HT Thích Thuyền Ấn dịch: Duy thức tam thập tụng
TIN LIÊN QUAN
- [Thi ca] THIÊN LÝ ĐỘC HÀNH – TUỆ SỸ | Thư viện Huệ Quang
- Triết học về tánh Không | HT Thích Tuệ Sỹ
- Dẫn vào Duy Thức học | HT Thích Tuệ Sỹ
- Sự hủy diệt của một trào lưu tư tưởng | HT Thích Tuệ Sỹ
- [PDF] PHẬT ĐIỂN PHỔ THÔNG | DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT | Nhiều Tác Giả | Chủ biên bản dịch Việt: LÊ MẠNH THÁT – TUỆ SỸ
Triṃśikā-Vijñaptimātratāsiddhiḥ
The Thirty Verses on Consciousness-only
Duy thức tam thập tụng
唯 識 三 十 頌
Tác giả: Bồ tát Vasubandhu (Thế Thân, 世親)
Dịch giả: Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn
(Tài Liệu Học Tập Lớp Cao Học Triết của Đại Học Văn Khoa
Viện Đại Học Vạn Hạnh, Niên Khóa: 1972-1973)
LỜI TỰA
Trimsika là luận văn cuối cùng của Bồ tát Vasubandhu. Bộ luận nầy gồm có ba mươi bài tụng, nên được dịch sang tiếng Trung Hoa là “Tam Thập Tụng”, đây chính là nghĩa của Trimsika. Ngài Huyền Trang Pháp sư khi dịch nó ra Hán văn có thêm vào hai chữ “Duy Thức”, gọi là “Duy Thức Tam Thập Tụng”; vì trong ba mươi bài tụng ấy Bồ tát Vasubandhu đã tóm thâu toàn vẹn tinh ba của Duy Thức Học.
Bộ luận Trimsika đã được dịch ra tiếng Pháp, Trung Hoa, Tây Tạng, Nhật và cả tiếng Đức rồi. Nhưng từ trước đến nay chưa ai dịch nó từ Sanskrit ra Anh văn cả. Vào năm 1971 có vài người bạn ngoại quốc muốn học về Duy Thức Học, nên tôi đã dịch Trimsika từ nguyên bản Sanskrit ra Anh văn để dạy. Niên khóa 1972-1973, trong khi giảng dạy cho lớp Cao Học Triết tại Trường Đại Học Văn Khoa của Viện Đại Học Vạn Hạnh, tôi đã dùng bộ luận nầy làm một môn trong những môn giảng dạy, vì Duy Thức Học là một hệ thống triết học của Đông Phương, và của cả thế giới hiện đại. Nó xuất hiện sớm hơn và siêu việt hơn cả chủ thuyết Duy Tâm (Idealism) của Berkeley trong triết học Tây phương.
Khi giảng dạy, để sinh viên có sự so sánh đối chiếu cho bản ý của luận văn được rõ, nên tôi đã phiên âm lại bằng phiên âm mẫu tự quốc tế, từ nguyên bản chữ Sanskrit của TRIMSIKA do Sylvain Lévi ấn hành tại Paris năm 1925, kèm với bản dịch Anh văn của tôi. Cọng vào đó, tôi ghi thêm bản dịch Hán văn “Duy Thức Tam Thập Tụng” của Ngài Huyền Trang đã dịch thẳng từ nguyên bản Sanskrit. Kế tiếp tôi dịch bản Hán văn ấy của Ngài Huyền Trang ra Việt văn, để sinh viên khi tham khảo, tiện việc so sánh đối chiếu. Thành thử bản Anh văn trong đây là tôi dịch thẳng từ nguyên bản Sanskrit của Bồ tát Vasubandhu; còn bản Việt văn là tôi dịch từ bản dịch Hán văn của Ngài Huyền Trang.
Nếu đọc và đối chiếu giữa nguyên bản trong tiếng Sanskrit của Bồ tát Vasubandhu, với bản dịch Hán văn của Ngài Huyền Trang, chúng ta sẽ thấy có một vài chỗ khác nhau. Hình như nguyên nhân sinh ra sự kiện đó, là vì Ngài Huyền Trang đã phải dịch ra tiếng Trung Hoa bằng kệ văn (bằng từng bài kệ bốn câu, mỗi câu gồm năm chữ); từ đó gây nên có một vài chỗ khác nhau. Đây là lý do khiến tôi đã dịch bằng tản văn, chứ không dịch bằng kệ văn (vận văn), trong khi dịch bộ luận nầy ra Anh văn và Việt văn. Tuy nhiên đối với ý chính của Bồ tát Vasubandhu trong nguyên bản Sanskrit, Ngài Huyền Trang khi dịch ra Hán văn không hề làm sai lạc một tí nào. Vậy xin chân thành ghi mấy giòng nầy để quí vị lưu ý.
