Chùa Tự Tâm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tất cả
    • Văn Bản Thông Báo
    Việt Nam Đăng Cai Tổ Chức Đại Lễ Phật Đản Vesak 2025 – Trang Nghiêm & Long Trọng

    Việt Nam Đăng Cai Tổ Chức Đại Lễ Phật Đản Vesak 2025 – Trang Nghiêm & Long Trọng

    Lãnh đạo Cục An ninh nội địa – Bộ Công an chúc mừng Đại lễ Phật đản đến Đức Pháp chủ GHPGVN

    Lãnh đạo Cục An ninh nội địa – Bộ Công an chúc mừng Đại lễ Phật đản đến Đức Pháp chủ GHPGVN

    Cung thỉnh xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức an vị tại tháp Đa Bảo – Việt Nam Quốc Tự

    Cung thỉnh xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức an vị tại tháp Đa Bảo – Việt Nam Quốc Tự

    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    [TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP] Trọng thể khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM

    [TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP] Trọng thể khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

  • Hoạt Động – Tu Học
  • Kinh Tạng (Video)
  • Góc Tự Tâm
  • Liên hệ
Không có kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tất cả
    • Văn Bản Thông Báo
    Việt Nam Đăng Cai Tổ Chức Đại Lễ Phật Đản Vesak 2025 – Trang Nghiêm & Long Trọng

    Việt Nam Đăng Cai Tổ Chức Đại Lễ Phật Đản Vesak 2025 – Trang Nghiêm & Long Trọng

    Lãnh đạo Cục An ninh nội địa – Bộ Công an chúc mừng Đại lễ Phật đản đến Đức Pháp chủ GHPGVN

    Lãnh đạo Cục An ninh nội địa – Bộ Công an chúc mừng Đại lễ Phật đản đến Đức Pháp chủ GHPGVN

    Cung thỉnh xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức an vị tại tháp Đa Bảo – Việt Nam Quốc Tự

    Cung thỉnh xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức an vị tại tháp Đa Bảo – Việt Nam Quốc Tự

    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    [TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP] Trọng thể khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM

    [TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP] Trọng thể khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

  • Hoạt Động – Tu Học
  • Kinh Tạng (Video)
  • Góc Tự Tâm
  • Liên hệ
Không có kết quả
View All Result
Chùa Tự Tâm
Không có kết quả
View All Result
Trang chủ Luật Học Ứng Dụng

LUẬT TÔNG – TLHT. THÍCH THIỆN HOA

admin by admin
14/09/2024
in Luật Học Ứng Dụng, Phật Học Cơ Bản
19 0
0
16
SHARES
176
VIEWS
Share on Facebook
Đức Phật Thích Ca & 2 Ngài đệ tử Ca Diếp, A Nan

TỊNH ĐỘ TÔNG – HT. THÍCH THIỆN HOA


CON ĐƯỜNG TU THỨ NHẤT TRONG 10 TÔN

I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

Tôn này dùng Luật làm chỗ căn cứ, nên gọi Luật tôn. Đức Phật khi còn tại thế, tùy căn cơ, tùy hoàn cảnh mà chế ra nhiều giới luật để răn dạy đệ tử, hóa độ chúng sinh. Sau khi Ngài nhập Niết bàn, các đại đệ tử của Ngài, như Ưu Ba Li là vị tinh thông về giới luật, đứng lên pháp tọa trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất, để tụng đọc lại những giới luật mà Đức Phật đã chế ra. Lần kết tập này chưa biên chép thành kinh điển, nên ngài Ưu Ba Li phải đọc đi đọc lại đến 80 lần, đến nỗi mỗi người trong hội nghị đều thuộc lòng. Do đó, mới có tên gọi là “bát thập tụng luật”. Về sau, tuần tự theo thời gian, nguyên thủy Phật giáo lần hồi chia ra làm nhiều nhánh, hay bộ phái. Mỗi bộ phái đều theo một bộ luật riêng. Trong số các bộ luật này, bộ được nói đến và áp dụng nhiều nhất là các bộ: Thập tụng, Tứ phần, Tăng kỳ, Ngũ phần.

