Tất cả chúng sinh dừng nghiệp sát. Mười phương thế giới khỏi đao binh.
Nhà nhà đều lo tu phước thiện. Thiên hạ lo chi chẳng thái bình.
Ăn Chay Nuôi Dưỡng Thiện Tâm – Tự Người Ăn Chay Tạo Nên Phước Đức. Chính vì lẽ đó mà việc Ăn chay đang là một khuynh hướng đang thịnh hành ở các nước phát triển. Ăn chay thường bị hiểu nhầm là một hình thức tu khổ hạnh với những món ăn đơn sơ, đạm bạc. Thực tế, ăn chay là một chế độ ăn rất có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp. Người ta ăn chay vì nhiều lý do khác nhau, có người ăn chay vì sở thích, có người ăn chay vì sức khỏe, có người ăn chay vì tu đạo, hoặc ăn vì những mục tiêu của cuộc sống như bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật.
Lời Phật dạy rằng: “Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng”. Cho nên khi nói đến ăn chay là ăn những chất thanh tịnh những loại thực vật như: hoa quả, rau củ, đậu…, không ăn thịt cá. Nếu dùng cá thịt thì người ta gọi là ăn mặn. Nhưng thật ra, chữ “Chay” nguyên thủy vốn là chữ “Trai”, có nghĩa là thanh tịnh. Đối nghịch với chữ ăn chay là ăn mặn. Ăn mặn ở đây không có nghĩa là ăn muối nhiều mà là “Ăn Mạng” để chỉ sự ăn sinh mạng các loài động vật. Lâu ngày người ta nói trại ra thành ăn mặn, hay cũng là để tránh chữ ăn mạng (chúng sinh), nghe không được thoải mái.
Ăn chay cũng chia ra nhiều trường phái khác nhau, ăn chay toàn phần là cách ăn bỏ hẳn tất cả những thứ có nguồn gốc động vật ra khỏi khẩu phần ăn hằng ngày, hay ăn chay bán phần, không ăn thịt cá, hải sản, nhưng sữa trứng thì vẫn ăn. Dù mục tiêu và cách ăn chay của bạn như thế nào, thì việc ăn chay cũng là một điều vô cùng đáng khích lệ. Ăn chay có muôn vàn lợi ích, cái lợi ích hàng đầu của việc ăn chay chính tốt cho sức khỏe con người…
“Xưa nay trong một bát canh. Oán sâu như bể hận thành non cao
Muốn hay nguồn gốc binh đao. Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh.
Miếng ăn, thịt đổ, máu rơi. Giết bao sinh mạng ngập trời oán than
Thân mình muốn được bình an. Xin đừng giết hại muôn ngàn sinh linh”.
———————————————————————-
Sau Đây Là Cách Nấu Một Số Món Chay Đơn Giản
CANH MƯỚP ĐẮNG GIẢI NHIỆT (TỐT CHO NGƯỜI BỊ CAO HUYẾT ÁP)
1. Nguyên liệu: Mướp đắng – Đậu phụ – Nấm mèo – Cà rốt – Miến – Gia vị – Hành tím
2. Thực hiện: Các bước thực hiện món chay canh mướp đắng đậu phụ
– Sơ chế: ngâm nấm mèo và miến vào nước cho mềm ra, sau đó xắt nhuyễn nấm mèo và xắt miến thành sợi ngắn; xắt cà rốt thành sợi, sau đó băm nhỏ ra.
– Bóp nát đậu phụ ra, trộn với nấm mèo, miến và cà rốt, nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng.
– Ngâm rửa sạch mướp đắng, sau đó cắt thành từng khúc, bỏ ruột đi. Sau đó, bạn nhồi nhân đậu phụ vào mướp.
– Trong nồi dầu nóng, bạn phi thơm hành tím lên. Cho 1 tô nước vào nồi, đến khi nước sôi thì bạn thả mướp vào, đun lửa vừa đến khi mướp mềm là được. Rắc thêm ngò và hành lá lên trên món chay.
———————————————————————-
BÚN CHAY
1. Nguyên liệu: 10 miếng đậu hủ chiên – 1/2 trái thơm – 2 trái cà chua – 300 gram (3 chén) nấm tuyết – 300 gram (3 chén) nấm rơm – 2 cây sả – 50 gram (1/2 chén) sả bằm – 150 gram (1,5 chén) măng chua – Muối, bột nêm chay, sa tế ớt, nước tương – Hành lá, ngò rí – Rau sống (bạn thích ăn rau gì thì mua rau đó) càng nhiều rau càng thêm ngon
2. CÁCH LÀM
Bước 1
-Chuẩn bị nước nấu: cho khoảng 2 lít (8,5 chén) nước lạnh vào nồi. Cắt thơm (giống nấu canh chua) bỏ vào, cà chua mỗi trái cắt làm 6 múi, sả cây cắt làm 2 đập giập. Tất cả bỏ vào nồi rồi nêm gia vị: muối, bột nêm chay, đường. Hành lá, ngò cắt nhỏ.