Trân trọng.
1. Ãtmadharmopacãro hi vividho yah pravartate / Vijnãnaparinãme ‘sau parinamah sa ca tridha //
Anh:
Because of undertaking about the Self (ãtman) and dharma, it issues out may various appearances; which are transformed from (on) the consciousness (vijnãna), these transforming consciousness are three kinds:
Hán:
由假說我法
有種種相轉
彼依識所變
此能變唯三
Do giả thuyết ngã, pháp
Hữu chủng chủng tướng chuyển Bỉ y, thức sở biến
Thử năng biến duy tam
Việt:
Do giả thiết ra ngã và pháp, mà có các hiện tượng sai khác. Tất cả hiện tượng (về ngã và pháp) ấy đều do thức chuyển biến phát sinh. Thức năng biến nầy có ba loại:
2. Vipãko mananãkhyas ca vijnaptir visayasya ca / tatrãlayãkhyavijnãnam vipakah sarvabijakam //
Anh:
The maturing consciousness, the manana consciousness, and the perceiving objects consciousness.
First is called the ãlaya consciousness, (it is also called) the maturing-consciousness, and the all-bijas-consciousness.
Hán:
謂異熟思量
及了別境識
初阿賴耶識
異熟一切種
Vị Dị thục, Tư lương
Cập Liễu biệt cảnh thức
Sơ A lại da thức
Dị thục nhứt thiết chủng
Việt:
Đấy là thức Dị thục, thức Tư lương, và thức Phân biệt các đối tượng (các trần cảnh).
Trước tiên là Thức Ãlaya, nó cũng gọi là thức Dị thục, và cũng có tên là thức Nhất thiết chủng.
3. Asamviditakopãdi athãnavijnaptikam ca tat / sadã sparsamanaskãravitsamjnãcetanãnvtam //
Anh:
It is unknown about its (ãlaya) storing place (kopãdi), and its perceiving.
(The ãlaya) joins together with touch, volition, feeling, thought, and thinking.
Hán:
不可知執受
處了常與觸
作意受想思
相應唯捨受
Bất khả tri chấp thọ
Xứ liễu thường dữ
Xúc Tác ý, Thọ, Tưởng,
Tư Tương ưng duy Xả thọ
Việt:
Không thể biết được những thứ (tướng phần) mà nó chấp trì, và khả năng liễu biệt (kiến phần) của chính nó (thức ãlaya).
Thức nầy thường tương ưng với các tâm sở: Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, và Tư. Đặc biệt nó chỉ tương ưng với Xả thọ.
4. Upeksã vedanã tatrãnivrtãvyãkrtam ca tat / Tatha sparsãdayah tac ca vartate srotasaughavat//
Anh:
Associating with sensation (vedanã). It is uncovering, and undistinction; so is the touch, and so on…; (i.g: these five sarvatragas also have the same characteristic with ãlaya), the ãlaya is always moving forward like a strong torrent.
Hán:
是無覆無記
觸等亦如是
恒轉如瀑流
阿羅漢位捨
Thị vô phú vô ký
Xúc đẳng diệc như thị
Hằng chuyển như bộc lưu
A la hán vị xả
Việt:
Đặc tính của thức ãlaya là vô phú, vô ký. Xúc … v.v… cũng như thế. Nó tiếp nối chuyển biến như giòng nước chảy xiết. Đến địa vị A la hán mới xả bỏ (tên của thức ãlaya).
5. Tasya vyãvrtir arhatve tad ãsritya pravartate / Tadãlambam manonãma vijnãnam mananãtmakam //
Anh:
It is ceased in Arhatship.
Depending on it (ãlaya), the Mana consciousness is produced, and it conceives the (ãlaya) consciousness. It is called the Manas consciousness. Intellection about the Self is its nature.
