BBT Website CHÙA TỰ TÂM trân trọng gửi đến quý độc giả bài “Khoa học nói về cuộc đời Đức Phật Thích Ca” do BBC phát hành năm 2011. Chuatutam.net đã biên tập lại.
Bộ phim tài liệu này là cái nhìn khách quan của các nhà khoa học, các nhà khảo cổ về những dấu vết thực tế: nơi Đức Phật đã sinh, nơi Ngài đã sống, và cái nhìn khách quan của họ về giáo pháp của Đạo Phật để chúng ta cùng chiêm nghiệm.
Thái tử Tất Đạt Đa sau khi giác ngộ được gọi là Đức Phật. Ngài lớn lên trong một môi trường cực quyền quý và xa hoa. Thời thanh niên, Ngài đã nếm nhiều nguồn lạc thú nhưng Ngài đã buông bỏ hết để đi tìm một trí tuệ cao siêu. Ngài đã đối diện và khám phá được bản chất của lòng tham, sự giận hờn và u mê của mình. Ngài đã lập nên tôn giáo đầu tiên của nhân loại. Một tôn giáo dùng Thiền định để đạt đến hạnh phúc hoàn toàn. Hiện tại, có hơn 400 triệu người theo đạo Phật. Tiềm năng và nỗ lực của chúng ta dẫn đến sự thật tối thượng. Cuộc đời của Ngài đã dựng nên một trong những thiên hùng ca vĩ đại và Đức Phật trở thành biểu tượng lâu dài nhất của nhân loại.
“2500 năm sau khi mất, những thông điệp của Phật vẫn còn thích hợp cho cuộc sống hiện đại. Đức Đạt Lai Lạt Ma – vị lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng tiếp tục một truyền thống thực tập được bắt đầu từ khi Đức Phật qua đời. Phật giáo được chấp nhận bởi nhiều nền văn hoá khác nhau có nhiều thể hiện. Những điều đạt được trạng thái tĩnh lặng và trong sáng, sâu, được một số xem như một tôn giáo, một triết lý hay như một ngành tâm lý trị liệu. Một số xem Phật giáo không là một tôn giáo mà là một khoa học tâm trí” (Đức Đạt Lai Lạt Ma nói).
Thông điệp của Phật thích đáng với thế kỷ 21 như đã thích đáng cách đây 2500 năm. “Điều gì đã làm cho Phật giáo được ưa chuộng đến như vậy? Một điều sâu sắc và được công nhận là Phật đã khám phá những điều cực kỳ quan trọng” (giáo sư Richard Gombrich)*.
Không như các tôn giáo khác, Phật giáo tập trung vào tâm trí, không có một thượng đế tối cao. Phật – người tỉnh thức, là một vị thầy lớn.
“Một điều dễ nhận thấy trong một thời đại mà tâm lý học thay vì tôn giáo trở thành một chọn lựa cho nhiều người. Đó là một phương pháp chữa bệnh cho nhiều vấn đề của cuộc sống và rất dễ sử dụng” (Giáo sư Kevin Trainor, Đại học Vermont)*.
Có nhiều thể hiện của Phật, và các Phật tử có một hình ảnh riêng trong tâm thức về Phật. “Sự tĩnh lặng toàn và bất bạo động được thể hiện trong hình ảnh của Phật” (Đức Đạt Lai Lạt Ma)*. Cho đến cách đây hơn 100 năm, Tây Phương không biết gì về cuộc đời của Phật. Khi Anh chiếm Ấn Độ – nơi Phật sinh làm thuộc địa, nơi Phật giáo bị tiêu diệt theo các vị vua theo Ấn Độ giáo và bởi các nhà xâm lược Hồi giáo.
“Chi tiết các địa điểm chính của cuộc đời Phật đã bị mất dần. Cho đến khi các nhà khảo cổ Anh bắt đầu khám phá Bắc Ấn. Những khám phá của họ bắt đầu gắn liền cuộc đời của Phật với những sự kiện lịch sử. Trong thập niên 1860, một số nhà khảo cổ bắt đầu nhận diện những địa điểm liên quan đến cuộc đời của Phật. Cho đến thập niên những năm 1890 đã được xác định nằm trong vùng sông Hằng nhưng 2 địa điểm quan trọng Lâm Tỳ Ni – nơi Phật đản sanh và Ca Tỳ La Vệ vẫn chưa được xác định. Ít người biết về vùng phía Bắc của sông Hằng vì đây còn là nơi rừng dày, có nhiều thú dữ và bệnh sốt rét.” (Tiến sĩ Robin Coningham. Nhà khảo cổ học Đại học Bradford nói)*
Một khám phá lớn đã tìm ra được nơi Phật sinh ra và lớn lên. Người ta tìm thấy một trụ cột tại một làng xa phía biên giới của Nepal, một đoàn khảo cổ Anh đã được cử đến để giải đoán những gì được khắc lên cột. “Văn bản được khắc bằng tiếng bản địa của vùng Bắc Ấn và cho biết đây là nơi Phật đã sinh ra.Đây là chi tiết đầu tiên cho biết Phật không chỉ là một truyền thuyết mà Phật là một người có thật. Theo tài liệu Phật giáo cổ xưa, nơi Phật sinh ra có tên là Lâm Tỳ Ni. Và bấy giờ, các nhà khảo cổ đã xác định được Lâm Tỳ Ni trên bản đồ. Bây giờ, họ cố tìm thành phố Ca Tỳ La Vệ – nơi Phật đã lớn lên. Người ta chắc rằng Ca Tỳ La Vệ nằm cách Lâm Tỳ Ni khoảng 10 hay 15km. Cuộc tìm kiếm bắt đầu từ Lâm Tỳ Ni” (Tiến sĩ Robin Coningham, Nhà khảo cổ học Đại học Bradford)*.