Những bộ luật này được truyền sang Trung Hoa và được phiên dịch ra Hán văn. Đến đời Đường, ngài Trí Thủ luật sư chú giải các bộ ấy, và đệ tử của ngài là Đạo Tuyên luật sư, nhận thấy trong các bộ ấy, bộ luật Tứ phần là thích hợp với căn cơ người Trung Hoa, nên đã căn cứ vào bộ luật này để lập ra Luật tôn. Ngài Đạo Tuyên là người Chung Nam Sơn, nên người đời cũng gọi tôn này là “Chung Nam Sơn tôn” để phân biệt với các Luật tôn khác, như của các ngài Pháp Lệ bên phái Hữu Tướng bộ, hay ngài Hoài Tổ ở Đông Pháp.

Trong các tôn này, chỉ có Luật tôn của ngài Chung Nam Sơn là thịnh hành hơn hết và được truyền bá cho đến bây giờ, vì nó dung hòa cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa.

II. TÔN CHỈ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT TÔN

Phàm một tổ chức, một công việc gì đúng đắn cũng đều phải tuân theo những quy luật nhất định. Hơn tất cả, sự tu hành lại càng phải tuân theo những giới luật nghiêm minh. Như chúng ta đã biết trong phần giáo lý căn bản, nghiệp là động lực chính của vũ trụ nhân sinh. Nghiệp định đoạt tất cả đời sống của chúng ta. Nghiệp có ba loại: Nghiệp của hành động, Nghiệp của lời nói và Nghiệp của ý nghĩ. Nếu những nghiệp ấy được thanh tịnh, không tạo ra các điều ác, thì ta không thọ quả báo sanh tử luân hồi. Không có quả báo sanh tử luân hồi thì tất nhiên là được giải thoát. Muốn các nghiệp được thanh tịnh thì ta phải giữ gìn giới luật. Giữ gìn giới luật, chính là một phương pháp tu hành trong nhiều phương pháp, mà Phật đã chế ra. Phương pháp này rất thiết thực và rất hiệu nghiệm đối với Phật tử chúng ta:

– Giữ giới không sát nhơn hại vật, hiện đời không làm người hung dữ, khỏi bị tù tội, về sau khỏi đọa trong ba đường dữ là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, và khỏi bị người giết hại, đó là tu.

– Giữ giới không trộm cướp, thì hiện thời làm người lương thiện, khỏi bị giam hãm xiềng xích, đời sau không mắc quả báo, bị người giựt của cướp đồ, đó là tu.

– Giữ giới không tà dâm, hiện thời thành người tốt, gia đình mình và người không bị rầy rà đánh đập, khổ sở vì ghen tuông, đó là tu.

– Giữ giới không nói dối, không nói láo xược, thèo lẽo, thêm bớt, đâm thọc, không nói hung ác và thô tục, thì không bị người khinh khi, lại được sự kính trọng, đó là tu.

– Giữ giới không cờ bạc, hút sách, rượu chè, thì khỏi mất tiền, thiếu nợ, khỏi say sưa, làm điều tội lỗi và khỏi bị người khinh bỉ, trí huệ tăng trưởng, đó là tu.

Nói một cách tổng quát, giữ một giới là ngăn ngừa được một điều quấy, và thêm một điều tốt, giữ nhiều giới là ngăn ngừa được nhiều điều quấy và thêm được nhiều điều tốt. Bởi thế, nên giữ giới luật là phương pháp tu hành không xa thực tế và rất cần thiết cho các Phật tử cầu đạo giải thoát.

Nhờ giữ giới luật không làm các việc tội lỗi, nên tâm được “định”, do tâm định nên phát sanh ra trí tuệ sáng suốt. Nhờ có trí huệ, sáng suốt nên phá trừ được vô minh, si ám và được minh tâm kiến tánh thành Phật.

Người tu tại gia có giữ giới, mới thành Phật tử chơn chánh. Người xuất gia thọ Sa di, có giữ giới mới phải là chơn tu. Thầy Tỳ kheo có giữ giới mới phải là Tỳ kheo thanh tịnh. Bồ tát có giữ giới mới phải là chơn Bồ tat. Bởi thế nên trong ba môn vô lậu học (Giới, Định, Tuệ), “giới” đứng đầu hết cả.

Tôn này sở dĩ lập ra là nhằm vào lợi ích thiết thực và chắc chắn của giới luật, như đã trình bày ở trên.

III. CÁC LOẠI GIỚI LUẬT

Giới luật có nhiều từng bậc, tùy theo căn cơ, tùy theo giới tu sĩ, tùy theo sự phát nguyện của kẻ tu hành mà áp dụng. Nhưng nói một cách tổng quát thì giới luật có thể phân chia làm hai loại lớn là giới luật của Tiểu thừa và giới luật của Đại thừa.