Hán:
次第二能變
是識名末那
依彼轉緣彼
思量為性相
Thứ đệ nhị năng biến
Thị thức danh Mạt na
Y bỉ chuyển duyên bỉ
Tư lương vi tánh tướng.
Việt:
Thức năng biến thứ hai là thức Mạt na, thức nầy nương vào thức ãlaya mà sinh khởi, và trở lại duyên chấp thức Ãlaya (làm tự ngã). Đặc tính của nó là tư lương chấp ngã.
6. Klesais caturbhih sahitam nivrtãvyãkr taih sadã/ Ãtmadrstyãtmamohãtmamãnãtmasnehasamjnitaih //
(ãtma-drstya, ãtma-moha, ãtma-mãna, ãtma-sneha samjnitaih /)
Anh:
Relating with the covering and undistinction; It accompanies with four klesas; Self-view, Self-ignorance, Self-pride, and Self-love.
Hán:
四煩惱常俱
謂我癡我見
並我慢我愛
及餘觸等俱
Tứ phiền não thường câu
Vị Ngã si, Ngã kiến
Tịnh Ngã mạn, Ngã ái
Cập dư Xúc đẳng câu
Việt:
Thức nầy thường tương ưng với bốn thứ phiền não là: Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái. Nó tương ưng với năm biến hành tâm sở là Xúc …v.v…
7. Yatrajas tanmayair anyaih sparsãdyais cãrhato na tat/ Na nirodhasamãpattau mãrge lokottare na ca //
Anh:
Whenever (the Ãlaya) is born, (the Mana) continually and relatedly comes to there to be born with it (ãlaya). There is not of it (Mana) in Arhatship, in the Meditation of Cessation (nirodha-samãpatta), and in the Superior Purification State (mãrga-lokottara).
Hán:
有覆無記攝
隨所生所繫
阿羅漢滅定
出世道無有
Hữu phú vô ký nhiếp
Tùy sở sanh sở hệ
A la hán Diệt định
Xuất thế đạo vô hữu
Việt:
Đặc tính của Mạt na là hữu phú vô ký, tùy theo thức ãlaya sinh vào nơi nào, thì thức nầy liên hệ sinh theo vào nơi đó. Khi đạt đến quả A la hán, vào Diệt tận định, hay chứng Đạo xuất thế, thì không còn nó nữa (không còn tên của Mạt na thức nữa).
8. Dvitiyah parinãmo ‘yam tritiyah sadvidhasya yã/ Visayasyopalabdhih sã kusalãkusalãdvayã //
Anh:
This is the second transformation (parinama). The third (transformation) consists six kinds, which perceive all objects.
Good, not good, and neither good nor not good (these three are their nature).
Hán:
次第三能變|
差別有六種
了境為性相
善不善俱非
Thứ đệ tam năng biến
Sai biệt hữu lục chủng
Liễu cảnh vi tánh tướng
Thiện, bất thiện câu phi
Việt:
Kế đến là thức năng biến thứ ba, gồm có sáu món sai khác nhau, công dụng của nó là phân biệt các đối tượng (trần cảnh). Đặc tính của chúng nó là gồm nhiếp cả thiện, ác, và vô ký.
9. Sarvatragair viniyataih kusalais caitasair asau/ Samprayuktã tathã klesair upaklesais trivedanaih//
Anh:
The related-mental-functions (caitasa) (of these consist: The Sarvatragas (general), viniyata (special), good evils, minor-evils, and three sensations.
Hán:
此心所遍行
別境善煩惱
隨煩惱不定
皆三受相應
Thử tâm sở Biến hành
Biệt cảnh, Thiện, Phiền não
Tùy phiền não, Bất định
Giai tam thọ tương ưng
Việt:
Những tâm sở tương ưng với sáu thức nầy gồm có: Biến hành, Biệt cảnh, Thiện tâm sở, Căn bản phiền não, Tùy phiền não, và Bất định tâm sở. Sáu thức nầy tương ưng với cả ba thức cảm thọ.
10. Ãdyãh sparsãdayas chandãdhimoksasmatayah saha/ Samãdhibhyãm niyatãh sraddhãtha hrĩr apatrapã//
Anh:
The Sarvatragas consist Touch, and so on… The viniyatas (special mental functions) are desire, resolve, remember, concentration, wisdom. The Kusalas (the good mental functions) are faith, shame, bashfulness.
