sanh). Ý nghĩa Tam Đề này là nói rõ mục đích tối hậu của hành giả tự độ mình là dứt ác, làm lành, đạt đến giải thoát và thực thi hạnh độ tha là giúp đỡ người khác rõ biết đường đi lối về của nhân quả nghiệp báo, ra khỏi tà kiến để chấm dứt đau khổ trong đời sống để rồi cuối cùng cũng đạt đến giác ngộ giải thoát như bản thân mình.

(Trong khi thọ thực, phải tưởng ngũ quán):

Nhất kế công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ.
Nhị thổn kỷ đức hạnh, toàn khuyết ứng cúng.
Tam phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tông.
Tứ chánh sự lương dược, vị liệu hình khô.
Ngũ vi thành đạo nghiệp, ưng thọ thử thực.

(1. Kể công nhiều ít so chỗ kia đem đến.

2. Xét đức hạnh của mình đủ hay thiếu mà thọ của cúng-dường.

3. Ngừa tâm xa lìa các tội lỗi: Tham, sân, si là cội gốc.

4. Chính là vị thuốc hay để chữa lành bịnh khô gầy.

5. Vì thành đạo nghiệp nên thọ cơm này.)

Năm điều Quán tưởng: Thứ nhứt: Con xin biết ơn người đã phát tâm cúng dường, sửa soạn những thức ăn này; Thứ hai: Con nguyện nổ lực tu học, trau dồi giới hạnh để xứng đáng thọ dụng những thức ăn này; Thứ ba: Trong khi ăn, con nguyện từ bỏ lòng tham dục, tham ăn; Thứ tư: Con quán chiếu những thức ăn này như những vị thuốc, để cho thân thể con khỏi bệnh tật; Thứ năm: Con nuôi dưỡng chánh niệm, chỉ vì để thành tựu đạo nghiệp giải thoát giác ngộ mà con xin thọ dụng những thức ăn này.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là DSC7282-1024x683.jpg
Hòa thượng Minh Thông cùng Thượng tọa giáo thọ sư Thích Nguyên Chơn

Năm Điều Quán Tưởng thi kệ:

Một xem phước đức bản thân

Có bằng với lượng thức ăn cúng dường ?

Hai xem công đức tu nhân

Vẹn tròn, xứng đáng cúng dâng, khi dùng ?

Ba xa lầm lỗi, lìa tham

Bốn xem như thuốc, phòng ngăn bệnh gầy.

Năm vì đạo nghiệp sáng ngời

Trả ơn thí chủ, giúp đời an vui.


Trong suốt thời gian dùng cơm, hành giả luôn luôn giữ chánh niệm với 5 phép quán trên. Thiền ngữ của chư Tổ đã từng cảnh tỉnh chư hành giả về sự quan trọng của phép ăn cơm rằng:

“Tam tâm bất liễu thủy nan tiêu

Ngũ quán nhược minh kim diệu hóa”.

(Ba tâm chưa dứt, nước khó tiêu
Năm Quán nếu rõ, vàng cũng hóa.)

Nghĩa là:

Nếu tu hành mà ba Tâm Quá khứ – Hiện tại – Vị lai chưa liễu đạt, thì dù uống nước lạnh đi nữa cũng khó mà tiêu hóa

Nhưng nếu hiểu rõ đạo lý của Năm điều quán tưởng một cách chân thật, thì lỡ có nuốt vàng – ăn sắt cũng tiêu hóa dễ dàng.

Có nghĩa là: “nếu phép ngũ quán được liễu thông thì dù có ăn vàng đi chăng nữa thì vàng đó cũng được tiêu hóa, ngược lại nếu ba tâm kia không hiểu rõ dù có uống nước, nước kia cũng không thể tiêu được.

Thầy Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, TT Thích Tâm Phương đã từng nhắc nhở hàng đệ tử trước khi dùng cơm trong các kỳ thọ bát Quan Trai rằng:

Mỗi khi nâng bát cơm đầy,
Nhớ ơn Tam Bảo, ơn Thầy, Mẹ Cha
Nhớ người tín thí gần xa
Con nguyện sống hạnh vị tha đáp đền.