1. Những giới luật nào có tính cách tiêu cực, tự lợi, chỉ có mục đích chính là tránh tội lỗi cho riêng mình là thuộc về giới Tiểu thừa. Tất nhiên trong khi giữ giới cho riêng mình, thì người khác cũng được lợi, như giữ giới không trộm cướp, thì mình được lợi là kềm giữ lòng tham, mà người khác cũng được lợi là khỏi cái khổ vì tiếc của đã mất. Mặc dù thế, giới không trộm cướp cũng chỉ liệt vào giới Tiểu thừa, vì trong khi giữ giới, mục đích chính, trực tiếp là giữ cho mình, còn cái lợi cho người chỉ là ảnh hưởng gián tiếp của giới ấy. Những giới như: Ngũ giới (5 giới chế cho người tại gia), Bát quan trai giới (8 giới cho người tại gia tập sống như người xuất gia), Sa di giới và Sa di ni giới (10 giới chế cho người mới xuất gia), Thức xoa ma-na giới (6 điều nữ học giới), Tỳ kheo giới (250 giới) và Tỳ kheo ni giới (348 giới) là những giới thuộc về Tiểu thừa.

2. Những giới luật nào có tính cách tích cực, nhằm vào mục đích lợi tha hơn tự lợi thì thuộc vào Đại thừa giới. Những giới thuộc về Đại thừa như: 10 giới trọng và 48 giới khinh của Bồ tát, Tam tụ tịnh giới (gồm có: Nhiếp luật nghi giới là không làm việc ác, Nhiếp thiện pháp giới là làm các việc lành, Nhiêu ích hữu tình giới là làm ích lợi cho chúng sinh, như làm các việc có tính cách từ thiện xã hội. v.v…)

Nếu đứng về phương diện hành trì mà phân loại, giới luật lại có thể chia làm hai phần lớn: một phần thuộc về chỉ trì, nghĩa là ngăn dứt ác nghiệp, một phần thuộc về tác trì, nghĩa là hành động theo thiện nghiệp.

1. Về chỉ trì, có hai bộ giới bổn:

a) Tỳ kheo giới bổn, gồm 250 giới, chia làm 8 nhóm là: 1. Ba la di (4 giới), 2. Tăng tàn (13 giới), 3. Bất định (2 giới), 4. Xả đọa (30 giới), 5. Đơn đọa (90 giới), 6. Đề xá ni (4 giới), 7. Chúng học (100 giới), 8. Diệt trách (7 giới). Hai trăm năm mươi giới này, có thể chia thành tám nhóm như trên, nhưng cũng có thể tùy nghi chia làm năm nhóm (ngũ thiên) sáu nhóm (lục tụ) hay 7 nhóm (thất tụ).

b) Tỳ kheo ni giới bổn (giới của Tỳ kheo ni) gồm có 348 giới, chia làm 7 nhóm là : 1. Ba la di (8 giới), 2. Tăng tàn (17 giới), 3. Xả đọa (30 giới), 4. Đơn đọa (178 giới), 5. Đề xá ni (8 giới), 6. Chúng học (100 giới), 7. Diệt trách (7 giới). Ba trăm bốn mươi tám giới này, có thể chia làm bảy nhóm như trên, nhưng cũng có thể tùy nghi chia thành năm nhóm, sáu nhóm hay bảy nhóm như bên Tăng.

Giới Tỳ kheo và Tỳ kheo ni trên này gọi là Cụ túc giới, nghĩa là những giới đem lại cho người thọ vô lượng giới hạnh phước đức. Nhưng 250 hay 348 giới chưa phải là nhiều. Đó chỉ là mới tóm thâu những giới luật chính, làm giềng mối cho sự trì phạm mà thôi. Nếu kể cho hết giới luật thì về “lượng” sách đồng hư không, về “cảnh” lại lan khắp cả pháp giới. Nếu kể về bậc trung, thì bên Tăng có đến 3.000 oai nghi 80.000 tế hạnh, bên Ni có đến 80.000 oai nghi 120.000 tế hạnh.

Vì sao Phật lập ra nhiều giới luật như thế ? Vì mỗi một giới là ngăn ngừa một việc xấu tệ, mà con người chúng ta là phàm phu, từ tâm niệm cho đến hành vi, có không biết bao nhiêu việc xấu tệ, nên phải có vô số giới luật để ngăn ngừa.