Hán:
初遍行觸等
次別境謂欲
勝解念定慧
所緣事不同
Sơ Biến hành: Xúc đẳng
Thứ Biệt cảnh vị Dục
Thắng Giải, Niệm, Định,
Tuệ Sở duyên sự bất đồng
Việt:
Biến hành tâm sở gồm có Xúc… v.v… Biệt cảnh tâm sở gồm có Dục, Thắng giải, Niệm, Định, và Tuệ. Đối tượng sở duyên của chúng không đồng nhau.
11. Alobhãdhitrayam viryam prasarabdhih sãpra- mãdika / Ahimsã kusalãh klesã rãgapratighamũdhayah //
Anh:
Non-convetousness, Non-hatred, Non-ignorance, energy, repose of mind, vigilance, equanimity, and Non-injury. The Evils (klesa) are covetousness, hatred, ignorance.
Hán:
善謂信慚愧
無貪等三根
勤安不放逸
行捨及不害
Thiện vị Tín, Tàm, Quí
Vô tham đẳng tam căn
Cần, An, Bất phóng dật
Hành xả cập Bất hại
Việt:
Thiện tâm sở (gồm có 11 thứ): Tin tưởng, Tàm, Quí, Không tham, Không sân, Không si, Siêng năng, Thư thái, Không phóng túng, Không chấp trước, Không làm tổn hại kẻ khác.
12. Mãnadrgvicikitsas ca krodhopanahane punah / Mrahsah pradãsa irsyãtha mãtsaryam saha mayayã //
Anh:
Arrogance, doubt, and false view.
The Minor Evils—Upaklesa-are anger, enmity, concealment, affliction, envy, parsimony, deception.
Hán:
煩惱謂貪瞋
癡慢疑惡見
隨煩惱謂忿
恨覆惱嫉慳
Phiền não vị Tham, Sân
Si, Mạn, Nghi, Ác kiến
Tùy phiền não vi Phẫn
Hận, Phú, Não, Tật, Xan
Việt:
Căn bản phiền não gồm có (sáu thứ): Tham, Sân, Si, Kiêu mạn, Nghi ngờ, và Thành kiến sai lầm.
Tùy phiền não gồm có (20 thứ): Căm phẫn, Uất hận, Che dấu tội lỗi của mình, Làm não loạn kẻ khác, Ganh ghét, Hà tiện.
13. Sãthyam mado ‘vihimsãhrĩr atrapã styãnam uddhavah/ Ãsraddhyam atha kausĩdyam pramãdo musitã smrtih//
Anh:
Fraudulence, pride, injury, shamelessness, non-bashfulness, low- spiritedness, restlessness (noisiness), non-faith, sloth, negligence, forgetfulness.
Hán:
誑諂與害憍
無慚及無愧
掉舉與昏沈
不信並懈怠
Cuống, Xiểm dữ Hại, Kiêu
Vô tàm cập Vô quí
Trạo cử dữ Hôn trầm
Bất tín tịnh Giải đãi
Việt:
Dối trá, Dua nịnh, Hãm hại kẻ khác, Kiêu căng, Không biết tự hổ, Không biết thẹn với tha nhân, Náo động, Hôn mê, Không tin tưởng, Lười biếng.
14. Viksepo samprajanyam ca kaukrtyam middham eva ca / Vitarkas ca vicãras cety upaklesã dvaye dvidhã //
Anh:
Distraction, and non-discernment.
(The Aniyatas — The Indeterminate mental functions) are Repentance, Drowsiness; and Reflection.
Investigation, each both (of them) are arranged in two ways (good or not good).
Hán:
放逸及失念
散亂不正知
不定謂悔眠
尋伺二各二
Phóng dật cập Thất niệm
Tán loạn, Bất chánh tri
Bất định vị Hối, Miên
Tầm, Tư nhị các nhị
Việt:
Phóng túng, Quên, Rối loạn, Nhận thức sai lầm. Bất định tâm sở gồm có (4 thứ): Hối hận, Ngủ, Sự tìm kiếm, Suy tư về sự tìm kiếm.
15.Pancãnãm mũlavijnãne yathãpratyayam udbhavah/ Vijnãnãnãm saha na vã tarangãnãm yathã jale//
Anh:
By causes, whether the five consciousnesses are appeared together or not (they are always depending) on the Basic- consciousness (Ãlaya Consciousness) to appear; just as waves are dependent on the water.