Trai đường Luật viện

Chúng tôi, vẫn ấn tượng nhất khi đến Phật Học viện Huệ Nghiêm – nay là Luật viện Huệ Nghiêm, do Hòa thượng tuyên luật sư Thích Minh Thông làm viện chủ; khi đến đảnh lể và vấn an Hòa thượng, được Ngài dẫn tới trai đường của Luật viện, hai bên có những câu được đóng khung treo thật to, nhằm nhắc nhở cảnh tỉnh hành giả tuy “nhẹ nhàng nhưng sâu lắng” :

CẢNH TỈNH !

Chén cơm trắng đẫm mồ hôi tín thí

Chiếc y vàng đầy nước mắt đàn na

Dâng cúng ai người cắt ái ly gia

Tu đến chết để về nhà đức Phật.

11.- TẨY BÁT KỆ-CHÚ (Dùng cơm xong đổ nước vào tráng bát, trút ra chén lại)

Dĩ thử tẩy bát thủy,
Như thiên cam lồ vị,
Thí dữ chư quỷ thần,
Tất giai hoạch bảo mãn.

Án ma hưu ra tất tá ha. (3 lần)

12.- THỦ DƯƠNG CHI KỆ-CHÚ (Tay cầm tăm xỉa răng)

Ăn cơm xong, lấy tăm xỉa răng và thầm nguyện:

Thủ chấp dương chi,
Đương nguyện chúng sanh,
Giai đắc diệu pháp,
Cứu cánh thanh tịnh.

Án, tát ba phạ thuật đáp, tát lị ba đáp lị mo, tát ba phạ, thuật đáp phấn, án lam tá ha. (3 lần)

13.- TƯỚC DƯƠNG CHI KỆ-CHÚ (Xỉa răng)

Tước dương chi thời
Đương nguyện chúng sanh
Kỳ tâm điều tịnh
Phệ chư phiền não.

Án, a mộ dà, di ma lệ, nhĩ phạ ca ra, tăng thâu đà nễ, bát đầu ma, câu ma ra, nhĩ phạ tăng thâu đà da, đà ra đà ra, tố di ma lê, sa phạ ha (3 lần).

(Nghĩa là: “Nhấm tăm dương chi, nên nguyện chúng sinh, tâm tính thuần hóa, cắn nát phiền não).

Ở xứ Ấn Độ – Ngày xưa tăm dùng trong chùa thường được làm bằng cành dương nhỏ, nên gọi là tăm dương. Ăn xong xỉa răng là thời điểm sau cùng của bữa ăn; thân vừa no đủ và tâm tư thư thái, hoan hỷ, không có chút lo lắng phiền não, nên cũng mong cho người khác cũng giống như chính mình.

Theo: TỲ NI NHẬT DỤNG Yếu giải có nói về: Tước Dương Chi: Cắn nhành dương.

Sau khi thọ thực, lấy nhành dương cắn nơi hai hàm răng chà xát cho sạch chất dơ dính nơi kẽ răng. Ngày nay, chư Tăng dùng tăm xỉa răng sau khi thọ thực để xỉa chất dính nơi răng vừa tiện lợi, vừa gọn gàng.

Sở dĩ thời xưa chư Tăng dùng cành cây dương nhai nhai nơi răng mà ít mà ít dùng loại cây khác là vì cây dương liễu cành thon nhỏ, mang chất khử nhiệt, phát ra mùi thơm.

Nhăm (nhai) nhành dương có năm điều lợi ích:

• Không bị đắng miệng

• Miệng không bị hôi

• Trừ phong

• Trừ nhiệt

• Trừ đàm

Xỉa răng xong, nghe Thầy Duy Na nhịp một tiếng chuông, đại chúng cùng uống nước, hai tay bưng bát nước cung kính trước ngực và thầm nguyện:

14.- ẨM THỦY KỆ-CHÚ

Phật quán nhất bát thủy
Bát vạn tứ thiên trùng,
Nhược bất trì thử chú,
Như thực chúng sanh nhục.

Án, phạ tất ba ra ma ni sa ha (3 lần).