-Nấm rửa sạch ngâm nước gạo, để ráo. Nấm tuyết xé vừa ăn. Nấm rơm chẻ làm 4 nhưng không chẻ rời ra. Măng chua ngâm nước rửa sạch, xé vừa ăn.
Bước 2
– Đậu hủ cắt lát chiên giòn.
– Dầu ăn cho vào đun nóng cho khoảng 2 muỗng lớn đường vào (giống làm nước màu), khi đường chuyển sang màu vàng thì cho nước sa tế và ớt trái cắt nhỏ vào. Cho 40 gram (1/3 chén) sả bằm vào xào cho có màu vàng, rồi cho măng với đậu hủ vào xào chung nêm 1 ít muối.
– Cho 2 loại nấm vào xào chung nêm 1 ít muối, bột nêm.
– Cho tất cả những nguyên liệu đã xào vào nồi nước đã chuẩn bị sẵn, sau đó đun sôi, nêm nếm cho vừa ăn.
– Làm nước chấm: sả bằm còn lại, ớt trái, 1 ít đường cho vào cối giã rồi múc ra chén cho nước tương vào.
Món này ăn với bún và đậu hủ chấm nước tương rất ngon.
———————————————————————-
BÚN XÀO CHAY
Nguyên liệu: Bún gạo khô : 200g – Đậu hũ chiên : 1 miếng – Tàu hũ ki : 1 lá – Cà rốt : 50g – Cần tây : 1 cọng – Nấm linh chi : 50g – Hành poaro : 1/2 cây – Ớt hiểm, sa tế (nếu bạn ăn cay)- muối, đường, tiêu, gia vị, nước tương…
Cách làm
1. Sơ chế
– Bún gạo ngâm NƯỚC LẠNH 8-10 phút thôi (không ngâm nước nóng, không chần qua trước, để tránh bị vón khi xào)
– Cà rốt, cần tây cắt sợi, hành poaro băm nhỏ.
– Đậu hũ chiên cắt lát, chiên lại và cắt sợi.
– Tàu hũ ki cắt sợi chiên giòn (chiên bằng lửa nhỏ)
– Pha xốt: 1,5 gia vị / 1 nước tương / 1 m đường.
2. Xào bún
– Phi thơm poaro
– Cho tàu hũ ki, nấm, cần tây, cà rốt vào xào (xào lửa vừa)
– Tiếp tục cho đậu hũ chiên và hỗn hợp xốt pha vào (xào lửa lớn)
– cho 1 muỗng sa tế (nếu bạn ăn cay)
– cho bún gạo vào, đảo đều khoảng 2 phút thôi (xào lửa lớn, nhanh tay)
3. Cách dùng
Cho bún xào ra dĩa đã trang trí, rắc tiêu, dùng kèm nước tương và ớt hiểm.
———————————————————————-
CÀ TÍM OM NGŨ VỊ
1. Nguyên liệu: 2 trái cà tím, 3 cái nấm hương – 100g đậu hũ chiên vàng sẵn băm nhỏ – 1 hoặc 2 tai nấm mèo – 2 tép tỏi, ớt khô, hành lá, tía tô – Bột năng – Gia vị: dầu mè, dầu ăn, dầu hào, nước tương, tiêu muối, hạt nêm, ngũ vị hương.
Bước 1: Cà tím cắt miếng nhỏ, dài, ngâm trong nước với tí muối cho cà trắng khoảng 5 – 10 phút rồi vớt ra, để ráo nước.
Bước 2: Nấm đông cô, nấm mèo ngâm với nước cho nở rồi rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn. Tỏi băm nhỏ.
Bước 3: Cho cà tím vào 1 túi nylon, thêm vào chút hạt nêm và 1-2 muỗng canh bột năng, làm phồng túi và lắc nhẹ cho gia vị và bột thấm đều vào cà. Cho cà vào chảo chiên vàng.
Bước 4: Cho dầu mè vào chảo, phi tỏi cho thơm rồi cho đậu hủ chiên vàng băm nhỏ vào xào chín, thêm hai loại nấm và ớt khô vào (có thể dùng ớt tươi nếu thích ăn cay). Đảo đều, thêm chừng 4-5 muỗng canh nước, nêm gia vị gồm chút xì dầu, dầu hào, ngũ vị hương, muối, đường cho vừa khẩu vị.