Hán:
依止根本識
五識隨緣現
或俱或不俱
如波濤依水
Y chỉ Căn bản thức
Ngũ thức tùy duyên hiện
Hoặc câu hoặc bất câu
Như ba đào y thủy
Việt:
Các thức đều y cứ vào Căn bản thức mà hiện khởi, như sóng nương vào nước mà sinh khởi. Năm thức trước tùy duyên phát khởi tác dụng, có khi chúng cùng sinh khởi với nhau đôi khi chúng không cùng sinh khởi với nhau.
16.Manovijnãnasambhũtih sarvadãsamjnikãd tre/ Samãpattidvayãn middhãn mũrchanãd apy acittakãt//
Anh:
The Mind consciousness always manifests, unless (when one) is born in the realm of non-thought (asamjnika). (or is in these unconsciousness situations: 1. Asamjni-samãpatti, 2. Nirodha- samãpatti), in sleeping, and in a swoon.
Hán:
意識常現起
除生無想天
及無心二定
睡眠與悶絕
Ý thức thường hiện khởi
Trừ sanh Vô tưởng thiên
Cập Vô tâm nhị định
Thùy miên dữ muộn tuyệt
Việt:
Ý thức thường hiện khởi, chỉ trừ khi sinh lên cõi trời Vô tưởng, khi nhập vào Vô tưởng định và Diệt tận định, lúc ngủ mê, và khi bị chết giấc (năm trường hợp trên đây ý thức không hiện khởi tác dụng).
17. Vijnãnaparinãmo ‘yam vikalpo yad vikalpyate/ Tena tan nãsti tenedam sarvam vijnaptimãtrakam//
Anh:
(From) the transforming-consciousness (vijnãnaparinãma), the distinguishing (vikalpa) / appears / from which the distinguished (object appears). They all are nothing but Consciousness (vijnãna) only.
Hán:
是諸識轉變
分別所分別
由此彼皆無
故一切唯識
Thị chư thức chuyển biến
Phân biệt sở phân biệt
Do thử bỉ giai vô
Cố nhứt thiết Duy thức
Việt:
Do các thức chuyển biến sinh khởi ra các năng phân biệt và sở phân biệt; lại chính các pháp nầy đều không, cho nên tất cả là Duy thức.
18. Sarvabijam hi vijnãnam parinãmas tathã tathã/ Yãty anyonyavasãd yena vikalpah sa sa jãyate //
Anh:
Because of the All-Bijas-Consciousness (ãlaya-vijnãna) transforms thus thus; by the mutual-power those those variations (various things) have been producing.
Hán:
由一切種識
如是如是變
以展轉力故
彼彼分別生
Do Nhứt Thiết Chủng thức
Như thị như thị biến
Dĩ triển chuyển lực cố
Bỉ bỉ phân biệt sanh
Việt:
Do thức Nhất thiết chủng chuyển biến sinh ra các pháp như thế, do năng lực liên tục chuyển biến sinh khởi của nó, mà các pháp sai khác nhau phát sinh.
19. Karmano vãsanã grãhadvayavãsanayã saha / Ksne pũrvavipake ‘nyadvipãkam gianayanti tat //
Anh:
The vãsanã of action, with the two (kinds of) holding of vãsanã, when the former maturation (former life) is destroyed (dead), produce an other maturation (other life).
Hán:
由諸業習氣
二取習氣俱
前異熟既盡
復生餘異熟
Do chư nghiệp tập khí
Nhị thủ tập khí câu
Tiền Dị thục ký tận
Phục sanh dư quả thục
Việt:
Do tập khí của các nghiệp, cùng với tập khí của hai loại năng thủ và sở thủ (về danh ngôn và ngã chấp), nên khi thân mạng của kiếp trước (tiền dị thục) đã chết đi, thì nối tiếp sinh khởi thân mạng của kiếp sau.
20. Yena yena vikalpena yad yad vastu vikalpyate/ Parikalpita evãsau svabhãvo na sa vidyate //
Anh:
By the imaginer (imagination—vikalpa) which imagines every things (imagined objects—vikalpyate). The nature of this Parikalpita (false imagination) is known (that it is) nothing.
Hán:
由彼彼遍計
遍計種種物
此遍計所執
自性無所有
Do bỉ bỉ Biến kế
Biến kế chủng chủng vật
Thử Biến kế sở chấp
Tự tánh vô sở hữu
Việt:
Do tánh Biến kế chấp nên lầm chấp (nhận thức sai) các sự vật. Tính Biến kế chấp nầy bản chất nó không thật.