2. Về tác trì, gồm có 20 kiền độ.

Kiền độ nghĩa là phẩm loại, điều luật (Khanda).

Hai mươi kiền độ là:

1. Thọ giới kiền độ.

2. Thuyết giới kiền độ.

3. An cư kiền độ.

4. Tự tứ kiền độ. v.v…

Sự chia ra chỉ trì và tác trì là cốt cho dễ phân biệt trong khi giữ giới, chứ thật ra, nói một cách rốt ráo thì trong chỉ có tác, trong tác có chỉ, không thể nói một cách dứt khoát được.

IV. CÁC DANH TỪ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CẦN BIẾT

Như chúng ta đã thấy ở trên, giới luật của Phật chế ra rất nhiều, do đó, danh từ chuyên môn và cách thức giữ giới cũng rất phức tạp. Vậy muốn giữ giới được kết quả, trước tiên phải biết những điều sau đây:

1. Sao gọi là “danh, chủng, tánh, tướng” ?

a) Danh là tên (danh từ) nghĩa là tên chỉ mỗi giới, như “bất sát sinh, bất thâu đạo” v.v…

b) Chủng là chủng loại, hay nhóm, như chúng ta thấy ở phần chia các giới của Tăng, Ni, Ba la di, Tăng tàn. v.v…

c) Tánh là tâm tánh, là tánh chất ở bên trong, như người giữ giới, trong tâm niệm không nghĩ tưởng đến việc sát, đạo, dâm, vọng. v.v… hoặc thấy người phạm cũng sanh tâm vui mừng hay liên tưởng đến. Giữ gìn tâm tánh ở bên trong được thanh tịnh như vậy, gọi là “tánh giới”.

d) Tướng là hình tướng ở bên ngoài, như bên trong đã không nghĩ đến sát sanh, trộm cướp (tánh giới) v.v… mà bên ngoài, không thực hiện những điều ác ấy, gọi là “tướng giới”.

Tóm lại, mỗi khi phạm một điều tội lỗi, người giữ giới phải biết tội ấy tên gì (danh), sat hay đạo v.v… thuộc về loại nào (chủng), Ba la di hay Tăng tàng v.v… thuộc về nội tâm (tánh) hay ngoài thân (tướng) ? Và cuối cùng hành giả phải biết tội ấy, theo luật, phải trị phạt thế nào mới được thanh tịnh ?

2. Sao gọi là “khai, giá, trì, phạm” ?

a) Khai là mở, cho làm.

b) Giá là ngăn cấm, không cho làm.

Như khi Phật còn tại thế, Ngài cấm các vị Tỳ kheo leo lên cây, đó là “Giá”. Nhưng về sau, có vị Tỳ kheo vào rừng bị ác thú rượt, mà không dám leo lên cây để tránh vì sợ phạm giới, và cuối cùng phải bị ác thú hại. Từ đó, Phật dạy: “nếu có duyên sự thì được leo cây” như thế gọi là “Khai”.

Một thí dụ thứ hai: người Phật tử phải giữ giới không uống rượu, đó là “Giá”. Nhưng khi bị bệnh nặng, nếu cần rượu để hòa với thuốc, uống mới lành bệnh, thì tạm được dùng. Đó là “Khai”. Nhưng trước khi uống, phải bạch với chư Tăng.

c) Trì là giữ gìn, như khi đã thọ giới mà giữ gìn cho được thanh tịnh thì gọi là “Trì”.

d) Phạm là vi phạm, như đã thọ giới rồi mà không giữ gìn giới thì gọi là “Phạm”.

Tóm lại, trong khi tu hành giữ giới luật, hành giả luôn luôn quan sát mỗi mỗi hành vi hằng ngày của mình, xét xem một cách sáng suốt thế nào là “Trì”, thế nào là “Phạm”, trong trường hợp nào, và giới nào được “Khai”, trong trường hợp nào và giới nào không được “Khai” v.v… Nói một cách tổng quát khi đã thọ giới thì phải “Trì”. Nếu không “Trì” là “Phạm”. Tuy thế, nếu vì lòng từ bi, vì lợi ích chung, hay vì trí tuệ thúc đẩy, thì có thể “Khai” mà không phạm tội. Nhưng nếu vì tâm nhiễm ô, vì phiền não thúc đẩy mà “Khai” thì là “Phạm”.