Sự tìm kiếm có thể dẫn đến điểm Ca Tỳ La Vệ có thể ở một ở Ấn Độ và một ở Nepal. Các nhà khảo cổ đã tranh cãi về điều này trong 100 năm. Một nghiên cứu bởi tiến sĩ Boniham và một đoàn nghiên cứu của ông là thành Ca Tỳ La Vệ nay thuộc thành phố Kapilavastu ở Nepal.
“Đó là một địa điểm đầy lý thú và được bảo trì rất tốt. Chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát địa lý và xác định được một số con đường. Rõ ràng là thành phố này đã được thiết kế theo mô thức kẻ ô trong giai đoạn chót.”(Tiến sĩ Robin Coningham. Nhà khảo cổ học Đại học Bradford*).
Tại trung tâm là một lâu đài và đây là cuộc đời của Đức Phật. 2500 năm trước đây, Bắc Ấn Độ được chia thành nhiều vương quốc và nhiều nước Cộng Hoà. Cha của Phật – Vua Tịnh Phạn được bầu làm lãnh tụ của dòng họ Sakya. Ông cai trị vương quốc gần lâu đài của mình chân đồi của dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Mada là hoàng hậu của ông. Truyền thuyết kể vào một đêm trăng rằm, hoàng hậu có một giấc mơ lạ. Giấc mơ cho biết một người gọi là Phật sắp được tái sinh. Bốn vị thiên vương đem hoàng hậu Mada lên núi Hy Mã lạp sơn khi bà vẫn còn say giấc. Họ sức nước hoa thánh và trang điểm bà với những hoa trời. Một con voi trắng với 6 ngà từ trời đi xuống. Trên lưng mang một cành hoa sen và chui vào bụng hoàng hậu. Hoàng hậu Mada sẽ sinh ra đức Phật.
“Nếu so sánh chuyện thọ thai của Phật với chuyện thọ thai của chúa Jesu thì có sự hiện diện của thiên thần. Tôi thấy có một ý tưởng giống nhau. Ý tưởng đó là những hiện tượng siêu hình cho biết một sự kiện vĩ đại đang xảy ra. Người ta nói là Phật chọn thời gian và nơi Ngài sẽ tái sinh” (Giáo sư Peter Harvey Đại học Sunderland)*.
Bé trai được đặt tên là Tất Đạt Đa, nghĩa là mọi ý muốn đều đạt được toại nguyện. Hoàng hậu Mada mang bệnh và mất mấy ngày sau đó. Dì ruột đã nuôi Tất Đạt Đa lớn lên. Vua Tịnh Phạn đã mời các giáo sĩ Ba La Môn đến và một nhà tiên tri tin cậy của vua đã dự đoán tương lai của vị Thái Tử. Nhà tiên tri thấy cơ thể Tất Đạt Đa có nhiều tướng tốt trong đó có một vòng bánh xe ở bàn chân. “Truyền thuyết cho rằng Tất Đạt Đa sinh ra với 32 tướng tốt. Người có tướng tốt này sẽ thành Phật hoặc là một đại vương cai trị thế giới. Vua Tịnh Phạn rất hứng thú về việc dự đoán Tất Đạt Đa sẽ trở thành một vị đại vương. Đó là lý do nhà vua ngăn không cho Thái tử tiếp xúc với những điều có thể dẫn đến con đường tôn giáo” (Giáo sư Peter Harvey Đại học Sunderland*).
Mọi người đều biết Tất Đạt Đa là một người đặc biệt nhất là vua Tịnh Phạn. Nhưng khi quan sát về sự tò mò của đứa con về mọi thứ xung quanh, nhà vua lo lắng là một ngày nào đó, Thái tử sẽ rời bỏ cung vàng điện ngọc để trở thành một nhà lãnh đạo tôn giáo thay vì trở thành một vị vua. Càng lớn Tất Đạt Đa càng làm cho nhà vua Tịnh Phạn vui lòng về khả năng hiếm có trong các môn thể thao: đánh kiếm, vật lộn và bắn cung. Nhưng nhà vua cũng là một chú bé đầy tò mò và suy tư. Chú bé tìm hiểu về bản chất của xung quanh hơn là về các hành động về chiến tranh. Đối với nhà vua, những cuộc chiến tranh mới là những tài năng mà chàng trai trẻ Tất Đạt Đa nên học để trở thành một nhà lãnh đạo của đất nước. Tất Đạt Đa được mong đợi là người sẽ trở thành vị vua và người bảo vệ của thành phố Ca Tỳ La Vệ – một trong những thành phố được thành lập sớm nhất ở Bắc Ấn. Lâu đài nơi Tất Đạt Đa lớn lên đã bị đổ nát từ lâu. Những vật bằng bùn và gỗ đã không để lại dấu tích gì để các nhà khảo cổ học nghiên cứu. Nhưng những vật bằng các vật liệu lâu bền đã được khám phá gần đây tại Cô la la bốt?