Bước 5: Thêm cà tím đã chiên vào và om thêm chừng 5 – 10 phút đến khi nước cạn và hơi sệt lại. Bạn có thể nêm nếm lại gia vị sao cho vừa khẩu vị và tắt bếp.
Múc cà tím ra đĩa, rắc hành lá và tía tô thái mỏng, dùng nóng với cơm.
———————————————————————-
CẢI CHÍP SỐT NẤM
1. Nguyên liệu: Cải chíp là loại rau rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, rau chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: vitamin A, B, C. Lượng vitamin C của rau đứng vào bậc nhất trong các loại rau… Ngoài ra, rau còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt nhé! Hôm nay Thôi Kệ sẽ giới thiệu đến các bạn món ăn ngon được chế biến từ rau cải chíp, thanh tịnh, ngọt mát cho bữa cơm mùa hè.
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món cải chíp sốt nấm: 450 gam rau cải chíp – 10 đến 12 chiếc nấm hương tươi – 15 ml dầu thực vật; 2,5 gam muối Làm sốt nấm – 7,5 ml dầu hào -10 ml xì dầu -10 gam bột ngô – 5 ml dầu hào và 1,5 gam muối.
Bước 1: Đầu tiên bạn cần làm là cải chíp nhặt sạch lá già, rửa nhẹ nhàng và chẻ làm đôi. Rửa sạch nấm hương tươi, cắt bỏ phần gốc già, cắt chéo mũ nấm cho đẹp. Trong một nồi lớn, cho nhiều nước vào đun sôi sau đó chần rau cải chíp cho đến khi mềm. Trong quá trình này, thêm ít dầu ăn và muối để giúp cho cải chíp có màu xanh đẹp mắt, độ giòn và ngon hơn. Sau đó, vớt rau ra.
Bước 2: Tiếp đến, trong một bát nhỏ bạn trộn tất cả các nguyên liệu làm sốt, đặt sang một bên. Sau đó làm nóng một muỗng canh dầu ăn rồi cho tỏi vào xào cho đến khi thơm. Cho nấm hương tươi vào xào cho đến khi mềm. Sau đó cho nước sốt vào, đảo đều.
Bước 3: Ở bước này bạn để lửa vừa hoặc hơi nhỏ chút nhé, đun chừng 30 giây và thấy nước sốt dày lên là được. Bạn cho cải chíp ra đĩa và đổ nước sốt lên.Giờ bạn chỉ việc thưởng thức món cải chíp sốt nấm nhé!
Thành phẩm Cải chíp sốt nấm là món ăn ngon với miếng rau mát giòn quyện với vị dầu hào ngòn ngọt với hương nấm phảng phất đem đến cho bữa cơm thêm phần hấp dẫn và ngọt mát hơn. Với món ăn này, bạn không chỉ bổ sung vào danh sách món ăn chay ngon hấp dẫn cho ngày rằm hoặc mồng một. Bạn còn có thể làm món khai vị để bữa cơm thêm ngon, đặc biệt là chống ngán đấy nhé. Vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe, lại vô cùng đẹp mắt, hấp dẫn đúng không nào!
———————————————————————-
Canh măng tươi nấm đông cô
Đang là mùa mưa cũng là mùa măng. Măng tươi chế biến được nhiều món chay ngon, món canh măng dễ chế biến và ngon miệng. Canh măng có thể dùng với cơm hoặc bún tươi đều ngon.
Theo đó, chế biến bằng cách bào măng tươi thành lát mỏng, phần già bên dưới có thể dùng để muối chua, phần đọt non luộc sôi kỹ cho măng chín sau đó xả sạch với nước lạnh.
Nấm đông cô khô ngâm nở có thể luộc qua cho bớt mùi của nấm sau đó xắt lát, ướp với gia vị bột nêm, đường, muối.
Phi pa-rô với một ít dầu cho thơm xong cho nấm đã ướp vào xào cùng với măng đã luộc chín cho thấm xong cho nước sôi vào nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn; tắt lửa; nêm rau ngò cho thơm. Khi đó, bạn sẽ có một tô canh măng tươi nấu với nấm đông cô.
———————————————————————-
CANH NẤM HẠT SEN
1. Sơ chế: Cà rốt tỉa hoa, cắt lát. Nấm các loại sơ chế sạch, để ráo. Ngò rí cắt nhỏ. Đậu hũ non cắt miếng vừa ăn.
2. Nấu canh: Đun sôi 1 lít nước, cho hạt sen và cà rốt vào nấu khoảng 10 phút, tiếp tục cho các loại nấm vào nấu chín, nêm 3m hạt nêm Aji-ngon® từ nấm hương và hạt sen, cho đậu hũ vào tắt bếp, rắc thêm tiêu và ngò rí.
3. Cách dùng: Múc canh ra tô, dùng nóng với cơm.
Mách nhỏ: Chọn hạt sen tươi để tăng hương vị cho món ăn và tiết kiệm thời gian nấu. Cho đậu hũ vào giai đoạn sau cùng để đậu hũ không bị nát.
———————————————————————-
CHÁO NẤM
1. Nguyên liệu: ¼ lon gạo thơm – 150g nấm rơm búp – 1 cây mì căn – 2 miếng đậu hũ chiên – Tiêu, muối, đường, nước tương, dầu ăn, ngò – ½ kg củ sắn (củ đậu) xắt sợi nấu lấy độ 2 lít nước lèo (hoặc là các loại nước sốt của quả khác) – poaro phi thơm (tùy thích)
2. Cách Làm:
– Gạo: vo sạch, để ráo nước. Rang gạo với chút dầu cho hơi vàng
– Nấm rơm: gọt rửa sạch với nước có pha chút muối, nấm to chẻ đôi để ráo nước
– Ðậu hũ: xắt ra từng miếng mỏng có bảng độ 5 ly.
– Mì căn: xắt xéo mỏng, chiên với dầu đã khử chút boaro cho thơm, nêm chút tiêu + nước tương + muối, đường… cho vừa ăn
– Poaro lấy phần củ, xắt mỏng, bằm nhỏ
– Xào nấm rơm: bắc chảo dầu nóng, cho boaro bằm nhỏ vào cho thơm cho nấm rơm vào xào, nêm chút tiêu + nước tương + muối, đường cho vừa ăn nhắc xuống
– Nấu cháo
Cho nước lèo vào gạo, nấu nhỏ lửa cho thành cháo. (Nhớ mở hé vung kẻo bị trào nhé)
Khi cháo nhừ, cho nấm rơm, nêm chút muối + tiêu + muối, đường… cho vừa ăn,
cho đậu hũ và một nhúm tiêu vào, nhắc xuống.
Múc cháo ra tô, cho mì căn lên mặt, rắc thêm tiêu + ngò cho thơm dùng nóng.
———————————————————————-
CƠM BỌC PHÔ MAI
1. Nguyên liệu:
– 260g gạo dẻo nấu chín
– 340g phô mai mozzarella bào nhỏ (hoặc hỗn hợp các loại phô mai Ý)
– 60g phô mai parmesan bào nhuyễn
– 2 quả trứng lớn, đánh tan
– 1 quả ớt chuông đỏ, bỏ hạt, thái thật nhỏ
– 130g bột chiên xù
– 5ml dầu ăn
– 3 nhánh hành lá thái nhỏ
– Muối, tiêu
– Bột mì (để áo bên ngoài)
2. Thực hiện:
Bước 1: Xới cơm ra tô và trộn cùng 1 ít hạt quinoa. Nếu không có, bạn có thể thay thế bằng một ít vừng rang.
Bước 2: Xào sơ hành lá, ớt chuông với một chút dầu trong chảo.
Bước 3: Cho phần nhân vừa xào và các loại phô mai bào nhuyễn vào trong thố cơm và trộn đều.
Bước 4: Nắm cơm thành những viên tròn nhỏ có kích thước bằng nhau.
Bước 5: Lăn cơm qua 1 lớp bột mì và nhúng từng viên vào tô trứng đã đánh tan.
Bước 6: Tiếp tục lăn qua lớp bột chiên xù.
Bước 7: Cuối cùng, bạn rán chín những viên cơm trong chảo ngập dầu. Nhanh tay đảo đều để các viên cơm có được lớp vỏ ngoài vàng giòn.
(Cơm chiên xong vàng ruộm, giòn tan thế này chỉ nhìn thôi cũng đã thấy thèm rồi!)
———————————————————————-
ĐẬU PHỤ KHO TƯƠNG
1. Nguyên liệu: 4 miếng đậu hũ sống, ít tương hạt – Nước tương, đường, dầu hào chay, bột ngọt, ít gừng xay, hành lá.
2. Cách chế biến:
– Đậu hũ thái miếng nhỏ, chiên vàng.
– Đun sôi một bát nước lạnh, cho đậu hủ, tương hột, gừng xay vào, nêm gia vị rồi xóc đều. Nấu sôi vặn lửa nhỏ lại, khi nào thấy thấm và sệt sệt, nấu khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Thảo luận về post