3. Sao gọi là “chỉ trì, tác phạm và tác trì chỉ phạm” ?

a) Chỉ trì là nói về phương diện các điều ác quyết giữ gìn không gây tội lỗi.

b) Tác phạm là nói về phương diện các điều ác, đáng lẽ phải giữ gìn, mà lại không giữ được, cho nên phải phạm tội lỗi.

c) Tác trì là nói về phương diện các điều thiện, cần phải làm, mới là giữ giới.

d) Chỉ phạm là nói về phương diện các điều thiện, nếu đình chỉ không làm, là phạm giới.

Thí dụ: Về tội ăn trộm, nếu không làm là chỉ trì, nếu làm là tác phạm. Trái lại, về hạnh bố thí nếu làm là tác trì, nếu không làm là chỉ phạm.

4. Sao gọi là tánh tội và giá tội, hay tánh giới và giá giới ?

a) Tánh tội là tội sẵn có trong bản tánh chúng sanh, như sát, đạo, dâm, vọng. Bốn tánh này có sẵn trong tâm tánh chúng sanh từ vô thỉ đến nay, hễ có chúng sanh là có chúng nó. Mỗi người, không cần ai dạy bảo, không cần học tập, đều biết sát, đạo, dâm, vọng. Vì thế cho nên gọi là tánh tội.

b) Giá tội là tội không sẵn có trong bản tánh, nhưng do hoàn cảnh, do tập nhiễm mà phát sinh, như tội uống rượu chẳng hạn. Nói một cách tổng quát, ngoài bốn tánh tội là sát, đạo, dâm, vọng, còn bao nhiêu tội khác đều là giá tội cả.

c) Tánh giới là giới để ngăn ngừa bốn tánh tội là sát, đạo, dâm, vọng. Giới nầy rất quan trọng, nhưng cũng rất khó giữ. Giữ được bốn giới này còn sự tu hành tất sẽ kết quả và con đường giải thoát chắc chắn sẽ chờ đón hành giả.

d) Giá giới là giới để ngăn ngừa tội lỗi do hoàn cảnh luyện tập mà phát sinh. Những giới này ít quan trọng hơn những giới trên. Nhưng muốn giữ được tánh giới một cách ít khó khăn, phải cần giữ giá giới. Như người muốn đốn cây cổ thụ, trước tiên phải chặt dần ngành ngọn, như người dụng binh giỏi, trước khi muốn chiếm một đô thị lớn, phải ngăn chặn các con đường đi vào đô thị ấy.

V. KẾT LUẬN

Như chúng ta đã rõ, mục đích của giáo pháp mà Đức Phật chỉ bày cho chúng ta là để được minh tâm, kiến tánh và thành Phật. Tất cả các tôn phái, mặc dù có chủ trương và đặc điểm khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng đều là một: Giác ngộ và Thành Phật.

Luật tôn cũng không đi ra ngoài mục đích trên, mặc dù phương pháp có khác. Phần nhiều các tôn khác thì phải hiểu rồi mới tu, Luật tôn, trái lại, chủ trương: hãy tu đi rồi sẽ hiểu, hãy giữ gìn giới luật cho nghiêm chỉnh, thì tâm sẽ định tĩnh, thanh tịnh, tâm đã thanh tịnh, thì trí tuệ sẽ sáng suốt, chân tâm sẽ biện bày, Phật tánh sẽ phát lộ.

Thật là một chủ trương rất thiết thực, mà kết quả lại chắc chắn ! Những kẻ học rộng biết nhiều mà không giữ giới cũng chẳn khác gì ngọn đèn trước gió, có thể sáng lắm, nhưng không biết sẽ tắt khi nào. Trái lại, kẻ học ít biết hẹp mà giữ giới một cách chân thành, thì cũng như ngọn đèn có ống khói, khi mới thắp thì còn lu, nhưng không tắt và càng cháy lâu càng cháy tỏ.