“Chúng tôi đã đào một con rãnh dài 3m và rộng 3 m và từ từ chúng tôi hình dung được diễn biến của công trình. Chúng tôi khá ngạc nhiên khi tìm được cái tô bằng sơn đen” (Tiến sĩ Tiến sĩ Robin Coningham – Nhà khảo cổ học Đại học Bradford*)
Mảnh nhỏ này có tầm quan trọng lớn Tiến sĩ Coningham tin là nó được chế tạo vào thế kỷ thứ 5 trước CN vào lúc Tất Đạt Đa lớn lên ở cung điện. “Đây một trung tâm kỹ nghệ nhỏ, một khu định cư mà hôm nay chúng ta ngần ngại gọi là một thành phố. Khu định cư này tập trung chung quanh một sân nhỏ của nhà vua. Đa số dân chúng sống ở vùng đất nông nghiệp xa hơn” (Tiến sĩ Coningham)*.
Chính vùng đất này – nơi cách xa cung thành đã hấp dẫn Tất Đạt Đa. Khi được 9 tuổi, vua cha cho chú bé tham dự Hội xuất cày hằng năm. Tất Đạt Đa rất hứng khởi. Tiếp xúc với thực tế ngoài kinh thành đã mở ra một nhận thức mới về thế giới cho Tất Đạt Đa và đã định hướng cho cuộc đời của chú bé. Chuyện kể là Tất Đạt Đa đã chứng kiến một người nông dân đang cày rất khổ cực, điều mà chú bé chưa bao giờ thấy tại cung điện. Tất Đạt Đa tìm cách rời lễ hội và ngồi 1 mình. Kinh nghiệm đầu tiên về cuộc sống thực tế đã có một ảnh hưởng đối với chú bé. Đối với mọi người khác, đây là một lễ hội nhưng đối với Tất Đạt Đa đây là một điều rất khác. Chiều về các sự kiện. Nhìn chiếc cày sắt và xới đất và thấy chịu khổ đau như vậy. Chú bé tự hỏi: nếu nhà nông dân đó không xới đất, con chim đã không ăn con giun. Tất Đạt Đa nhận thấy mọi vật đều có liên hệ với nhau và các hành động đều có hậu quả. Sự nhận diện chân thành trở này trở thành lời dạy chính của Phật, được biết đến là nghiệp. Khi tập trung vào những ý tưởng này, Tất đạt Đạ rơi vào trạng thái nhập định, một trạng thái mà là bước đầu tiên trên con đường dẫn đến giác ngộ. “Tất Đạt Đa ngồi dưới gốc cây và để tâm quan sát chiếc cày đang xới đất. Cùng lúc Tất Đạt Đa dễ dàng đi vào trạng thái thiền định thứ nhất đầy an lạc và hạnh phúc. Sau này, Tất Đạt Đa đã áp dụng thực tập này trên con đường tâm linh.
Mối liên hệ ở đây là sự tập trung vào một việc gì đó, đạt đến một sự tĩnh lặng. Ngoài ra lòng thương yêu với những con giun bên chiếc cày bị xới đất lên cũng giúp chàng đi vào trạng thái Thiền định này. Tôi nghĩ chúng ta có thể nói đây là một trong những năng khiếu đặc biệt của Tất Đạt Đa.” (Giáo sư Peter Harvey nói*)
Những hành động của vị Thái tử trẻ làm vua rất lo âu. Tục lệ của Bà la môn giáo, truyền thống lúc đó bắt con trai phải theo bước cha mình. “Một trong những điều làm cho câu chuyện hùng tráng là việc vua cha cố bảo vệ cho con khỏi khổ đau cả vì đã có một tiên đoán là thái tử sẽ trở thành một bậc đại vương hay sẽ bỏ quyền quý để trở thành một bậc giác ngộ. Dĩ nhiên là vua cha muốn con mình theo chân mình để làm vua.” (GS. Kenvin Trainor*)
Vua Tịnh Phạn thử đủ mọi cách để giữ Tất Đạt Đa trong cung điện. Trong thời gian Thái tử lớn lên, nhà vua cố tạo dựng cho. Theo lệ thường, Tất Đạt Đa có nhiều cung nữ đẹp giải trí cho Thái tử với âm nhạc và sắc đẹp của họ.
Tất Đạt Đa được 14 tuổi, vua cha đã tìm một người vợ đẹp cho Thái tử – công chúa Da Du Đà La. Tất Đạt Đa phải đua tài với các chàng trai khác để có thể lấy được Da Du Đà La. Nhà vua bắt đầu nghĩ đời sống nhung lụa đã bắt đầu thích hợp cho Tất Đạt Đa. Nhưng đó chỉ là điều mơ ước. Tất Đạt Đa nài nỉ vua cha cho mình ra ngoài cung điện. Không thể từ chối mãi, vua Tịnh Phạn tuyệt vọng đã ra lệnh cho dẹp hết các cảnh xấu bên trong cung điện.