21. Paratantrasvabhãvas tu vikalpah pratyayodbhavah / Nispannas tasya pũrvena sadã rahitatã tu yã //
Anh:
The Paratantrasvabhãva (is depending on other various causes to become).
The Nispanna (The Parinispannasvabhãva—The real nature) is dwelling on it (The Paratantra), but it separates from the former nature (The Parikalpita).
Hán:
依他起自性
分別緣所生
圓成實於彼
常遠離前性
Y tha khởi tự tánh
Phân biệt duyên sở sanh
Viên thành thật ư bỉ
Thường viễn ly tiền tánh
Việt:
Tánh Y tha khởi là do các duyên (các yếu tố) sai khác mà phát sinh.
Tánh Viên thành thật là tự nó sẵn có ngay trong tánh Y tha khởi, Nó thường rời xa tánh Biến kế chấp.
22. Ata eva sa naivãnyo nãnanyah paratantratah / Anityatãdivad vãcyo nãdrste ‘smin sa drsyate //
Anh:
Therefore it (Parinispanna) is neither the same nor different with the Paratantra; as the impermanent character (with the impermanent things); it is said that: if we would not see the Parinispanna, so the Paratantra could not be seen.
Hán:
故此與依他
非異非不異
如無常等性
非不見此彼
Cố thử dữ Y tha
Phi dị phi bất dị
Như vô thường đẳng tánh
Phi bất kiến thử, bỉ
Việt:
Cho nên tánh Viên thành thật cùng với tánh Y tha khởi, không phải khác, cũng không phải không khác; giống như đặc tính vô thường của sự vật cùng với sự vật (cũng không phải khác và không phải không khác).
Nếu ai chưa liễu đạt được tánh Viên thành thật, thì không thể hoàn toàn thấu triệt được tánh Y tha khởi.
23. Trividhasya svabhãvasya trividhãm nihsvabhãvatãm / Samdhãya sarvadharmãnãm desitã nihsvabhãvatã//
Anh:
From the three Svabhãvas, the three nih svabhãvas (three non- entities) having established, it is revealed (by the Buddha) that all dharmas are non entity.
Hán:
即依此三性
立彼三無性
故佛密意說
一切法無性
Tức y thử tam tánh
Lập bỉ tam Vô tánh
Cố Phật mật ý thuyết
Nhứt thiết pháp vô tánh
Việt:
Từ nơi ba tánh nầy mà thiết lập ra ba Vô tánh, đấy là mật ý của đức Phật muốn nói: ‘Tất cả pháp là Không tánh’.
24. Parathamo laksanenaiva nihsvabhãvo ‘parah punah/ Na svayambhãva etasyety aparã nihsvabhãvatã//
Anh:
First is the non entity of form (laksana-nihsvabhãvata). Another is the non-entity of self-being (na svayambhãva). The next (third) one is the non-entity of this (self and form).
Hán:
初即相無性
次無自然性
後由遠離前
所執我法性
Sơ tức Tướng vô tánh
Thứ Vô tự nhiên tánh
Hậu do viễn ly tiền
Sở chấp ngã pháp tánh
Việt:
Trước hết là Tướng vô tánh, kế đến là Vô tự nhiên tánh, và sau cùng (là Thắng nghĩa vô tánh), vì nó rời xa tánh Biến kế chấp vào ngã và pháp ở trước.
25. Dharmãnãm paramãthas ca sa yatas tathatãpi sah/ Sarvakãlam tathãbhãvãt saiva vijnaptimãtratã //
Anh:
This is the absolute reality of all dharmas, it also is the Tathatã. (Which) always is the real nature, and also is the (nature of) Vijnaptimãtratã (the consciousness) only.
Hán:
此諸法勝義
亦即是真如
常如其性故
即唯識實性
Thử chư pháp thắng nghĩa
Diệc tức thị Chân như
Thường như kỳ tánh cố
Tức Duy thức thật tánh
Việt:
Đấy tức là Thắng nghĩa tánh của các pháp, cũng tức là Chân như, bởi vì bản tánh nó vốn chân thật; Đấy chính là thực tánh của Duy thức.
26. Yãvad vijnaptimãtratve vijnãnam nãvatisthati/ Grãhadvayasya anusayas tãvan na vinivartate //
Anh:
Until one does not arrive on the vijnaptimãtrata (the nature of vijnãna) yet, (because of) at that time (his) anusaya (1) of the two holding (grãhadvaya) is not destroyed yet.
Hán:
乃至未起識
求住唯識性
於二取隨眠
猶未能伏滅
Nãi chí vị khởi thức
Cầu trú Duy thức tánh
Ư nhị thủ Tùy miên
Du vị năng phục diệt
Việt:
Người tu hành khi thức tánh chưa phát hiện, muốn cầu được an trụ (liễu đạt) Duy thức tánh, nhưng Tùy miên của hai thứ năng thủ và sở thủ vẫn chưa trừ diệt được (nên chưa thể chứng được Duy thức tánh).
27. Vijnaptimãtram evedam ity api hy upalambhatah/ Sthãpayann agratah kim cit tanmãtre nãvatisthate//
Anh:
Establishing a little object in front of him, (then one thinks of that) this is the vijnaptimãtra (the nature of vijnãna), (but) because of the obtaining, he does not really arrive on the nature of vijnãna.
Hán:
現前立少物
謂是唯識性
以有所得故
非實住唯識
Hiện tiền lập thiểu vật
Vị thị Duy thức tánh
Dĩ hữu sở đắc cố
Phi thật trú Duy thức
Việt:
Trong khi tu hành mà còn thấy có đối tượng chứng đắc, và cho đó là Duy thức tánh; thì vì còn có đối tượng sở đắc, nên chưa phải đích thực an trụ (liễu ngộ) Duy thức tánh (Chân như tánh).
28. Yadã tv ãlambanam vijnãnam naivopalabhate tadã/ Sthitam vijnãnamãtratve grãhyabhãve tadagrahãt//
Anh:
Whenever the wisdom (of one) has no obtaining in perceiving object, at that time he is abiding on the vijnãna-mãtrata (the nature of vijnãna) from not holding (freeing from) the two grãhas.
Hán:
若時於所緣
智都無所得
爾時住唯識
離二取相故
Nhược thời ư sở duyên
Trí đô vô sở đắc
Nhĩ thời trú Duy thức
Ly nhị thủ tướng cố
Việt:
Nếu khi ai đối với đối tượng sở duyên, quán trí không còn thấy có đối tượng sở đắc. Bấy giờ người ấy mới thực an trụ (liễu ngộ) Duy thức tánh, vì đã xa lìa hai tướng năng thủ và sở thủ.
29. Acitto ‘nupalambho ‘sau jnãnam lokottaram ca tat/ Ãsrayasya parãvrttir dvidhã dausthulyahãnitah //
Anh:
The unobtaining is beyond thought, this is the supra-mundance- wisdom.
(One) relinquishes the two evils (dvidhã-dausthulya), (he then is) dwelling in freedom (parãvrtti).
Hán:
無得不思議
是出世間智
捨二粗重故
便證得轉依
Vô đắc bất tư nghì
Thị Xuất thế gian trí
Xả nhị thô trọng cố
Tiện chứng đắc Chuyển y
Việt:
Trí tuệ khi ly khai được với đối tượng sở đắc là trí tuệ thần diệu không thể suy lường nổi, đấy là trí Xuất thế gian, vì đã xả bỏ hai thứ thô trọng chướng (phiền não chướng và sở tri chướng), nên chứng được hai quả Chuyển y (Bồ đề và Niết bàn).
30. Sa evãnãsravo dhãtur acintyah kusalo dhruvah/ Sukho vimuktikãyo ‘sau dharmãkhyo ‘yam mahãmuneh//
Anh:
This is the Anãsrava-dhãtu (the freeing-from-all- evils-and- passion-realm), (which is) unthinkaable (beyond thought), good, unchangeable, emancipation, this is the Dharmãkhya of Mahãmuni.
Hán:
此即無漏界
不思議善常
安樂解脫身
大牟尼名法
Thử tức Vô lậu giới
Bất tư nghì Thiện, Thường
An lạc, Giải thoát thân
Đại Mâu Ni danh pháp
Việt:
Đấy là quả vị Vô lậu bất tư nghì, là Thiện, là Thường, là An lạc, là Pháp thân giải thoát của đức Đạo sư Mâu Ni.
Thảo luận về post