Vì những lý lẽ trình bày ở trên, Luật tôn đều thích hợp với mọi căn cơ, nhất là với những căn cơ chậm lụt. Ở đời chúng ta thường thấy phần nhiều những người có căn trí lanh lẹ, hiểu nhanh biết lẹ, nhưng vì hay ỷ vào sức mình, không chịu đặt mình vào khuôn phép kỷ luật nên cuối cùng, chẳng thu hoạch được kết quả gì tốt đẹp cả. Trái lại, những kẻ có căn trí tầm thường, nhiều khi chậm lụt nữa, nhưng lại dễ thành công trên đường đời cũng như trên đường đạo, vì họ biết thủ phận, chịu khó phép mình vào kỷ luật, không tự mãn, tự cao. Nhưng đệ tử của Phật, có ai có một địa vị xã hội hạ tiện (đi gánh phân) và một căn trí thấp thỏi như ngài Ưu Ba Li ? thế mà ngài Ưu Ba Li đã trở thành một đại đệ tử của Phật, đã thành một bậc hiền thánh, chỉ vì đã nghiêm trì giới luật ! Chúng ta đây địa vị xã hội và căn trí chắc chắn không kém ngài Ưu Ba Li, lẽ nào chúng ta không thu hoạch được thành quả tốt đẹp như Ngài, nếu chúng ta cũng tập nghiêm trì giới luật như Ngài ?

Trước khi chấm dứt tôn này, chúng tôi xin mời quý Phật tử hãy suy xét kỹ lưỡng và tự trả lời mấy câu hỏi giản dị sau đây :

– Tu như thế này có cầu kỳ, xa thực tế không ?

– Đối với mình, con đường tu về Luật tôn trong “Bản đồ tu Phật” này có cần thiết, thích hợp với mình không ?

Hết phần luật tôn

Share6
Bài trước

GIỚI HỌC HOA NGHIÊM – HOÀ THƯỢNG THÍCH THÁI HOÀ GIẢNG

Bài tiếp

Trung Thu – Mang Niềm Vui Về Với Buôn Làng | Chuatutam.net

admin

admin

Bài tiếp
Trung Thu – Mang Niềm Vui Về Với Buôn Làng | Chuatutam.net

Trung Thu - Mang Niềm Vui Về Với Buôn Làng | Chuatutam.net

Thảo luận về post

Các hoạt động chính

  • Ẩm Thực Chay
  • Chân Dung Từ Bi
  • Chuyện Đạo Đời
  • DIỆU PHÁP ÂM
  • Góc Tự Tâm
  • Gương Hạnh Người Xưa
  • Hoạt Động – Tu Học
  • Khai Thị – Vấn Đáp
  • Kinh Tạng (Video)
  • Kinh Tụng (Mp3)
  • Luật Học Ứng Dụng
  • Nếp Sống Thiền Môn
  • Nghi Lễ Phật Giáo
  • Nghi Thức Tụng Niệm
  • Nhạc – Audio Tiểu Thuyết Lịch Sử
  • Nhạc Phật Giáo
  • Pháp Khí Phật Môn
  • Pháp Môn Niệm Phật
  • Phật Học Cơ Bản
  • Phật Học Thường Thức
  • Phim Phật Giáo
  • Sử Liệu – Nghiên Cứu
  • Tàng Kinh Các
  • Thi Ca
  • Thiền Tông – Ngữ Lục
  • Tin Tức – Sự Kiện
  • Văn Bản Thông Báo
  • Văn Hoá – Kiến Trúc

Lịch vạn niên

  • Lịch tháng
  • Lịch ngày

Lịch tháng

05/2025
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
1
4/4
2
5
3
6
4
7
5
8
6
9
7
10
8
11
9
12
10
13
11
14
12
15
13
16
14
17
15
18
16
19
17
20
18
21
19
22
20
23
21
24
22
25
23
26
24
27
25
28
26
29
27
1/5
28
2
29
3
30
4
31
5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Lịch ngày

Tháng 05 năm 2025
28
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 4
Ngày Đinh Dậu
Tháng Nhâm Ngọ
Năm Ất Tỵ
Lịch âm
02
Tháng 05

Youtube Channel

Đang phát

Đại Lễ Trai Đàn Chẩn Tế - Chùa Tự Tâm - TP. BMT - 16,17,18/04 năm 2014 (1/10)

Đại Lễ Trai Đàn Chẩn Tế - Chùa Tự Tâm - TP. BMT - 16,17,18/04 năm 2014 (1/10)