(Dịch nghĩa: Phật nhìn một bát nước, có tám vạn tư vi trùng, nếu không trì chú này, như ăn thịt chúng sanh).

Qua Phật nhãn, Đức Thế Tôn thấy rõ có vô số vi trùng trong một bát nước, một cái thấy mà mãi đến hơn 2000 năm sau mới có người phát hiện, đó là vào hậu bán thế kỷ 19, nhà Sinh vật học người Pháp Louis Pasteur (1822-1895) khám ra những vi khuẩn gây bệnh qua kính hiển vi. Cũng chính vì bài kệ chú uống nước có tính siêu khoa học này mà nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 20, ông Albert Einstein (1879-1955) đã không ngần ngại khi tuyên bố: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”.

15.- KIẾT TRAI KỆ CHÚ

Uống nước xong, nghe chuông, đại chúng cùng tụng bài Kiết Trai: 

Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đề, cu chi nẫm, đát điệt tha.

Án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha (7 lần).

Sở vị bố thí giả,
Tất hoạch kỳ lợi ích.
Nhược vị nhạo cố thí,
Hậu tất đắc an lạc.
Phạn thực dĩ ngật,
Đương nguyện chúng sanh,
Sở tác giai biện,
Cụ chư Phật Pháp.

(Nghĩa: Gọi là bố thí, tất được ích lợi; vui thích bố thí, sau được an vui. Thọ thực hoàn tất, nên nguyện chúng sanh, việc làm hoàn mãn, đầy đủ Phật pháp.)

PHỤC NGUYỆN

Thân phi nhứt lũ, thường tư chức nữ chi lao, nhựt thực tam xan, mỗi niệm nông phu chi khổ.

PHỔ NGUYỆN

Hiện tiền tứ chúng phước huệ song tu, một hậu đắc Di Đà thọ ký; âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh tề thành Phật đạo.

Đại chúng đồng niệm:

Nam mô A-Di-Đà Phật.

(Nghe khánh cùng đứng dậy chắp tay xá và lui ra).

Kinh hành niệm Phật

Theo sau là nghi thức niệm Phật và Kinh Hành, đi từ trai đường lên Chánh Điện, hành giả chấp tay nghiêm trang và từng bước chân kinh hành, miệng niệm Phật trong chánh niệm, vào điện Phật, lễ Tứ Thánh, quỳ xuống tụng bài Sám Nguyện và hồi hướng công đức, đó là hoàn mãn thời Cúng Quá Đường trong mùa An Cư.

IV. Tạm Kết

Từ khi Phật giáo Trung Quốc truyền vào Việt Nam, ngoài kinh điển chữ Hán ra, nền văn hóa Phật giáo của người Trung Quốc cũng được du nhập theo, trong đó có các nghi thức của truyền thống An cư kết hạ. Ở Việt Nam, nghi thức Quá đường trong ba tháng an cư là không thể thiếu. Dù cho chư Tăng Ni có Phật sự đa đoan đến mấy đi nữa thì nghi thức Cúng Quá Đường trong thiền môn tất không thể bỏ (trừ khi được Tăng sai) và coi như đó là một phần trách nhiệm cần thiết của bản thân.

Nghi thức Cúng Quá Đường trong thiền môn, được xem là nghi thức dùng cơm trong chánh niệm, áp dụng cho tất cả các bữa ăn khác, hành giả cần phải phải thuộc lòng các bài kệ chú để áp dụng trong bữa ăn để giúp mình giữ gìn chánh niệm, không tạp tưởng, mơ màng trong lúc ăn là mục đích chính.

Chén cơm trắng đẫm mồ hôi tín thí

Chiếc y vàng đầy nước mắt đàn na

Dâng cúng ai người cắt ái ly gia

Tu đến chết để về nhà đức Phật.

Cho đến ngày nay, nghi thức Quá đường ở Việt Nam vẫn được duy trì nghiêm túc, điều đó chứng minh một cách hùng hồn về sự quan trọng của lễ nghi trong Phật giáo. Thông qua việc tra cứu và khảo sát về vấn đề trên, chúng tôi cho rằng Phật giáo Việt Nam đã, đang và sẽ gìn giữ mãi nét đẹp mang đậm nét văn hóa Phật giáo trong sự trong sáng của bản sắc dân tộc.

Nam Mô A Di Đà Phật

BBT. CHÙA TỰ TÂM

Share180
Bài trước

BÁT CƠM HƯƠNG TÍCH – TT. Thích Nguyên Tạng

Bài tiếp

5 Bài Hô Canh Ngồi Thiền

admin

admin

Bài tiếp
5 Bài Hô Canh Ngồi Thiền

5 Bài Hô Canh Ngồi Thiền

Thảo luận về post

Các hoạt động chính

  • Ẩm Thực Chay
  • Chân Dung Từ Bi
  • Chuyện Đạo Đời
  • DIỆU PHÁP ÂM
  • Góc Tự Tâm
  • Gương Hạnh Người Xưa
  • Hoạt Động – Tu Học
  • Khai Thị – Vấn Đáp
  • Kinh Tạng (Video)
  • Kinh Tụng (Mp3)
  • Luật Học Ứng Dụng
  • Nếp Sống Thiền Môn
  • Nghi Lễ Phật Giáo
  • Nghi Thức Tụng Niệm
  • Nhạc – Audio Tiểu Thuyết Lịch Sử
  • Nhạc Phật Giáo
  • Pháp Khí Phật Môn
  • Pháp Môn Niệm Phật
  • Phật Học Cơ Bản
  • Phật Học Thường Thức
  • Phim Phật Giáo
  • Sử Liệu – Nghiên Cứu
  • Tàng Kinh Các
  • Thi Ca
  • Thiền Tông – Ngữ Lục
  • Tin Tức – Sự Kiện
  • Văn Bản Thông Báo
  • Văn Hoá – Kiến Trúc

Lịch vạn niên

  • Lịch tháng
  • Lịch ngày

Lịch tháng

05/2025
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
1
4/4
2
5
3
6
4
7
5
8
6
9
7
10
8
11
9
12
10
13
11
14
12
15
13
16
14
17
15
18
16
19
17
20
18
21
19
22
20
23
21
24
22
25
23
26
24
27
25
28
26
29
27
1/5
28
2
29
3
30
4
31
5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Lịch ngày

Tháng 05 năm 2025
09
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 6
Ngày Mậu Dần
Tháng Tân Tỵ
Năm Ất Tỵ
Lịch âm
12
Tháng 04

Youtube Channel

Đang phát

Đại Lễ Trai Đàn Chẩn Tế - Chùa Tự Tâm - TP. BMT - 16,17,18/04 năm 2014 (1/10)

Đại Lễ Trai Đàn Chẩn Tế - Chùa Tự Tâm - TP. BMT - 16,17,18/04 năm 2014 (1/10)

00:29:31

Nhạc Phật hay

  • Sám Nguyện
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/10/SamNguyen-NhaSuVienNhu-7049911.mp3
  • Mẹ Từ Bi
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/LKMeTuBiChuaToi-HuongThuy-KyPhu_3r933.mp3
  • Chắp Tay Lạy Phật (Mừng Đại Lễ Phật Đản)
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/duoi-dai-sen.jpeg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/DuoiDaiSenTrangTronThangTu-HuynhNguyenCongBang-2875303.mp3
  • Chắp Tay Niệm Phật
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/ChapTayNiemPhat-KimLinh-3514838_hq.mp3
  • Đạo Tràng Tịnh Độ
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/DaoTrangTinhDo-KimLinh-3515436_hq.mp3
  • Diệu Pháp Liên Hoa
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/DieuPhapLienHoa-KimLinh-3518838.mp3
  • Lạy Phật Dược Sư
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/LayPhatDuocSu-KimLinh-3523063_hq.mp3
  • Quan Thế Âm Mẹ Hiền
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/QuanTheAmMeHien-KimLinh-3523214.mp3

Gương hạnh người xưa

Hội Thảo: Tổ sư Thiện Hoa & sự cải cách Phật giáo Việt Nam | Chuatutam.net
Gương Hạnh Người Xưa

Hội Thảo: Tổ sư Thiện Hoa & sự cải cách Phật giáo Việt Nam | Chuatutam.net

08/11/2024
Phim tài liệu: Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21
Chân Dung Từ Bi

Phim tài liệu: Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

07/11/2024
NHỮNG LỜI DẠY CỦA HÒA THƯỢNG TRÍ TỊNH VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Gương Hạnh Người Xưa

NHỮNG LỜI DẠY CỦA HÒA THƯỢNG TRÍ TỊNH VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

07/04/2024
Nhất tâm suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ tổ Tịnh độ Việt Nam
Gương Hạnh Người Xưa

Nhất tâm suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ tổ Tịnh độ Việt Nam

07/04/2024
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu (1921 – 2024)
Chân Dung Từ Bi

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu (1921 – 2024)

15/02/2024
20/12al – KỶ NIỆM HUÝ NHẬT TRƯỞNG LÃO HT. THÍCH THIỆN HOA (1918-1973)
Gương Hạnh Người Xưa

20/12al – KỶ NIỆM HUÝ NHẬT TRƯỞNG LÃO HT. THÍCH THIỆN HOA (1918-1973)

02/02/2024
Mật hạnh tôn giả Rāhula (La-hầu-la) – Mẫu người lý tưởng cho Tăng Ni trẻ hiện nay
Gương Hạnh Người Xưa

Mật hạnh tôn giả Rāhula (La-hầu-la) – Mẫu người lý tưởng cho Tăng Ni trẻ hiện nay

26/01/2024
Nhân sự kiện Đức Thế Tôn Thành đạo: Thánh cầu hay phi Thánh cầu?
Gương Hạnh Người Xưa

Nhân sự kiện Đức Thế Tôn Thành đạo: Thánh cầu hay phi Thánh cầu?

25/01/2024
Tiểu sử và hành trạng Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742)
Chân Dung Từ Bi

Tiểu sử và hành trạng Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742)

31/12/2023
Tưởng niệm 277 năm, ngày Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670-1746), sơ tổ Thiền phái Chúc Thánh viên tịch.
Gương Hạnh Người Xưa

Tưởng niệm 277 năm, ngày Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670-1746), sơ tổ Thiền phái Chúc Thánh viên tịch.

19/12/2023
TƯỞNG NIỆM 715 NĂM PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG NHẬP NIẾT BÀN (1308 – 2023) | CHÙA TỰ TÂM
Gương Hạnh Người Xưa

TƯỞNG NIỆM 715 NĂM PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG NHẬP NIẾT BÀN (1308 – 2023) | CHÙA TỰ TÂM

15/12/2023
Di chúc & Video Tang lễ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ
Gương Hạnh Người Xưa

Di chúc & Video Tang lễ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ

03/07/2024
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vừa viên tịch
Gương Hạnh Người Xưa

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vừa viên tịch

03/07/2024
Thầy Trí Quang – Một trang lịch sử
Gương Hạnh Người Xưa

Thầy Trí Quang – Một trang lịch sử

24/11/2023
Đặc tính tư tưởng của thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam
Gương Hạnh Người Xưa

Thiền sư Hương Hải và những câu chuyện kỳ bí ít ai biết

04/11/2023
Lược sử về niên đại chùa Côn Sơn tỉnh Hải Dương & Văn Bia Đăng Minh Bảo tháp của Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả
Gương Hạnh Người Xưa

Lược sử về niên đại chùa Côn Sơn tỉnh Hải Dương & Văn Bia Đăng Minh Bảo tháp của Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

03/11/2023
Nghiên Cứu Lịch Sử | Bàn về Huyền Quang tôn giả | Đặng Thanh Bình
Gương Hạnh Người Xưa

Nghiên Cứu Lịch Sử | Bàn về Huyền Quang tôn giả | Đặng Thanh Bình

01/11/2023
Những cống hiến của ngài Ðạo An đối với Phật giáo Trung Quốc | Thích Nữ Hạnh Tri
Gương Hạnh Người Xưa