Giống như phim trường Hollywood, hình ảnh người già, người nghèo khó, người bệnh tật đã được loại bỏ ra ngoài để chiếu cho Thái tử xem. Bất chấp những cố gắng đó, những tiếp xúc của Tất Đạt Đa với thế giới bên ngoài đã làm lộ ra những điều khác biệt. Với sự ngây thơ của một đứa trẻ, Tất Đạt Đa đã đi du hành với người đánh xe ngựa là Channa, làm người hướng dẫn. Thái tử sẽ đi du hành 4 lần và sẽ thấy 4 hiện tượng như nhà tiên tri đã nói. Sử sách Phật nói điều này rất quan trọng vì mỗi một du hành sẽ tiết lộ những bí mật được dấu kín của cuộc sống. Chuyến du hành đầu tiên, Tất Đạt Đa đi ra quê, nơi cách xa sự quản lý của vua cha.
Thấy một ông già đau đớn đi bộ qua lại, Thái tử hỏi Channa “ông ta bị gì”. Chana nói: “Đó là sự lão hoá”. Tất Đạt Đa lo sợ không thể tránh khỏi tuổi già và ai cũng trở nên già hết. Thực tế đã bắt đầu mở ra, dù khổ đau đã bắt đầu thống trị mọi mặt của cuộc đời. Hiện tượng thứ 2 là Tất Đạt Đa thấy một người bệnh, thân thể ông ta quằn quại với những về thương. Tất Đạt Đa hỏi Chana có phải ai cũng có thể bị bệnh và một lần nữa lại sợ hãi khi nghe trả lời là ai cũng phải bị bệnh hết. Bức tường bảo vệ xung quanh đã bắt đầu sụp đổ, càng đi nhiều, càng đối đầu nhiều với những khổ đau của cuộc sống. Thấy 1 thây ma bọc trong vải để đem đến giàn thiêu, Tất Đạt Đa kinh hoàng khi khám phá ra rằng cái chết. Một niềm tin của tôn giáo rằng sau khi chết, chúng ta sẽ được tái sinh để nỗi khổ đau chết thêm nhiều lần nữa và cũng làm cho Tất Đạt Đa kinh hoàng thêm. Dường như là không có sự kết thúc và câu trả lời cho những khổ đau của cuộc sống, và những vòng luân hồi không thể tránh được.
“Cuộc đời của Phật là một truyện ngụ ngôn vì truyện quan trọng nhất là đây là một chàng trai trẻ được trưởng thành trong một môi trường xa hoa và nhận thấy những điều đó chưa đủ vì mình bị khủng hoảng. Bị khủng hoảng vì đầu tiền là lần tiếp xúc với sự già nua, bệnh tật và chết chóc. Thật không hợp lý khi nghĩ rằng là một chàng trai thông minh – Tất Đạt Đa không biết gì về điều này. Điều đáng nói ở đây là sự va chạm dữ dội khi chúng ta đối diện với những căn bản của cuộc sống và ảnh hưởng của chúng đối với chúng ta. Và điều khẩn cấp là chúng ta phải làm điều gì để giải quyết nó.” (GS:Richard Gombrich. Ballio College, Oxford*).
Nhưng hình ảnh thứ 4 là điều đẩy Tất Đạt Đa chọn tương lai, một thầy tu mang một chiếc áo đơn giản và một bình xin thức ăn đựng trước mặt. “Ai lại có thể từ bỏ những dục lạc của cuộc đời để lang thang và xin ăn ở một vùng quê như thế?”. Chana giải thích là vị tu sĩ đà khước từ mọi dục lạc, để đối diện với thực tế và tìm kiếm cho câu trả lời cho mọi dục lạc đầy khổ đau này.
“Tôi thấy 4 hình ảnh trên là sự thể hiện hiệu quả về sự nhận thức là chúng ta sẽ già, sẽ bệnh và sẽ chết. Điều khác ở đây không phải người khác sẽ già, sẽ bệnh, sẽ chết mà chính mình sẽ già, sẽ bệnh, sẽ chết. Câu chuyện kể về cảm xúc của chúng ta khi lần đầu tiên thấy được những điều đó.” (GS : Peter Harvey*)
Khi Tất Đạt Đa trở về cung điện với lần đối diện thứ tư. Tâm thức của chàng quay cuồng với hiểu biết mới về thế giới xung quanh. Hoa trái sẽ hư thối, bốn bức tường của cung điện một ngày nào đó cũng sụp đổ. Vợ chàng vừa mới sinh một bé trai nhưng cả hai sẽ trở nên già, mang bệnh và chết. Điều đó không thể nào tránh khỏi. Chàng đã thấy vô thường và lẽ vô thường hiện hiện khắp mọi nơi. Tất Đạt Đa biết chàng sẽ bỏ rơi gia đình để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi đang giày vò chàng dù điều đó có nghĩa chàng phải rời bỏ vợ và con trai, đi ngược lại truyền thống của gia đình và của đạo Bà La Môn. Tất Đạt Đa rời gia đình để tìm lời giải đáp cho những phiền não của cuộc sống.