00:29:31

Nhạc Phật hay

  • Sám Nguyện
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/10/SamNguyen-NhaSuVienNhu-7049911.mp3
  • Mẹ Từ Bi
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/LKMeTuBiChuaToi-HuongThuy-KyPhu_3r933.mp3
  • Chắp Tay Lạy Phật (Mừng Đại Lễ Phật Đản)
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/duoi-dai-sen.jpeg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/DuoiDaiSenTrangTronThangTu-HuynhNguyenCongBang-2875303.mp3
  • Chắp Tay Niệm Phật
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/ChapTayNiemPhat-KimLinh-3514838_hq.mp3
  • Đạo Tràng Tịnh Độ
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/DaoTrangTinhDo-KimLinh-3515436_hq.mp3
  • Diệu Pháp Liên Hoa
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/DieuPhapLienHoa-KimLinh-3518838.mp3
  • Lạy Phật Dược Sư
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/LayPhatDuocSu-KimLinh-3523063_hq.mp3
  • Quan Thế Âm Mẹ Hiền
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/QuanTheAmMeHien-KimLinh-3523214.mp3

Gương hạnh người xưa

Hội Thảo: Tổ sư Thiện Hoa & sự cải cách Phật giáo Việt Nam | Chuatutam.net
Gương Hạnh Người Xưa

Hội Thảo: Tổ sư Thiện Hoa & sự cải cách Phật giáo Việt Nam | Chuatutam.net

08/11/2024
Phim tài liệu: Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21
Chân Dung Từ Bi

Phim tài liệu: Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

07/11/2024
NHỮNG LỜI DẠY CỦA HÒA THƯỢNG TRÍ TỊNH VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Gương Hạnh Người Xưa

NHỮNG LỜI DẠY CỦA HÒA THƯỢNG TRÍ TỊNH VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

07/04/2024
Nhất tâm suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ tổ Tịnh độ Việt Nam
Gương Hạnh Người Xưa

Nhất tâm suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ tổ Tịnh độ Việt Nam

07/04/2024
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu (1921 – 2024)
Chân Dung Từ Bi

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu (1921 – 2024)

15/02/2024
20/12al – KỶ NIỆM HUÝ NHẬT TRƯỞNG LÃO HT. THÍCH THIỆN HOA (1918-1973)
Gương Hạnh Người Xưa

20/12al – KỶ NIỆM HUÝ NHẬT TRƯỞNG LÃO HT. THÍCH THIỆN HOA (1918-1973)

02/02/2024
Mật hạnh tôn giả Rāhula (La-hầu-la) – Mẫu người lý tưởng cho Tăng Ni trẻ hiện nay
Gương Hạnh Người Xưa

Mật hạnh tôn giả Rāhula (La-hầu-la) – Mẫu người lý tưởng cho Tăng Ni trẻ hiện nay

26/01/2024
Nhân sự kiện Đức Thế Tôn Thành đạo: Thánh cầu hay phi Thánh cầu?
Gương Hạnh Người Xưa

Nhân sự kiện Đức Thế Tôn Thành đạo: Thánh cầu hay phi Thánh cầu?

25/01/2024
Tiểu sử và hành trạng Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742)
Chân Dung Từ Bi

Tiểu sử và hành trạng Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742)

31/12/2023
Tưởng niệm 277 năm, ngày Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670-1746), sơ tổ Thiền phái Chúc Thánh viên tịch.
Gương Hạnh Người Xưa

Tưởng niệm 277 năm, ngày Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670-1746), sơ tổ Thiền phái Chúc Thánh viên tịch.

19/12/2023
TƯỞNG NIỆM 715 NĂM PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG NHẬP NIẾT BÀN (1308 – 2023) | CHÙA TỰ TÂM
Gương Hạnh Người Xưa

TƯỞNG NIỆM 715 NĂM PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG NHẬP NIẾT BÀN (1308 – 2023) | CHÙA TỰ TÂM

15/12/2023
Di chúc & Video Tang lễ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ
Gương Hạnh Người Xưa

Di chúc & Video Tang lễ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ

03/07/2024
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vừa viên tịch
Gương Hạnh Người Xưa

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vừa viên tịch

03/07/2024
Thầy Trí Quang – Một trang lịch sử
Gương Hạnh Người Xưa

Thầy Trí Quang – Một trang lịch sử

24/11/2023
Đặc tính tư tưởng của thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam
Gương Hạnh Người Xưa

Thiền sư Hương Hải và những câu chuyện kỳ bí ít ai biết

04/11/2023
Lược sử về niên đại chùa Côn Sơn tỉnh Hải Dương & Văn Bia Đăng Minh Bảo tháp của Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả
Gương Hạnh Người Xưa

Lược sử về niên đại chùa Côn Sơn tỉnh Hải Dương & Văn Bia Đăng Minh Bảo tháp của Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

03/11/2023
Nghiên Cứu Lịch Sử | Bàn về Huyền Quang tôn giả | Đặng Thanh Bình
Gương Hạnh Người Xưa

Nghiên Cứu Lịch Sử | Bàn về Huyền Quang tôn giả | Đặng Thanh Bình

01/11/2023
Những cống hiến của ngài Ðạo An đối với Phật giáo Trung Quốc | Thích Nữ Hạnh Tri
Gương Hạnh Người Xưa

Những cống hiến của ngài Ðạo An đối với Phật giáo Trung Quốc | Thích Nữ Hạnh Tri

01/11/2023
ĐỌC CUỒNG VÂN TẬP –  狂雲集 CỦA THI TĂNG NHẤT HƯU | Đi tìm chân thực trong hư cấu | Nguyễn Nam Trân
Gương Hạnh Người Xưa

Nội Dung Phim Hoạt Hình Phật Giáo Nói Về Cuộc Đời & Đạo nghiệp Của Thiền Sư NHẤT HƯU

03/11/2023
KINH LĂNG NGHIÊM YẾU GIẢI | Trọn bộ | Sư Bà HẢI TRIỀU ÂM
Gương Hạnh Người Xưa

Cuộc đời và đạo nghiệp của Sư bà Hải Triều Âm

01/10/2023

Bài viết phổ biến

  • Nghi Thức Cầu An – Kinh Phổ Môn (Âm Hán-Việt) | Bản mới cập nhật chuẩn

    Nghi Thức Cầu An – Kinh Phổ Môn (Âm Hán-Việt) | Bản mới cập nhật chuẩn

    1142 shares
    Share 457 Tweet 286
  • 7 LỜI KHẤN NGUYỆN CHO NGÀY MỚI BÌNH AN

    2945 shares
    Share 1178 Tweet 736
  • KINH ĐẠI PHÚC ĐỨC (Mahamangala Sutta) – HT. Thích Huyền Diệu (dịch)

    3227 shares
    Share 1290 Tweet 807
  • NGHI THỨC HỒNG DANH SÁM HỐI – ÂM HÁN VIỆT (Hành trì 14, 30 ÂL hàng tháng)

    523 shares
    Share 209 Tweet 131
  • TÂY PHƯƠNG NHỰT KHÓA [Mật Tịnh Song Tu – Bản chuẩn] – HT. Thích Thiền Tâm Soạn thuật – P1

    295 shares
    Share 118 Tweet 74
  • CHÚ ĐẠI BI VÀ Ý NGHĨA TỪNG CÂU TRONG CHÚ ĐẠI BI

    329 shares
    Share 132 Tweet 82

Thống kê

  • 0
  • 87
  • 638
  • 8.317
  • 21.678
  • 2.898.082

Giới thiệu

Địa chỉ: 426/8 đường Phan Bội Châu, phường Thành Nhất, Tp Ban Mê Thuột, Đắk Lắk, Việt Nam
Sư cô Thích Nữ Liên Tâm
Email: chuatutam@gmail.com

Theo dõi

Danh mục

  • Ẩm Thực Chay
  • Chân Dung Từ Bi
  • Chuyện Đạo Đời
  • DIỆU PHÁP ÂM
  • Góc Tự Tâm
  • Gương Hạnh Người Xưa
  • Hoạt Động – Tu Học
  • Khai Thị – Vấn Đáp
  • Kinh Tạng (Video)
  • Kinh Tụng (Mp3)
  • Luật Học Ứng Dụng
  • Nếp Sống Thiền Môn
  • Nghi Lễ Phật Giáo
  • Nghi Thức Tụng Niệm
  • Nhạc – Audio Tiểu Thuyết Lịch Sử
  • Nhạc Phật Giáo
  • Pháp Khí Phật Môn
  • Pháp Môn Niệm Phật
  • Phật Học Cơ Bản
  • Phật Học Thường Thức
  • Phim Phật Giáo
  • Sử Liệu – Nghiên Cứu
  • Tàng Kinh Các
  • Thi Ca
  • Thiền Tông – Ngữ Lục
  • Tin Tức – Sự Kiện
  • Văn Bản Thông Báo
  • Văn Hoá – Kiến Trúc

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CHUATUTAM.NET @ 2013

Không có kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin Tức – Sự Kiện
  • Hoạt Động – Tu Học
  • Kinh Tạng (Video)
  • Góc Tự Tâm
  • Liên hệ

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CHUATUTAM.NET @ 2013

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist