Quan Công (Quan Vân Trường) có phải là bồ tát ? Trong chùa có nên thờ Ngài không, vì tôi thấy bây giờ có nhiều chùa thờ ngài ? Tôi cũng thấy 1 lá sớ cầu an quý thầy có sử dụng, trên đó ghi rằng: “Phục Ma Đại Đế Quan Thánh Đế Quân Bồ Tát”, không biết loại sớ này xuất phát từ đâu ? Có nên chăng sử dụng lá sớ ấy trong nghi lễ Phật giáo ?!
Đáp: Có rất nhiều người hỏi nay – chúng tôi mới đủ nhân duyên, mạn phép nêu ra đôi lời.
Cần phải thừa nhận rằng có rất nhiều ngôi chùa trên đất nước Việt Nam có thiết bàn thờ riêng, thờ Quan Công (Quan Vân Trường).
Cứ “Nhị Thập Ngũ Biệt sử” – Tục Hậu Hán Thư, quyển 16 thì Quan Vũ tự là Vân Trường.
Theo “Tam Quốc Chí diễn nghĩa” của La Quán Trung thì Quan Vũ chí là Đệ nhị đại ca trong 3 anh em kết nghĩa vườn đào (Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi). Trong ba anh em, có lẽ Quan Vũ là 1 nhân vật kỳ đặc, vì hội đủ tính cách của 1 bậc “quân tử” theo tiêu chuẩn Nho gia.
Trong cuộc đời binh nghiệp của Quan Vũ, ông là 1 dũng tướng có tài năng thực thụ. Truyền thuyết “qua 5 thành chém rơi đầu 6 tướng” (quá ngũ quan, trảm lục tướng) đã chứng tỏ năng lực chiến đấu & khí chất gan dạ của Quan Vũ. Trong 1 sự kiện khác, khi Tào Tháo tạo sự nghi kỵ giữa 2 anh em là Lưu Bị và Quan Vũ, bằng cách để Quan Vũ & chị dâu (phu nhân Lưu Bị) ở chung 1 phòng. Quan Vũ đã chứng tỏ chí khí của mình bằng hành động thức suốt đêm & cầm 1 ngọn đuốc trên tay, gác cho chị dâu mình an nghỉ. Truyền thuyết và dã sử đã thêu dệt nên rất nhiều huyền tích về nhân vật lịch sử này !.
Theo tiêu chuẩn đạo đức Nho gia nói riêng và tiêu chuẩn phổ biến về đạo đức thì có thể coi Quan Vũ là 1 nhân vật có đời sống đạo đức đáng trân trọng.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào đó mà cho Quan Vũ là 1 vị Bồ tát, và đưa vào thờ trong chánh điện với vai trò là 1 vị Hộ pháp, đứng ngang hàng với các vị Hộ pháp Bồ tát khác thì vẫn chưa đủ lý do thuyết phục.
Trong trường hợp này có rất nhiều cách lý giải khác nhau. Theo chúng tôi đầu tiên:
– Dựa vào lý do bất thành văn của dân gian “Sinh làm tướng thì chết làm thần”. Vin vào lý do này, nhiều anh hùng nghĩa sĩ đã được lập đền thờ để tưởng nhớ & trong các vị thần ấy đã có 1 số vị công thần, nghĩa sĩ được thờ trong chùa.
Vì sao vậy? Vì có 1 số ngôi chùa, trước đây là đền thờ của làng, của họ tộc. Sau đó, do nhiều lý do khác nhau nên “Đền” từng bước chuyển thành “Chùa” và từ khi trở thành 1 ngôi chùa thì cố nhiên các vị thần được thờ trước đây cũng nghiễm nhiên “yên vị” trong ngôi chùa mới đó.
Điều này có thể thấy trong thực tế, vì ngoài Quan Vũ ra, có rất nhiều ngôi chùa thờ Thành hoàng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Trần Thủ Độ… (chùa Bộc, chùa Cầu Đông Hà Nội)
– Ngoài ra, 1 trong những điểm đặc thù của Phật giáo Việt Nam là sự hòa quyện mạnh mẽ với tín ngưỡng dân gian trong giai đoạn sơ kỳ, cho nên có nhiều sự hòa quyện tín ngưỡng dân gian trong việc thờ phụng.
Tuy nhiên, theo Hòa thượng Khánh Anh trong tác phẩm “Phật giáo vấn đáp” (Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, 1996) cho rằng:
Nhân 1 hôm ngài Trí Giả đại sư (thuộc Thiên Thai tông) đang đi tìm 1 thế đất đẹp để lập chùa. Tương truyền, vùng đất Sư đến có rất nhiều yêu quái. Thế nhưng, với đức độ của Sư, yêu quái tan mất & không còn tác quai tác quái nữa. Một đêm nọ, Sư đang ngồi thiền thì thấy có 1 người ăn mặc như các vị tướng thời xưa, đến thưa rằng:
“ Tôi là Quan Vũ, là nghĩa thần của Tây Thục thời xưa, chết có công lớn nên ở núi này. Đại sư là bậc Thánh, sao nhọc gót chân ?”
Đại sư nói: “Với cuộc đất đây muốn dựng 1 ngôi chùa để đền ơn ân đức sinh thành.
Thần nói: “Đệ tử và con của đệ tử là Quan Bình, dựng chùa dâng cúng, xin giữ Pháp Phật, cầu Sư nhập định 7 ngày để đợi làm”.
Sư xuất định thấy bữa trước nơi đây là đầm sâu nghìn trượng mà nay hóa ra đất bằng, có 1 ngôi chùa mới được xây dựng.
Một thời gian sau, thần lại gặp Sư và xin nguyện thọ trì 5 giới. Từ đấy thần (Quan Vũ) đã trở thành đệ tử của Phật vậy.
– 1 giả thuyết khác, khi Quan Vũ bị Lã Mông lập mưu chém bay đầu, Quan Vũ cỡi ngựa đi tìm đầu của mình khắp nơi và Thiền sư nghe được “tiếng gọi của Quan Vân Trường” – “Trả đầu cho ta!”.
– Một hôm, gặp thiền sư Phổ Tịnh (Phổ Tịch ?) chặn lại hỏi: “Ngài qua năm cửa trảm sáu tướng, giết người vô số, vậy ai trả đầu cho bọn họ?”.
– Vị đại sư này sau đó đã giảng giải Phật pháp cho Quan Vũ, khiến Quan Công hổ thẹn ngộ lý nhân duyên mà xin được truyền thụ “tam quy ngũ giới”, trở thành đệ tử Phật môn.
Như vậy, từ những cơ sở nên trên thì Quan Vũ chưa thể xứng tầm là 1 vị Bồ Tát. Nếu có chăng là 1 Phật tử tại gia có những hành động mang “dáng dấp” là hành trạng của 1 vị Bồ Tát. Và lẽ tất nhiên, với cương vị này, việc hộ trì Phật pháp là 1 thuộc tính kéo theo của 1 Phật tử tại gia.
Cho nên, theo quan điểm riêng của chúng tôi, nếu như ngôi chùa nào đó từ trước đến nay đã thờ Quan Vũ thì có thể xem đây là 1 vị Ưu bà tắc (Cư sĩ nam) có công hộ trì Phật pháp.
Nếu như 1 ngôi chùa nào đó chưa thiết lập bàn thờ Quan Vũ thì không nên thờ tự, vì như đã nói, ủng hộ Phật Pháp – nếu có – thì ngoài Quan Vũ ra còn có rất nhiều Thiên long bát bộ, thiện thần, thập phương bá tánh.
Nếu như phải thờ tất cả thì e không tiện, mà đã không thờ riêng từng vị thì hà cớ gì chỉ thờ riêng 1 mình Quan Vũ ???
*** Trong lá sớ cầu an mà quý Phật tử thắc mắc, thiển nghĩ đây là 1 lá sớ không chính xác trong danh xưng, tên gọi. Cho nên, trong nghi lễ Phật giáo, đặc biệt là lễ Cầu An không nên dùng loại sớ này.
Vì đây có thể coi là sự pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian & niềm tin Phật giáo. Nhận đây, cũng cần nói thêm rằng, có 1 là sớ cúng Quan Thánh trong nghi lễ dân gian mà trong đó có câu: “Tại Nho, tại Đạo, tại Thiền, nhân nhân chiêm ngưỡng, hộ quốc, hộ dân, hộ vật, đại đại tôn sùng…” (Dù ở Nho, Phật và Đạo, ai ai cũng chiêm ngưỡng, lo cho nước, cho dân, cho vật đời đời tôn sùng).
Từ đây có thể thấy, tín ngưỡng Quan Thánh (Quan Vũ, Quan Công) là 1 tín ngưỡng dân gian NẰM NGOÀI PHẬT GIÁO.
—
P/s: – Thay vì thờ Quan Vân Trường, mọi người có thể thờ đức Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo,… Vì các cụ đều là tướng giỏi, đánh cho giặc chạy muốn sấp mặt.
Mô Phật.
Thảo luận về post