Chuyện kể về một làn khói thôi miên làm cho các gác canh buồn ngủ và cho phép chàng cùng Channa đi thoát qua khỏi phía đông. Bên dòng sông A No Ma, chàng cởi bỏ các châu báu, thay áo quần bằng những miếng vải rách và cắt đi mái tóc dài, yêu cầu Cha na đem những vật này về lại cung điện. Lần đầu tiên Tất Đạt Đa ở một mình, cuối cùng chàng đã thoát ra khỏi thế giới giả tạo trong cung điện, nơi mà những phiền muộn bị che giấu. Bây giờ chàng lại phải tiếp xúc với thực tế, nếu chàng muốn câu trả lời phía sau của sự tồn tại. Tất Đạt Đa phải đối diện với những khổ đau mà chàng chưa từng thấy khi chàng vào đến thành phố.
“Trong kinh thành này, dân chúng sống rất chật, có nhiều bệnh tật và phiền muộn, có người nghĩ rằng đây là lý do chính khiến Phật nhấn mạnh về khổ đau. Nó nhấn mạnh mà bất cứ ai trong bất cứ xã hội nào đều phải đối phó” (GS. Peter Harvey)*.
Tất Đạt Đa nhận thức là để tìm được giải đáp của những giúp khổ đau của mọi người, chàng phải thách thức Bà La Môn giáo – tôn giáo mà mọi người đang phải tuân thủ. Đạo Bà La Môn có những thức gọi là Vệ Đà. Vệ Đà có nghĩa là kiến thức, đều được ám chỉ, Vệ Đà là kiến thức duy nhất. GS Peter Harvey nói “Với những kiến thức này, các giáo sĩ Bà La Môn kiểm soát từng giai đoạn của cuộc sống con người từ lúc vừa mới ra đời cho đến lúc chết. Sự chúc phúc của họ là cần thiết nhưng kiến thức của họ chỉ có thể truyền lại cho những người con trai của họ. Địa vị các gia đình giáo sĩ Bà La Môn luôn được thoả đáng cho đến khi một làn sóng tư duy mới, bắt đầu thách thức họ.”
“Đó là thời điểm khi Bà La Môn giáo, một dạng Ấn Độ giáo sơ khai bị đưa vào vòng nghi vấn, giống như thời điểm của Plato và Soragret thời Hy Lạp Cổ. Mọi người bàn tán và tranh luận. Đức Phật cố cắt ngang các cuộc tranh luận ấy, ngài cố diễn tập là một sự hỗn độn về ý thức, một rừng hoang về ý thức” (GS Rachard Gombrich)*.
Khi Tất Đạt Đa khám phá khu rừng này, chàng nhận thấy khám phá cho những khổ đau và phổ biến cho mọi người thay vì chỉ cho một vài người như truyền thống của Bà La Môn.
“Đức Phật không đồng ý với người ba la môn. Đức Phật nói một người được sinh ra bằng cách sống có đạo đức. Một người ko trở thành người hạ tiện mà bằng sự sinh ra bằng cách sống hạ tiện của người đó. Giống như trong xã hội một người quý phái ko phải sinh ra trong một gia đình danh giá nào đó mà là cách sống đúng của người đó” (GS Peter Harvey*).
Tất Đạt Đa đi sâu vào miền Bắc Ấn. Chàng đang kiếm một lối sống có thể vượt qua những phiền muộn của cuộc đời . Tất Đạt Đa quan tâm đến các trường phái triết lý mới nhưng muốn đi xa hơn vào tâm thức mình. Chàng quyết định tập trung vào các kỷ thuật thiền quán và đi tìm những bậc thầy giỏi để học.
“Tổng quát thì ngày xưa có 2 loại thiền tập ở Ấn Độ. Sự thiền tập có thể đặt mình dưới áp lực của các kiểm soát hơi thở hay đôi khi nhịn đói, hay đôi khi nhận các sự khó chịu, mục đích là để tình trạng thay đổi tâm thức” (GS Rachard Gombrich)*.
Tất Đạt Đa thiền tập rất giỏi, các vị thầy đề nghị chàng ở lại nhưng Tất Đạt Đa quyết định các thực tập này không đủ để giải quyết các vấn đề do phiền não luân hồi tạo ra. Chàng khám phá các phương pháp khác, lần này tập trung về các thực tập về thân.
“Tất Đạt Đa thử một phương pháp tu khổ hạnh khắc nghiệt, có khi phải nhịn đói, không tắm rửa, nín thở trong một thời gian dài đầy tính bạo động đối với cơ thể.” (GS: Peter Harvey)
Các nhà tu khổ hạnh có thể nhịn đói và phá hoại thân thể họ. Họ nghĩ thân xác là sự trở ngại cho sự giải thoát tâm linh. Loại bỏ sự vướng mắc với thân họ sẽ tẩy bỏ được tâm thức và những vướng mắc của tâm hồn. Tất Đạt Đa cố đạt đến trang thái tự do này, chàng nhịn đói một thời gian dài cho đến khi kiệt sức và gần chết. Các chân tay của tôi trở thành những điểm nối của các dây leo khô. Mông tôi như là móng chân của một con bọ kiến. bộ xương sống của tôi lồi ra như một chuỗi vành, bộ xương sườn lộ ra như những trục xà hụ nóc nhà đang sụp đổ. Mắt tôi lõm sâu, những con ngươi lóng lánh như nước trong giếng sâu. Đầu tôi khô đét giống như một quả bí khô run rẩy và co lại dưới làn gió nóng. Lúc Tất Đạt Đa gần chết vì đói, một cô gái trẻ đã cứu chàng với một tô cơm và sữa. Tất Đạt Đa nhận thức là nếu chàng nhịn đói mãi chàng sẽ chết vì đói và ko đạt được điều gì cả.
“Hôm qua, chàng một ngàychỉ ăn một hạt cơm, thực tế là chàng đã làm cho mình khoẻ. Qua đó, chàng nhận thấy cơ thể qua việc tự hành xác, tu khổ hạnh cũng không giải quyết được vấn đề” (GS. Peter Harvey)*.
Khi năm người bạn tu thấy Tất Đạt Đa không nhịn đói nữa, họ mất niềm tin và nghĩ là chàng không có đủ sức mạnh để theo đuổi niềm tin tâm linh của mình. Họ rời bỏ chàng. Nó không hành thân xác mình, rất bình an và hạnh phúc. Tất Đạt Đa tình cờ chứng kiến một nhạc sĩ lên dây đàn ghi ta. Dây đàn sẽ không phát tiếng nếu dây đàn quá chùng, sẽ bị đứt nếu dây quá căng, sẽ phát âm thanh êm dịu nếu đồ căng vừa đủ. Sự quan sát đơn giản này đưa đến một nhận thức rất quan trọng. con đường trung đạo dẫn Tất Đạt Đa đến một cách nào.
“Con đường đó gọi là chánh niệm, ý thức về thân. Con đường này không từ bỏ và cũng không cưỡng bức cơ thể để điều khiển nó gọi là trung đạo” (GS. Peter Harvey*).
Trung đạo dẫn Tất Đạt Da đến các vùng quê, ngài đã du đạo trong 6 năm và đã có nhiều khổ đau và dẫn đến các phiền muộn, đã có nhiều suy tư sâu nhưng chàng vẫn chưa tìm được bình an và sự hài hoà trong thân tâm. Trí tuệ cao siêu và sự hạnh phúc vĩnh cữu đó được gọi là giác ngộ. Tại đây, sự cho đến trí tuệ cao siêu và hạnh phúc giác đó là giác ngộ. khi đạt đến giác ngộ. Da thịt ta có thể thối, xương ta có thể rụng.
“Tất Đạt Đa không rời nơi này hành hạ mình nữa, quá mức, không gây ra sự đau đớn. Cuộc đời đã có đủ khổ đau rồi, đâu cần phải tạo thêm khổ đau, chàng chiếu về mọi việc của cuộc sống. Chàng bắt đầu tập trung tâm ý bằng cách chú ý tập trung hơi thở ra và hơi thở vào bằng cách chậm, một cảm giác nhẹ nhàng và tinh khiết chung quanh hố bụi thời gian” (Peter Harvey*).
Ma vương trong một đám quỷ bắn mũi tên lửa vào Tất Đạt Đa. Tất Đạt Đa biến những mũi tên nửa chừng thành hoa sen và chúng đang rơi xuống xung quanh chàng. Thất bại, ma vương cho các cô con gái của mình quyến rũ Tất Đạt Đa.
“Tất Đạt Đa bị tấn công với ma vương tượng tự như cái chết và lòng ham muốn của trường phái Praydion. Cái chết là lòng ham muốn là cái chết hơi khó hiểu. Ba cô con gái của ma vương có thể làm cho mọi người thèm khát hoặc dửng dưng. Nếu nói rằng các cô gái này dâm dục này đáng ghê tởm thì mình đã là nô lệ của đam mê tình dục. Tất Đạt Đa có thể hoàn toàn tĩnh lặng, không quan tâm đến những vũ điệu quyến rũ. chỉ cần sự có mặt của họ thôi mà không có sự xua đuổi hay bị lôi cuốn” (GS. Richard Gombrich*). Khuôn mặt của các cô gái bị thối rữa trước mặt Tất Đạt Đa. rồi các cô biến mất sâu vào lòng đất.
“Có thể Tất Đạt Đa biết ma vương là một thể hiện của chính mình. Sự nhận diện tổng thể này chính là sự giác ngộ của chàng” (GS: Richard Gombrich*).
Trái đất rung chuyển khi Tất Đạt Đa chiến thắng ma vương. Chàng đã vượt qua 4 bước thiền định để đạt đến sự giác ngộ và trở thành Phật – người tỉnh thức. Đức Phật sống bảy ngày dưới cây Bồ Đề trong một trạng thái thiền định cực kỳ an lạc.
“Đây là một trạng thái mà tâm ý cực kỳ tinh khiết và rất nhạy và một dụng cụ để khám phá, giống như mặt nước tĩnh lặng của một ao hồ có thể nhìn thấy sự có mặt của con trùng nhỏ trên mặt nước” (GS. Peter Harvey*).
Trong trạng thái này, Đức Phật khám phá con đường thoát khỏi vòng luân hồi của sanh tử. Ngài nhận thấy nếu chúng ta loại bỏ sự ham muốn, chúng ta có thể loại bỏ sự bất mãn. Và phiền muộn.
“Một nguyên nhân chính của sự đau khổ và bất mãn là lòng ham muốn. Luôn có sự khác biệt giữa mình muốn và thực tế” (Peter Harvey*).
Tuệ giác Đức Phật đã sinh ra đạo Phật với 400 triệu tín đồ ngày nay. Đức Phật tóm tắt tuệ giác của Ngài trong bốn sự thật căn bản trong mọi giáo lý Phật giáo. Sự thật thứ nhất công nhận là có khổ đau trong cuộc sống. Sự thật thứ hai, nguyên nhân của khổ đau là lòng ham muốn. Sự thật thứ ba như là bác sĩ là có thuốc để chữa lòng ham muốn. Sự thật thứ tư Ngài đưa ra toa thuốc để chữa bệnh và đạt đến sự giác ngộ.
“Mục đích tối thượng là đạt được trạng thái tâm lý hoàn toàn vắng mặt sự ham muốn, u minh, tham lam, căm thù và ảo tưởng. Do đó, thoát khỏi mọi nguyên nhân dẫn đến sự tái sinh. Khi một người giác ngộ chết, họ được xem như là vượt qua mọi sự tái sinh, không trở lại. Đây được coi là sự giải thoát” (GS. Peter Harvey*).
Đức Phật dạy thêm rằng đạo đức, thiền định, tuệ giác là những bước căn bản dẫn đến giác ngộ. Ngài cống hiền cuộc đời của mình để giúp người khác đi trên con đường giải thoát tự do, không còn khổ đau. Khi số đệ tử ngày càng đông, Phật đã thành lập một Tăng đoàn. Ngày nay, một ngôi chùa đứng cạnh một cây bồ đề, con cháu của cây Bồ Đề năm xưa – nơi mà Phật đã đạt đạo. Các thầy ở đây đã trở thành một tủ sách sống về những diều Phật dạy. Tụng những điều Phật dạy dưới cây bồ đề được tin là sẽ tăng năng lượng cho những lời Phật dạy. Vị sư trưởng có trách nhiệm phải giữ gìn truyền thống này tại ngôi chùa.
“Điều quan trọng nhất là thực tập những điều Phật dạy. Thực tập chuyên cần, chánh niệm. Tội giải thích đạo Phật chỉ trong bốn chữ: thực tập chánh niệm” (GS. Peter Harvey*).Con đường đưa đến sự giác ngộ bắt đầu bằng sự thực hành và tập trung giới luật. “Đạo đức, thiền định và trí tuệ. Không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không tiêu thụ rượu or chất ma tuý” (Nhà sư Bhikkhu Bodhipala, chùa Mahabodhi Temple, Bodhgaya*).
Đây là lối sống của tăng đoàn đầu tiên. Phật trở về cung điện 7,8 năm sau khi Ngài rời bỏ họ. Chúng ta được kể là vua Tịnh Phạn về sự ra đi của Đức Phật và những khổ đau. Nhà vua nhận thức được những khổ đau được tìm kiếm. của con trai mình. Dì của Phật cũng cho phép Ngài xuất gia và trở thành tu sĩ nữ đầu tiên của lịch sử.
“Việc đức Phật từ bỏ vợ và con thơ để đi tìm mọi lời giải đáp được mọi Phật tử chấp nhận. kiếm ra được câu trả lời như thế nào, quan trọng hơn là sống với nhiều tài sản hay là sống với người thật” (GS: Richard Gombrich*).
Phật rời bỏ gd lần nữa. Ngài di dạy trong suốt 40 năm, truyền đạt lại những trí tuệ Ngài đạt được cho các đệ tử dưới cây bồ đề. Trước khi rời gia đình, Ngài làm lễ xuất gia cho con trai mình thành một Sa di trẻ. Phật khuyến khích các nên sống trong cung điện hay Tăng đoàn để có thể giúp họ tập trung vào sự nghiệp giải thoát.
“Có người đi tu thuần tuý để tĩnh mịch, để sống. Có người đi tu để truyền đạo” (Nhà sư Bhikkhu Bodhipala, chùa Mahabodhi Temple, Bodhgaya *).
Các tu sĩ từ khắp nơi trên thế giới sống trong các ngôi chùa, xung quanh gần cây bồ đề. Các vị tại gia đến đây để học với các tu sĩ. Tu sĩ Phật giáo không được có quan hệ tình dục và phải từ bỏ những ham muốn ích kỷ.
“Trong những phần của sự huấn luyện là phải rũ bỏ sự ích kỷ và đạt mình hoàn toàn trong đời sống tăng thân” – (Nhà sư Thich Hanh Hao*).
Khi đã rủ bỏ xong những ham muốn, việc huấn luyện được bắt đầu bằng việc thuộc lòng các bài kinh hay thần chú dài. Các câu thần chú này có tác dụng kiểm tra trí nhớ, sự tập trung và sự tận tâm đới với những điều Phật dạy. Qua nhiều thế kỷ, các điều Phật dạy đã thành trường phái khác nhau nhiều với sự diễn giãi và thực tập đặc thù của họ. Nhưng Phật dạy các cư sĩ cũng có thể thực tập con đường dẫn tới an lạc và hạnh phúc.
“Đa số người Tây phương đến với Phật giáo không phải để rời bỏ xã hội mà là để huấn luyện mình trở nên có ích cho xã hội. thông điệp của Phật đã trở nên một vai trò khác, trở thành một cách thể hiện bản thân để đối phó với những căng thẳng của cuộc sống và xác định mục đích của cuộc sống” (TS: Robin Coringham).
Rất nhiều người Tây phương thích thực tập Thiền định Phật giáo. “Tôi nghĩ tất cả chúng ta thỉnh thoảng nghĩ về sự huyền bí của cuộc sống. Thiền định giúp chúng ta đến nhiều hơn với cuộc sống. Nó giúp chúng ta thành thản, làm chủ được tâm ý và giúp chúng ta ý thức được sự liên hệ giữa chúng ta với muôn loài. Về vô thường, về niết bàn” (Kenvin Trainor*).
Một vài trường phái tin rằng Đức Phật có khả năng du hành và làm nhiều phép lạ. Vài trường phái tin đức Phật là một con người bình thường và chính điều này làm cho thông điệp của Đức Phật trở nên có giá trị hơn. Một điều chắc chắn là đức Phật muốn mọi người nhớ đến với những yếu điểm của nó. Những yếu điểm không phải về mặt đạo đức và trí tuệ mà về mặt thân thể. Cuối đời, Ngài bị căn bệnh đau lưng và một vài bệnh khác. Đức Phật mất khi Ngài 80 tuổi. Ngài đã nhập định trong một trạng thái bình an vĩnh cửu khi nhắm mắt. Một hội đồng được thành lập để ôn lại những lời Phật dạy cho thế hệ kế tiếp. Những điều này được học thuộc lòng và trao truyền cho thế hệ này qua thế hệ khác. Thân xác của Phật được hoả thiêu và những xá lợi được giữ lại. 200 năm sau vua A Dục – vị hoàng đế đầu tiên của Ấn độ thống nhất cất giữ xá lợi này được cất giữ vào tháp. Vua A Dục truyền đạo theo Phật giáo. Nhà vua đã xây dựng tháp và trụ kỷ niệm của Phật. Nhà vua trở thành nhân vật kiểu mẫu cho và là kiểu mẫu cho các nhà Phật giáo tương lai khắp châu Á. Họ xem A Dục là một nhà vua và một vị hộ pháp Phật giáo hoàn hảo.
“Chúng ta biết vua A Dục cai trị 2/3 lãnh thổ Phật giáo hiện đại. Vào giữa thế kỷ thứ 3 TCN, Ngài gởi các phái đoàn truyền giáo đến các miền từ Carnis đến Srilanka. Vua srilanka ủng hộ. Srilanka trở thành một nước Phật giáo cho đến nay. Đó là cách Phật giáo được truyền đi cho các nước qua nhiều thế kỷ” (Richard Gombrich*).
Những trụ đá của vua A Dục tồn tại lâu hơn Phật giáo ở Ấn Độ. Chúng chịu đựng được cuộc xâm lăng của Phật giáo và sống sót để tạo được sự chú ý của các nhà khảo cổ người Anh. “Điều này tạo một sức đẩy cho sự sống lại của Phật giáo. Sự mong muốn với những địa điểm mà Phật đã sống. Đây là những hình ảnh Phật giáo cho người Tây phương. Những hình ảnh cũng giúp cho việc phục hồi Phật giáo ở Châu Á” (Kenvin Trainor)*.
Ngày hôm nay, các địa điểm chính cho cuộc đời đức Phật cũng giúp cho du khách và người hành hương đến thăm Ngài. Họ hy vọng tìm được bình an vĩnh cửu và khỏi sinh tử.
“Một sự trớ trêu là sau khi đức Phật mất, Ngài đã trở thành đối tượng sự tôn thờ, một sự có tính cách lễ nghĩ lớn nhất trong lịch sử điều mà Ngài lúc còn sống đã chỉ ra là hoàn toàn vô dụng” (Richard Gombrich*). Các ngôi chùa được xây dựng ở Bồ đề đạo tràng là đại diện cho các truyền thống Phật giáo khắp thế giới. Phật giáo dưới mọi hình thức đã trở về nhà, về với cây Bồ đề – nơi mà một vị thái tử đã giác ngộ thành Phật. “Phật đã đạt được sự giải thoát trong một tích tắc.
U mê muôn vạn kiếp.
Ngộ chỉ một sát na.
Giây phút giác ngộ đó đã làm nên tôn giáo đầu tiên. Một tôn giáo không có một đấng tối cao. Và con đường giải thoát nằm trong tầm tay của mỗi chúng ta.” (GS. Richard Gombrich)
BBT Website CHÙA TỰ TÂM trân trọng gửi đến quý độc giả bài “Khoa học nói về cuộc đời Đức Phật Thích Ca” do BBC phát hành năm 2011 – Bản Full – phụ đề tiếng Anh.
BBT CHÙA TỰ TÂM
Thảo luận về post