Những cống hiến của ngài Ðạo An đối với Phật giáo Trung Quốc | Thích Nữ Hạnh Tri

01/11/2023
ĐỌC CUỒNG VÂN TẬP –  狂雲集 CỦA THI TĂNG NHẤT HƯU | Đi tìm chân thực trong hư cấu | Nguyễn Nam Trân
Gương Hạnh Người Xưa

Nội Dung Phim Hoạt Hình Phật Giáo Nói Về Cuộc Đời & Đạo nghiệp Của Thiền Sư NHẤT HƯU

03/11/2023
KINH LĂNG NGHIÊM YẾU GIẢI | Trọn bộ | Sư Bà HẢI TRIỀU ÂM
Gương Hạnh Người Xưa

Cuộc đời và đạo nghiệp của Sư bà Hải Triều Âm

01/10/2023

Bài viết phổ biến

  • 7 LỜI KHẤN NGUYỆN CHO NGÀY MỚI BÌNH AN

    7 LỜI KHẤN NGUYỆN CHO NGÀY MỚI BÌNH AN

    2926 shares
    Share 1170 Tweet 732
  • AN THỔ ĐỊA CHÂN NGÔN VÀ ĐỊA THẦN HỘ PHÁP | (Dṛḍhā-pṛthivī-devatā)

    38 shares
    Share 15 Tweet 10
  • NHỮNG BÀI SÁM TỤNG – SÁM HỐI ÁC NGHIỆP

    143 shares
    Share 57 Tweet 36
  • KINH ĐẠI PHÚC ĐỨC (Mahamangala Sutta) – HT. Thích Huyền Diệu (dịch)

    3204 shares
    Share 1281 Tweet 801
  • PHÁP HÀNH: BÀI KHẤN NGUYỆN SÁM HỐI CHO BẢN THÂN & CÁCH GIẢI TRỪ OÁN KẾT VỚI OAN GIA TRÁI CHỦ | Bản Chuẩn | CHÙA TỰ TÂM SOẠN TẬP | Chuatutam.net

    6841 shares
    Share 2736 Tweet 1710
  • Nghi Thức Cầu An – Kinh Phổ Môn (Âm Hán-Việt) | Bản mới cập nhật chuẩn

    1129 shares
    Share 452 Tweet 282

Thống kê

  • 0
  • 42
  • 434
  • 4.685
  • 18.821
  • 2.882.995

Giới thiệu

Địa chỉ: 426/8 đường Phan Bội Châu, phường Thành Nhất, Tp Ban Mê Thuột, Đắk Lắk, Việt Nam
Sư cô Thích Nữ Liên Tâm
Email: chuatutam@gmail.com

Theo dõi

Danh mục

  • Ẩm Thực Chay
  • Chân Dung Từ Bi
  • Chuyện Đạo Đời
  • DIỆU PHÁP ÂM
  • Góc Tự Tâm
  • Gương Hạnh Người Xưa
  • Hoạt Động – Tu Học
  • Khai Thị – Vấn Đáp
  • Kinh Tạng (Video)
  • Kinh Tụng (Mp3)
  • Luật Học Ứng Dụng
  • Nếp Sống Thiền Môn
  • Nghi Lễ Phật Giáo
  • Nghi Thức Tụng Niệm
  • Nhạc – Audio Tiểu Thuyết Lịch Sử
  • Nhạc Phật Giáo
  • Pháp Khí Phật Môn
  • Pháp Môn Niệm Phật
  • Phật Học Cơ Bản
  • Phật Học Thường Thức
  • Phim Phật Giáo
  • Sử Liệu – Nghiên Cứu
  • Tàng Kinh Các
  • Thi Ca
  • Thiền Tông – Ngữ Lục
  • Tin Tức – Sự Kiện
  • Văn Bản Thông Báo
  • Văn Hoá – Kiến Trúc

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CHUATUTAM.NET @ 2013

Không có kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin Tức – Sự Kiện
  • Hoạt Động – Tu Học
  • Kinh Tạng (Video)
  • Góc Tự Tâm
  • Liên hệ

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CHUATUTAM.NET @ 2013

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist