Ba mươi hai tướng tốt (theo từ Hán-Việt là Tam thập nhị hảo tướng, 三十二好相; tiếng Phạn: dvatriṃśadvara-lakṣaṇa) được tin là của một Chuyển luân vương (cakravartī-rāja), của một vị Bồ tát, hay là của một vị Phật. Tuy nhiên, trong 32 tướng, Chuyển Luân Vương lại không có hai tướng là có chữ Vạn ở trước ngực và tướng người phát ra hào quang như Phật. Theo Luận Trí Độ, thì Bồ Tát thì cũng có 32 tướng tốt nhưng có 7 tướng khác hơn so với Chuyển Luân Vương. (Xin xem thêm bài dịch của Thích Huyền Tôn Lưu trữ 2005-11-01 tại Wayback Machine). Ngoài ba mươi hai tướng tốt đó, người ta còn nói đến Tám mươi vẻ đẹp khác của Phật. 32 tướng tốt được nhắc tới trong nhiều kinh luận quan trọng bao gồm Kinh Đại Bát Nhã, kinh Trường bộ, Đại Trí Độ Luận, Niết Bàn Kinh, Trung A Hàm Tam Thập Nhị Tướng kinh. Các tướng tốt là kết quả của tâm từ bi vô lượng. Các tên Hán Việt ít dùng khác của 32 tướng tốt là Tam thập nhị đại nhơn tướng, Tam thập nhị đại trượng phu tướng, và Đại nhơn tam thập nhị tướng.
Giải Thích Về 32 Hảo Tướng
Không phải thấy 32 tướng tốt của Phật là có thể thấy được Phật. Bởi vì chính cái thân tứ đại của Đức Phật cũng là giả tướng và tan rã theo thời gian thì làm sao mà gọi là Phật cho được.
I. Chi tiết 32 tướng tốt của Đức Phật theo kinh điển Phật giáo
1/32 – Túc Hạ An Bình Lập Tướng (Tướng an ổn và bằng phẳng ở bàn chân Phật).
Dưới bàn chân của Ðức Thế Tôn, có tướng bằng phẳng đầy đặn, thật khéo an trụ, như cái hộp ấn, nó thản nhiên tùy theo chỗ cao thấp (nông cạn), chạm đến (đụng vào) đều tự cân bằng chính xác. Ðó là tướng thứ nhất (không bị bẻ lật hay trẹo hụt vấp váp).
2/32 – Thiên Phúc (Bức) Luân Tướng (Thiên Phúc Võng Cốc). Còn gọi Nhị Luân Tướng. Dưới bàn chân có tướng bánh xe ngàn căm, rất tươi thắm
Dưới mặt bằng hai chân của Thế Tôn, có hình bánh xe tròn ngàn căm, tên là “Thiên Phúc Luân” Các đường văn ấy đều phân minh rõ ràng tròn trặn đầy đủ. Ðó là thứ hai.
Hai bánh xe, có ngàn bánh xe tròn, là tướng thồi phục ác ma oán địch, chiếu phá ngu si của vô-minh. Gọi đúng là “Thủ túc luân tướng”. Lòng bàn chân có hiện tướng THIÊN PHÚC LUÂN của phật. Có hình hai bánh xe Chuyển Pháp Luân (ngàn căm). Tướng vi diệu nầy, có khi không hiện ở hai bàn chân, thì lại hiện nơi hai bàn tay. Vì trải qua nhiều đời quá khứ Phật đã vì Cha, Me,ï Thầy, Bạn và Tất cả chúng sanh bôn ba khắp chỗ khắp trong ba cõi, đã làm các việc bố thí, cúng dường, cưùu độ … nên biểu thị cái tướng Pháp Luân Ấn nầy.
3/32 – Trường Chỉ Tướng. Hay, Chỉ Tiêm Trường Tướng.
Các ngón tay chân của Ðức Thế Tôn thon dài mềm mại, dịu mềm hơn tất cả, như lụa đâu- la- miên. Ðó là tướng tốt thứ ba.
Trường chỉ tướng chỉ tiêm trường đoản trực thứ đệ dung hảo chỉ tiết sam sai. [Ðầu ngón và các ngón tay chân của Thế Tôn tròn búp thứ lớp thật đẹp, ngón tay dài, lóng đốt thẳng nhau
4/32 – Mang Võng Tướng. Tướng mạng lưới mềm.
Mỗi mỗi khoảng (kẽ) ngón tay, chân của Thế Tôn có lớp da mỏng như màng lưới, mịn tợ như lụa đâu-la-miên của trời Ðế Thích, có nét vẻ màu vàng kim. Ðó tốt thứ tư. (khi xếp tay lại thì tựa như biến mất, không thấy nếp nhăn của man-võng.
5/32 – Thủ Túc Chỉ, Viên Mãn Tiêm Tướng.Các ngón tay chân (tròn búp) thon đầy.
Các ngón tay và ngón chân của Ðấng Thế Tôn, tròn mịn, bum búp, thon dài và đầy đặn càng nhìn càng ưa mến. Ðó là thứ năm.
Thủ túc chỉ mang võng tướng, như nhạn vương trương chỉ tắc hiện, bất trương tắc bất hiện. [Tướng mạng lưới ở giữa kẽ tay chân, có sè tay thì mới có, không sè tay thì không có hiện ra].
6/32 – Gót Chân Tròn Ðầy, Tốt Thắng Hơn Cả Cõi Hữu Tình.
Gót chân của Thế Tôn, dài rộng tròn đầy. Tướng vun tròn của mu bàn chân thật đặt biệt hơn tất cả chúng trong cõi hữu tình.
7/32 – Mu Bàn Chân Nổi Cao Ðầy Ðặn, Mềm Mại Tương Xứng Với Gót.Mu bàn chân của Ðức Thế Tôn nổi cao đầy đặn mềm mại cùng với gót chân tương xứng nhau thật là kỳ diệu. Ðó là tướng tốt thứ bảy.
[ Tướng mu bàn chân cao đầy, khi chân bước giáp đất dấu không rộng không hẹp, màu sắc dưới chân như hoa sen đỏ, lưới dưới kẽ chân màu sắc như san hô, móng chân trong sáng như đồng đỏ. Màu sắc trên mu bàn chân in như vàng ròng, màu của lông trong xanh như lưu ly. Cực kỳ xinh đẹp như xen nhiều các bảo vật để chung vào trang sức].
8/32 – Ðùi Vế Thon Tròn, Chân Dài.
Hai đùi vế của Thế Tôn tròn trĩnh thon đẹp (như đùi của lộc vương lịch- nê- tà- tiên). {腨膊 chuyên, thuần : cùng một nghĩa}. Ðó là thứ tám.
9/32 – Ðứng Thẳng Bàn Tay Úp Lên Ðầu Gối.
Hai cánh tay của Thế Tôn thẳng dài tròn đầy, đứng đưa tay duỗi xuống bàn tay bằng ngang và thoa lên đầu gối. Ðó là tướng tốt thứ chín.
10/32 – Âm Tàng Tướng.
Âm tàng tướng của Thế Tôn ẩn kín (tợ như Long chúa Tượng Mã). Ðó là tướng tốt thứ mười.
11/32 – Lông Tươi Mướt Màu Xanh.
Mỗi lỗ chân lông mọc một lông trên thân Thế Tôn, tươi nhuận mềm mại với một màu xanh mướt đều xếp về phía bên phải. Ðó là tướng tốt thứ mười một.
Mỗi chân lông, chỉ sanh một sợi lông. Lông màu xanh lóng lánh như màu của ốc cừ, lông xoay tròn về hướng phải.
12/32 – Thân Kim Sắc, Lông Tóc Xanh Biếc.
Các đầu lông, tóc của Thế Tôn đều mềm mịn, màu xanh biếc như lưu ly xanh và cùng hướng lên xoay về bên phải, toàn thân màu vàng ròng, ngắm nhìn rất ưa thích. Ðó là thứ mười hai.
13/32 – Da Mịn Không Dính Bụi.
Làn da trên thân thể của Thế Tôn, mịn màng tươi nhuận, các chất nước bẩn, bụi bặm đều không thể đọng dính trên da. Ðó là tướng mười ba.
14/32 – Thân Sáng Chói Như Vàng Diêm-Phù-Ðàn.
Trên làn da toàn thân của Thế Tôn màu vàng ròng lóng lánh sáng rỡ trông đẹp như đài vàng diệu kim, các báu nhóm lại để trang nghiêm, các chúng trong cõi nhân thiên đều ưa thích nhìn ngắm và sinh tâm an lạc. Ðó là tướng tốt thứ mười bốn.[Kim sắc tướng phải so sánh như thế nào ? Luận đáp rằng : Nếu đem sắt để sánh với vàng thì màu của sắt sẽ không hiện rõ. Nay đem vàng cõi thế để so sánh với màu vàng “Kim tướng” của Phật thì màu vàng cõi thế không tỏ hiện. Và cứ như thế so sánh vàng của Diêm-phù-na, vàng trong biển lớn của vua Chuyển Luân, vàng của núi Tu Di, vàng anh lạc của cõi trời 33, vàng của Diệm-ma thiên, vàng của Ðâu-suất-đà thiên, vàng của Tha-hóa-tự-tại thiên tất cả các vàng vô lượng quí giá sáng chói đó; đều không sánh với màu vàng của thân Bồ Tát ! Như vậy đó, là màu vàng của “Kim-sắc” tướng].
15/32 – Bảy Chỗ Ðều Ðầy Ðặn.
Hai chân, hai bàn tay, cổ và đôi vai của Phật, bảy chỗ nầy đều đầy đặn. Làø thứ mười lăm.
16/32 – Kiên Ðảnh Thật Thù Diệu.
Trán và vai của Thế Tôn tròn đầy thật là đặc thù mầu nhiệm. Ðó là thứ mười sáu.
17/32 – Xứ Long Mãn Tướng.
Chỗ hủng nách của Thế Tôn thật khác thường, vì rất đầy. Ðó là thứ mười bảy.
18/32 – Dung Nghi Ðoan Chánh.
Dung nhan và nghi cách của Thế Tôn, đoan chính viên mãn. Ðó là mười tám.
19/32 – Thân Tướng Trang Nghiêm.
Thân tướng của Thế Tôn to lớn nghiêm chỉnh và ngay thẳng và thật cân đối. Ðó là mười chín.
20/32 – Thân Tướng Hảo Mãn Như Nặc-Câu-Ðà.
Dung mạo và thể tướng của Thế Tôn, các bề cao rộng, tỷ lệ thật cân đối, toàn chu vi thể lượng tròn đầy hảo mãn tợ như cây liễu. (Nặc-cù-đà loại cây mềm cao to, tàn cây rộng mát Nyagrodha. Chỉ có ở Aán mới có. Còn có tên ni-câu-đà v.v..). Ðó là hai mươi.
21/32 – Hàm Ức Uy Dung Quảng Ðại.
Phần thân trên của Thế Tôn từ ngực đến cằm, vóc dáng nở rộng, dung nghi uy dũng (như sư tử vương). Là hai mươi mốt.
22/32 – Thân Sáng Chói.
Vầng ánh sáng chung quanh đầu mặt của Thế Tôn, thường sáng là một tầm. (một trượng). Là tướng hai mươi hai.
23/32 – Bốn Mươi Răng Trong Trắng.
Hàm răng của Ðức Thế Tôn đủ 40 cái, bằng đều không so le, sít kín nhau, chân sâu và trong trắng như ngọc “Kha Tuyết”. Ðó là hai mươi ba.[ Tướng hai mươi bốn là, nói về răng, Thế Tôn có 40 cái răng, không nhiều và cũng không ít đối với con người. Con người có 32 cái răng, xương hơn 300, 9 xương đầu. Bồ Tát răng 40, xương đầu chỉ có 1. Bồ Tát xương răng nhiều, xương đầu ít. Còn con người thì xương răng ít xương đầu nhiều. Do vậy nên nói Bồ Tát khác với thường nhân].
24/32 – Răng Và Bốn Răng Cửa Ðều Trong Suốt.
Bốn răng cửa của Thế Tôn, trắng tươi và bén nhọn. Là hai mươi bốn.
25/32 – Cổ Có Mạch Hầu Biến Chất Ăn Thành Thượng Vị.
Tất cả hương vị khi đến với Thế Tôn đều trở thành “Thượng Vị”. Sở dĩ có như vậy, vì ngay nơi hầu mạch (mạch tại cổ) có công năng dẫn thẳng đến các mạch chi tiết của toàn thân. Các bịnh đàm ấm phong nhiệt, đều bị vô hiệu với cơ thân của Thế Tôn. Cơ thể miễn nhiễm tuyệt vời đó làm tiêu hoại tất cả sự xâm tổn đến các mạch, nổi chìm co giãn trong thân của Ngài. Ðó là hai lăm.
26/32 – Lưỡi Che Trùm Cả Mặt. ?
Tướng lưỡi của Thế Tôn, trong sạch dài rộng và mỏng, công năng của lưỡi có thể che trùm cả mặt cho đến mé tóc trán và đến mang tai. Ðó là hai sáu.
27/32 – Tiếng Nói Âm Vang Trong Suốt Như Tần-Già Âm.
Phạm âm từ vận giọng nói của Thế Tôn, lan rộng hòa nhã dịu dàng, bất luận thính chúng nhiều ít, xa gần độ nghe được, đều bình đẳng giống nhau. Chấn âm của giọng như tiếng trống trời, điệu uyển chuyển của thanh âm mềm như “Tần-già thinh” (giống chim nói pháp cõi Tịnh Ðộ). Là hai mươi bảy.
28/32 – Lông Mi Xanh Biếc, Dày Và Thẳng.
Ðôi chân mày trên đôi mắt của Thế Tôn, màu xanh biếc (sậm) lóng lánh, xếp lớp nằm nghiêng chỉnh tề không rối.
29/32 – Ðôi Mắt Trong Xanh Ngời Sáng.
Ðôi tròng mắt của Thế Tôn, phần trắng trắng tươi, phần đen thì xanh đậm, trong xanh tươi trắng phân minh, chỗ giáp màu hơi ửng hồng. Là hai mươi chín.
30/32 – Mặt Tròn Sáng Như Vầng Trăng Tròn.
Khuôn mặt của Thế Tôn, tròn sáng như trăng đầy, chân mày cong như cánh cung của trời Thiên Ðế. Là thứ ba mươi.
31/32 – Tướng Bạch Ngọc Hào.
Khoảng giữa hai chân mày của Thế Tôn có tướng Bạch Hào. Nhúm lông trắng nầy xoay tròn về phía hữu, mềm mại như tơ đỗ-la-miên (tơ cõi trời), tươi trắng sáng suốt như ngọc “Kha-tuyết”. Là ba mươi mốt.
32/32 – Khuôn Trán Như Ô-Sắc-Nị-Ca.
Giữa khoảng chót trán đến đỉnh đầu của Thế Tôn nổi lên một cục tròn gọi là Ô-sắc-nị-ca (Nhục kế) Nơi đây cũng là “Ðảnh Tướng” (tựa như thiên bảo cái). Ðó là tướng thứ ba mươi hai
Mặc dầu chúng ta thấy 32 tướng tốt của Phật thì chưa phải là chúng ta thấy được Phật. Bởi vì chỉ khi nào chúng ta thấy “Phật tâm thanh tịnh” thì lúc đó chúng ta mới thấy được Phật. Nhưng ở đời chúng ta chỉ rong ruỗi chạy theo giả tưởng để tìm Phật bên ngoài mà không biết tìm Phật thật ở trong tâm của chúng ta. Vì thế cổ nhân có nói rằng: “Phật trong nhà không thờ, mà đi thờ Thích Ca ngoài đường” là vậy.
Một ngày kia Phật hỏi:
– Tu Bồ-đề! Ông có thể thấy 32 tướng tốt của ta đây, thì ông có thể thấy được Phật không?
Tu Bồ-đề thưa:
– Đúng như vậy, thấy được 32 tướng tốt của Phật là thấy được Phật.
Phật lại dạy:
– Ông hiểu lầm rồi. Nếu thấy 32 tướng tốt của Ta đây, mà ông cho là thấy được Phật thì vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng có đủ 32 tướng tốt như Ta, như thế thì vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Phật hay sao?
Không phải thấy 32 tướng tốt của Phật là có thể thấy được Phật. Bởi vì chính cái thân tứ đại của Đức Phật cũng là giả tướng và tan rã theo thời gian thì làm sao mà gọi là Phật cho được. Chúng ta phải lìa xa tất cả các vô minh, vọng chấp thì chơn tâm hay Phật tánh sẽ hiện ra. Đây mới chính là thấy được Phật vậy.
II. Giải Thích Về 32 Hảo Tướng
1. Tướng bàn chân bằng phẳng và đầy đặn
Khi những người khác đặt chân xuống đất, thì đầu ngón chân, hoặc gót, hoặc phía ngoài của bàn chân chạm đất trước, còn lòng bàn chân thì không chạm đất. Cũng thế, khi bàn chân được nhấc lên khỏi mặt đất thì đầu ngón chân hoặc gót hoặc phía ngoài của bàn chân lên trước.
Nhưng một bậc cao nhân như Bồ tát, khi đặt bàn chân xuống mặt đất thì cả bàn chân đều chạm đất như đế của chiếc giày vàng mềm mại đặt trên đất. Cũng thế, khi Ngài nhấc chân lên thì tất cả các phần của bàn chân đều lên một lượt. Trường hợp vị Bồ tát tôn quí đặt chân trên chỗ đất không bằng phẳng, lồi lõm, có đường rảnh, có khe nứt, có hào mương, hố, v.v… thì tất cả những phần lõm sẽ nổi lên ngay khi ấy, giống như cái túi da được thổi phồng và mặt đất nơi đó trở nên bằng phẳng, giống như mặt trống.
Nếu Ngài nhấc chân lên với ý định đặt chân xuống ở một khoảng xa thì ngay cả núi Tu-di (Meru) cũng xuất hiện dưới bàn chân của Ngài ngay lập tức.
2. Tướng của những hình thù trong một trăm lẻ tám vòng tròn ở trên mỗi lòng bàn chân, cùng với bánh xe có một ngàn căm, vành xe, trục bánh xe và tất cả những đặc tánh khác
Các hình thù trong một trăm lẻ tám vòng tròn là : (1) một cây đại thương, (2) một ngôi nhà nguy nga, srivatsa, (3) một bó hoa mao lương, (4) ba hình vòng ngấn ở cổ, (5) một vật trang sức ở trên đầu, (6) một bữa ăn được bày sẵn, (7) một long sàng, (8) một cái móc câu, (9) cung điện, (10) một cổng vòng cung, (11) một cái lọng trắng, (12) một cây kiếm, (13) một cái quạt tròn bằng lá thốt nốt, (14) cái quạt bằng lông đuôi của con chim công, (15) một khăn vấn đầu như cái trán, (16) viên hồng ngọc, (17) cái bát bóng loáng, (18) chuỗi hoa sumana, (19-23) năm loại hoa sen : sen xanh, sen đỏ, sen trắng, sen paduma và sen puṇḍrīka, (24) cái bình đựng đầy hạt cải, v.v… (25) cái bát chứa đầy những thứ tương tự, (26) đại dương, (27) núi cakkavāla, (28) núi Himalaya, (29) núi Meru, (30-31) mặt trăng và mặt trời, (32) các tinh tú, (33-36) bốn châu đảo với hai ngàn tiểu đảo bao quanh, (37) một vị Chuyển luân vương với những bông hoa và bảy báu, (38) chiếc tù và trắng bằng vỏ ốc, (39) đôi cá chép vàng, (40) một cây lao, (41-47) bảy con sông lớn, (48-54) bảy rặng núi bao quanh, (55-61) bảy con sông nằm giữa bảy rặng núi, (62) một đại bàng chúa garuḍa, (63) một con cá sấu, (64) một lá cờ, (65) một cây phướn, (66) một cái kiệu vàng, (67) một cái phất trần bằng đuôi con bò yak, (68) núi bạc Kelāsa, (69) một sư tử chúa, (70) một chúa, (71) một ngựa chúa Valāhaka, (72) một voi chúa Uposatha hay một voi chúa Chaddānata, (73) một rồng chúa Bāsukī, (74) một thiên nga chúa, lông bằng vàng, (75) một bò chúa, (76) một voi chúa Erāvaṇa, (77) một quái vật bằng vàng ở biển, (78) một chiếc thuyền bằng vàng, (79) một vị đại Phạm thiên, (80) bò mẹ và bò con, (81) một Thích đề hoàn nhân (kinnara) đực và cái, (82) một điểu vương Ca-lăng-tần-già (karavīka), (83) một chim công chúa, (84) một chim sếu chúa, (85) một ngỗng chúa cakkavāka, (86) một trĩ chúa jīvajīva, (87-92) sáu cõi trời dục giới, (93-108) mười sáu cõi Phạm thiên sắc giới.
Đây là những hình ảnh nằm trong một trăm lẻ tám vòng tròn ở dưới hai bàn chân của Bồ tát.
(Những hình này được kể ra trong bài kệ của ngài Tăng thống Taunggwin Sayadaw, ở cuốn I, bộ Guḷhathadīpaṃ của ngài).
3. Tướng gót chân nhô ra
Có nghĩa là hai gót chân phát triển toàn diện. Giải rõ : với người bình thường thì phần trước của bàn chân dài hơn; bắp chuối chân nằm bên trên gót chân, và vì vậy gót chân trông như bị gọt. Trường hợp của vị Bồ tát tôn quí thì không như vậy, bàn chân của Ngài có thể được chia thành phần đều nhau, trong đó hai phần trước hình thành phần chính của bàn chân. Bắp chuối chân nằm ở phần thứ ba, gót chân nằm ở phần thứ tư, trông như món đồ chơi hình tròn được đặt trên tấm thảm đỏ tựa như nó được gọt đẽo qua máy tiện. ( Đối với những người bình thường, vì bắp chuối nằm ở trên của gót chân nên gót chân trông thô xấu tựa như nó bị gọt. Tuy nhiên, nơi vị Bồ tát, bắp chuối nằm ở phần thứ ba. Gót chân tròn kết hợp phần thứ tư và dễ thấy vì gót đỏ như son nên trông phù hợp và nhanh nhẹn).
4. Ngón tay và ngón chân thon dài
Những người bình thường, một số ngón tay và ngón chân dài, số khác thì ngắn, những đường vòng của chúng cũng khác nhau. Nhưng của vị Bồ tát thì khác, ngón tay và ngón chân của Ngài cả hai đều dài và bằng; ngón thì đầy đặn và thon lên đến đầu ngón.
5. Tướng lòng bàn tay và lòng bàn chân mềm
Lòng bàn tay và lòng bàn chân của Bồ tát rất mềm mại – Dầu đến tuổi già, chúng vẫn mềm mại như lúc còn trẻ.
6. Ngón tay và ngón chân đều đặn như song cửa sổ của hoàng cung; kẽ hở giữa hai ngón tay và giữa hai ngón chân rất khít
Bốn ngón tay (không kể ngón cái) và năm ngón chân của Bồ tát có chiều dài bằng nhau. Tám ngón tay của thái tử Bồ tát ở cả hai bàn tay đều có chiều dài bằng nhau; cả mười ngón chân ở hai bàn chân của Ngài cũng thế. Thế nên, những đường hơi cong trên những khớp nối có hình hạt lúa mạch không có sự khác biệt về chiều dài. Thực ra, chúng giống như một dãy những đường cong.
7. Tướng mắt cá chân hơi cao và không dính bụi
Mắt cá chân của những người bình thường nằm gần sát với mu của bàn chân như bị buộc bởi những thanh kẹp và những cái đinh nhỏ và chúng không thể xoay theo ý muốn. Khi người ta bước đi thì không thể trông thấy lòng bàn chân.
Mắt cá chân của Bồ tát thì không phải như thế, chúng nằm bên trên cách bàn chân khoảng hai hay ba ngón tay giống như cái cổ của bình tưới nước. Do đó, phần trên của thân từ rốn trở lên ở vị trí không chuyển động, như pho tượng vàng được đặt trên chiếc thuyền; chỉ phần dưới của thân mới di động và bàn chân quay tròn dễ dàng. Những người đứng ngoài nhìn vào từ bốn hướng – trước, sau, bên phải và bên trái – đều có thể dễ dàng trông thấy lòng bàn chân của Ngài. (Khi con voi bước đi, người ta có thể trông thấy lòng bàn chân của nó từ đằng sau. Nhưng khi Bồ tát bước đi, lòng bàn chân của Ngài có thể được thấy từ bốn hướng).
8. Tướng cẳng chân như của con sơn dương
(Hãy sờ vào cẳng chân của chính mình, ta sẽ thấy phần cứng của xương ống chân nhô ra ở phía trước và phần thịt lỏng lẻo ở phía sau). Nhưng bắp chuối chân của Bồ tát thì khác, giống như vỏ thóc bọc lấy hạt thóc, những thớ thịt bọc đều xương ống chân làm cho cẳng chân tròn đều và xinh xắn, giống như cẳng chân của loài sơn dương, tên gọi eṇī.
9. Cánh tay có bàn tay dài, có thể chạm đến đầu gối khi đứng thẳng
Những người bình thường có thể bị gù lưng hoặc có chân đi vòng kiềng, hoặc vừa gù lưng vừa đi vòng kiềng. Những người lưng cong thì thân không cân đối vì phần trên của thân ngắn hơn phần dưới. Người có chân vòng kiềng cũng vậy, phần dưới thân của họ ngắn hơn phần trên. Vì thân phát triển không cân đối nên họ không thể chạm tay đụng đầu gối, trừ khi họ nghiêng người tới trước.
Trường hợp của vị Bồ tát thì không phải vậy. Phần trên và phần dưới đều cân đối, hoàn hảo; vì vậy ngay khi Ngài đứng thẳng người, không cúi, tay của Ngài vẫn có thể chạm vào đầu gối.
10. Tướng mã âm tàng, tức bộ phận sinh dục ẩn tàng trong lớp da bọc ngoài giống như của con voi Chaddanta
Bộ phận sinh dục của Bồ tát được dấu kín trong lớp da như hoa sen, giống như bộ phận sinh dục của những con bò chúa hay những con voi chúa, v.v… Bộ phận sinh dục có lớp da bọc phía ngoài tựa như được đặt trong cái túi bằng vải len hay vải lụa.
11. Tướng nước da vàng và sáng như vàng ròng siṅgīnikkha
Nước da tự nhiên của Bồ tát có màu vàng sáng bóng như pho tượng bằng vàng được chùi bóng bằng bột oxid chì đỏ và được chà bằng răng cửa của con báo và bằng đất son.
(Về đặc tướng này, cho dù những bộ kinh Pāḷi và những bộ Chú giải giải rõ rằng: “ …suvaṇṇavaṇṇa vā kañcanasannibhattaca…” trong đó, suvaṇṇa và kañcana có nghĩa là vàng thông thường. Bản dịch của những vị Chú giải sư cao quí, dịch những từ này sang tiếng Miến là “ như vàng siṅgīnikkha…”. Chữ ‘siṅgīnikkha savaṇṇa’ có nghĩa là ‘có sắc của vàng ròng siṅgīnikkha’ được chứa trong những câu kệ do Đế thích giả dạng một chàng trai thốt lên, khi Bồ tát đi vào thành Rājagaha để khất thực, và cũng do sự kiện rằng siṅgī nổi tiếng là loại vàng tốt nhất. Trong số loại vàng mà người ta dùng, vàng rasaviddha tốt hơn vàng yuttika; vàng ākaruppaññā tốt hơn vàng rasaviddha; vàng được chư thiên dùng tốt hơn vàng ākaruppaññā; trong các loại vàng được chư thiên dùng thì vàng sātakumbha tốt hơn vàng cāmīkara; vàng jambunada tốt hơn vàng sātakumbha; và cuối cùng vàng singī thì tốt hơn vàng jambunada. Điều này được nêu ra trong bài trình bày về Paṭhama Pīṭha của bộ Chú giải Vimānavatthu, và phần trình bày của chương nói về Bimbisārasamāgama, Mahākhandhaka của bộ Vinaya Mahāvagga, Terasakaṇḍa Ṭīkā).
12. Tướng da nhẵn mịn bụi không thể bám vào
Da của bậc cao nhân mềm và nhẵn khiến cả bụi mịn và thô không thể bám vào, như giọt nước rơi trên lá sen không thể bám trên lá được mà lăn đi và rơi xuống. Tương tự, tất cả những hạt bụi chạm vào Bồ tát đều trượt đi ngay.
Nếu thân của Ngài không bị dính bụi và sạch sẽ như vậy thì tại sao Ngài phải rửa chân tay hoặc tắm ? Ngài làm như vậy với mục đích để thích ứng với nhiệt độ khi ấy, để làm tăng thêm phước báu của thí chủ, và để làm gương là làm sạch chính mình trước khi đi vào tịnh xá theo đúng các điều luật mà các vị tỳ khưu phải hành trì.
13. Tướng lông trên thân của Ngài, mỗi sợi ở một lỗ chân lông
Những người bình thường có hai hoặc ba sợi lông hoặc nhiều hơn mọc trên mỗi lỗ chân lông. Nhưng trường hợp của vị Bồ tát thì khác; chỉ có một sợi lông mọc trên mỗi lỗ chân lông.
14. Tướng mỗi sợi lông trên thân của Bồ tát đều xoắn lên phía trên, tựa như chúng đang thành kính nhìn lên mặt của Ngài
Lông trên thân của Bồ tát, mỗi sợi ở một lỗ chân lông, có màu xanh như màu của đá collorium. Những sợi lông này xoắn lên phía trên theo chiều kim đồng hồ thành ba vòng, tựa như chúng đang bày tỏ sự tôn kính nhìn lên mặt của Bồ tát, trông tươi tắn và duyên dáng như hoa sen mới nở.
15. Tướng thân thẳng đứng như thân của vị Phạm thiên
Thân của vị Phạm thiên không bao giờ nghiêng về phía trước, hoặc phía sau hoặc hai bên mà có tư thế thẳng đứng. Thân của Bồ tát hoàn toàn thẳng đứng, thân Ngài mềm dẻo và xinh đẹp tựa nó được hòa quyện trong vàng siṅgīnikkha.
Đối với những người bình thường, thân của họ thường nghiêng hoặc cong về một phía ở một trong ba chỗ: ở gáy, thắt lưng hoặc hai đầu gối. Trong ba chỗ này, nếu nó nghiêng ở thắt lưng thì thân sẽ gãy về phía sau; nếu nó nghiêng ở gáy hoặc hai đầu gối thì thân sẽ cụp về phía trước. Một số người rất cao có khuynh hướng nghiêng về hai bên, hoặc bên phải hoặc bên trái. Nhưng người bị gãy ra phía sau thì mặt thường cúi xuống tựa như họ đang nghiên cứu những đặc tánh của đất. Một số người thân nghiêng và gầy ốm như cây cọc hoặc cây gậy vì họ không đủ máu và thịt.
Tuy nhiên, Bồ tát không giống như thế, vì Ngài có thân thẳng đứng, giống như cái cột bằng vàng của cái cổng vòng cung được dựng lên ở lối vào thành phố chư thiên.
Trong vấn đề này, những tướng như thân thẳng đứng giống như thân của Phạm thiên và một số tướng khác của bậc đại nhân chưa hiện bày đầy đủ khi Ngài còn bé trước mắt người bình thường có hiểu biết trung bình. Nhưng qua sự xem xét các tướng, các nét đặc thù và những điều kiện hiện có lúc Ngài mới sinh ra, các vị Bà-la-môn, nhờ sự hiểu biết rành mạch về các Vedariga Mantra của các vị Phạm thiên ở cõi Tịnh cư đã truyền lại, họ tin rằng “ Khi thái tử Bồ tát lớn lên thì thân Ngài thẳng đứng giống như thân của Phạm thiên, những tướng khác sẽ hiện bày rõ ràng và tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy.” Họ nghiền ngẫm, suy xét, tính toán và đưa ra lời bình giải tựa như những hảo tướng ấy lúc bấy giờ đã hiển hiện đầy đủ trước mắt họ. (Khi trưởng thành Ngài chính xác có bốn chục cái răng, tánh chất đều đặn của chúng và những nét đặc thù khác chưa hiện khởi lúc Ngài còn bé, nhưng các vị Bà-la-môn thấy trước rằng những nét đặc thù này sẽ xuất hiện trong tương lai vào thời điểm thích hợp).
16. Tướng thịt đầy đặn ở bảy chỗ trên thân : hai phần trên của hai bàn chân, hai mu của hai bàn tay, hai vai và cổ
Những người bình thường có hai mu bàn chân và hai mu bàn tay, mà những đường động mạch nổi lên như mạng lưới. Các khớp xương cũng được thấy rõ ở hai đầu của vai và cổ. Do đó, khi nhìn họ, người ta sẽ nghĩ rằng họ giống như những ngạ quỉ, loài sống ở bãi tha ma có đôi vai xấu xí, xương cổ lồi và gân lộ ra.
Bồ tát thì không như vậy. Bảy chỗ trên đều có những thớ thịt đầy đặn. Thịt đầy đặn không có nghĩa là thịt phồng lên thô kệch, xấu xí. Thịt đầy ở đây có nghĩa vừa đủ thanh nhã, làm cho các đường gân và các khớp xương không lộ ra. Bồ tát không có những đường động mạch nổi lên ở mu bàn chân và mu bàn tay, và cũng không có những đốt xương nhô ra ở hai vai và cổ. Cổ của Ngài tròn đều như cái trống vàng được đánh bóng. Nhờ sự đầy đặn và xinh xắn ở bảy chỗ nói trên, Ngài xuất hiện trước mắt người xem như một pho tượng được đẽo gọt hoàn hảo hay như một bức chân dung bất hủ được vẽ từ tay một họa sĩ tài ba.
17. Tướng thân của Ngài đầy đặn và hoàn chỉnh như phần trước của con sư tử
Phần trước của con sư tử được phát triển đầy đủ, nhưng phần sau thì không. Như vậy, phần sau không được nêu ra làm ví dụ ở đây, chỉ có phần trước được dùng làm ví dụ so sánh. Dầu ví dụ này được nêu ra cũng không phải là có những tướng khó coi trên người của Bồ tát như ở con sư tử, tức là cúi xuống, nhổm dậy, rùn người xuống và vươn tới, v.v… ở một số phần của cơ thể. Thực tế thì tứ chi của Bồ tát chỗ nào nên như thế nào, thì chúng như thế ấy: dài chỗ nên dài, ngắn ở chỗ nên ngắn, đầy đặn ở chỗ nên đầy đặn, mảnh khảnh ở chỗ nên mảnh khảnh, to rộng ở chỗ nên to rộng và tròn đầy ở chỗ nên tròn đầy và như vậy, tứ chi của Ngài hoàn hảo nhất và xinh đẹp nhất. Đối với một con người có thân sắc hoàn hảo như vậy, ngay một nghệ nhân đại tài cũng không thể mô tả hết chân dung của Ngài.
18. Tướng phần sau của thân đầy đặn và khéo phát triển từ cổ xuống thắt lưng như tấm đi-văng bằng vàng, không có vết rãnh ở giữa xương sống
Ý nghĩa tóm gọn là như thế này: lưng của Bồ tát được phát triển đặc biệt và phi thường. Các thớ thịt ở trên xương sườn, thịt ở hai bên phải và trái của lưng và thịt ở giữa lưng tạo thành và duyên dáng từ lưng đến cổ.
Mặt lưng của những người thường trông như bị chẻ thành hai phần. Xương sống và thịt của họ ở giữa bị lỏm xuống; hoặc bị cong hoặc lộ ra thành từng đốt. Thịt ở mỗi bên của xương sống nổi lên và thẳng như thanh tre được đặt ở vị trí nằm sấp. Thịt phía ngoài lưng thì mỏng và thưa thớt.
Bồ tát thì khác. Thịt ở mỗi bên và ở cuối cột xương sống, thịt ở trên xương sườn ở phần dưới của hai vai dọc theo giữa cột xương sống, tất cả đều được phát triển đầy đủ từ thắt lưng đến cổ mà không có vết đứt dài ở giữa. Và vì vậy, mặt lưng của Ngài đầy những lớp thịt như tấm đi văn bằng vàng được dựng đứng.
19. Tướng thân của Ngài cân đối như cây đa tỏa nhánh đều đặn, vì chiều cao của thân và sải tay của Ngài có kích thước bằng nhau
Như cây đa có thân và các nhánh dài năm mươi hoặc một trăm hắc tay, chiều cao và chiều ngang bằng nhau, cũng vậy chiều cao của Bồ tát và chiều dài của hai cánh tay dang ra có kích thước bằng nhau (bốn hắc tay) (chiều cao của thân và chiều dài của sải tay nơi những người thường không bằng nhau).
20. Tướng cổ tròn đều
Một số người có cổ dài như cổ con sến, số khác thì cổ cong; số khác nữa cổ béo lùn, bạnh ra và lớn như cổ heo. Khi họ nói chuyện thì những đường gân trên cổ nổi lên trông như mạng lưới chằng chịt và giọng nói thì phát ra yếu ớt.
Cổ của Bồ tát như chiếc trống nhỏ và tròn. Khi Ngài nói thì những đường gân trên cổ không được trông thấy. Giọng nói của Ngài lớn và vang như tiếng sấm hoặc tiếng trống.
21. Tướng bảy ngàn mao mạch tập trung ở cuống họng và truyền vị của vật thực đi khắp châu thân, dù vật thực ấy nhỏ bằng hạt mè
Đầu của bảy ngàn mao mạch nối kết nhau và tạo thành một nhóm nằm ở cuống họng. Chúng có mặt như vậy như thể chúng đang chờ đợi để truyền vị tất cả vật thực đã ăn đi khắp châu thân. Khi vật thực dù nhỏ như hạt mè đặt trên đầu lưỡi và khi ăn thì vị của nó được truyền đi khắp châu thân. Đó là lý do khiến Bồ tát có khả năng duy trì mạng sống chỉ bằng một hạt cơm hoặc một nắm đậu, v.v… suốt sáu năm Ngài thực hành pháp khổ hạnh.
Đối với những người thường thì chất dinh dưỡng của tất cả vật thực họ ăn không thể truyền đi khắp thân thể của họ. Vì lý do này họ thường mắc nhiều căn bịnh.
22. Tướng cằm như sư tử (hơi giống như cằm của người sắp mĩm cười)
Hàm dưới của con sư tử đầy đặn, hàm trên của nó thì không. Tuy nhiên, cả hàm trên và hàm dưới của Bồ tát đầy đặn như hàm dưới của con sư tử. Chúng cũng có thể sánh với mặt trăng mọc vào đêm mười hai của tháng.
23. Tướng răng có đúng bốn mươi cái
Bồ tát có hai mươi cái răng ở hàm trên và hai mươi cái răng ở hàm dưới, tổng cộng là bốn mươi cái.
Đối với người thường được xem là có bộ răng đầy đủ chỉ có ba mươi hai cái. Tuy nhiên, Bồ tát hơn mọi người là Ngài có bốn mươi cái răng.
24. Tướng răng đều đặn
Người bình thường, răng cái thì nhô ra trước, cái thì ngắn và thụt vào, v.v… bộ răng không trật tự. Ngược lại, răng của Bồ tát như những hạt ngọc trai đều đặn.
25. Tướng răng chạm khít nhau, không có kẽ hở
Người thường thì răng thưa thớt, kẽ hở giữa các răng xa nhau giống như kẽ hở hàm răng con cá sấu. Thế nên, khi họ ăn hay nhai, thức ăn hay mắc vào kẻ răng. Riêng Bồ tát không như vậy, răng Ngài như những hạt kim cương được xếp đều đặn và thẳng tấp trên tấm ván bằng vàng hay san hô.
26. Tướng bốn chiếc răng nhọn trắng và sáng bóng như sao mai
Một số răng cửa của người thường bị lão hóa nên đen hoặc mất màu. Nhưng bốn cái răng nhọn của Bồ tát thì rất trắng, chúng bóng và sáng như sao mai.
(Về vấn đề này, câu hỏi được nêu ra là tại sao các vị Bà-la-môn uyên bác có thể biết được những đặc tướng liên quan đến những chiếc răng này, khi thực tế chúng chưa xuất hiện khi Bồ tát mới sanh ra. Câu trả lời là : Các vị Bà-la-môn uyên bác đọc được những tướng trên thân nhờ vào bộ sách Bà-la-môn giáo của họ, quan sát chỗ cái răng sẽ mọc, và đoán trước được điều gì chắc chắn sẽ xảy ra khi Bồ tát đến tuổi trưởng thành, nên họ đã tiên đoán tựa như những cái răng ấy đã mọc lên rồi).
Ở đây những điều liên quan đến tướng của bậc đại nhân sẽ được tìm thấy trong bài kinh Ambaṭṭha và những bài kinh khác. Vào thời gian trước khi Đức Phật xuất hiện, các vị Phạm thiên ở cõi Tịnh cư thiên (Suddhāvāsa) đã đưa khoa tiên tri vào những bộ sách Vệ đà, công bố rằng: “ Những điều này được dùng để tiên tri về chư Phật,” họ đã đưa ra những lời chỉ dẫn trong các bộ sách Vệ-đà khi hóa hiện làm những giáo sư Bà-la-môn. Trong bộ sách nói về các tướng của bậc đại nhân chỉ ra cách tiên tri về chư Phật, các tướng trên thân của những bậc sẽ thành Phật, Bích chi Phật (Paccekabuddha), Thượng thủ thinh văn (Aggasāvaka), Tám mươi Đại thinh văn (Mahāsāvaka), mẹ và cha của vị Phật, thị giả của Ngài hay vị Chuyển luân vương đều được mô tả đầy đủ. Do đó, sự mô tả các tướng của bậc đại nhân được ghi lại trực tiếp trong các bộ sách Vệ đà cổ xưa này.
(Nhưng sau khi Đức Phật viên tịch đại Niết bàn thì khoa tiên tri các tướng của bậc đại nhân đã xuất hiện do oai lực của Đức Phật dần dần biến mất, giống như ánh sáng của mặt trời dần dần biến mất sau khi mặt trời lặn).
27. Tướng lưỡi dài, dẹp và mềm
Lưỡi của người thường có thể dày, có thể nhỏ, ngắn, thô hoặc bằng phẳng. Tương phản với chúng, lưỡi của Bồ tát mềm mại, dài, rộng và xinh đẹp.
Giải rõ hơn: những tướng nơi lưỡi của Đức Phật không thể dễ dàng trông thấy được bởi những người muốn nghiên cứu chúng sau khi Ngài đắc Phật quả. Bởi vậy, để phá tan hoài nghi của những thiện nam tử Ambaṭṭha, Uttara và những người khác đến để xem xét những đặc tướng ấy, Đức Phật đã cho họ thấy cái lưỡi mềm mại của Ngài bằng cách uốn cong và xoắn nó lại, như miếng giấy vấn quanh vật cuốn, và rồi đưa lưỡi chạm vào hai bên lỗ mũi. Ngài cũng cho thấy bề dài của cái lưỡi bằng cách chạm nó vào hai bên lỗ tai. Ngài cũng hiện bày bề rộng của cái lưỡi bằng cách đưa nó lên che hết cái trán đến chân tóc. (Lưỡi của người bình thường không thể đưa ra khỏi miệng dài hơn một inch).
28. Tướng giọng nói có tám đặc tánh như giọng nói của Phạm thiên
Những người thường có giọng nói bị đứt quãng, vỡ tiếng và khó nghe như tiếng kêu của con quạ. Ngược lại, Bồ tát có giọng nói như của Phạm thiên. Để làm rõ hơn : giọng nói của Phạm thiên trong trẻo và rõ ràng vì nó không bị ảnh hưởng bởi mật hay đàm. Cũng vậy các bộ phận phát âm của Bồ tát như cuống họng, vòm miệng, v.v… đều sạch sẽ và thông suốt do oai lực của những việc phước mà Ngài đã tích luỹ trong quá khứ. Do tính chất sạch sẽ và không khuyết điểm này, âm thanh phát ra từ rốn rất trong trẻo, nó có tám đặc tánh, đó là :
- Rõ ràng
- Dễ nghe
- Êm ái
- Khả ái
- Tròn chữ
- Gọn vừa ( không vượt quá người nghe)
- Sâu lắng
- Vang dội
Thật phi thường và kỳ diệu về giọng nói là nó ngọt ngào và khả ái gấp trăm lần, ngàn lần so với giọng hót cực kỳ du dương của con chim Ca-lăng-tần-già (karavīka). Giải thích: Tiếng kêu của chim karavīka chậm, ngân dài và khả ái, ấm áp, gọn sắc và du dương. Khi đậu ở nhánh cây phía trên, nó cất tiếng hót, và rồi nó nhảy xuống nhánh dưới. Tuy nhiên, người ta vẫn còn nghe tiếng của nó đã hót khi ở nhánh trên. Như vậy tiếng hót của nó ngân dài và khả ái.
Sau khi mổ vào trái xoài chín thơm ngon và uống nước của trái xoài ấy, chim karavīka cất lên tiếng hót; khi ấy tất cả loài vật bốn chân đều say đắm giọng hót của nó ( tựa như chúng đang bị ngất đi bởi cơn say) và bắt đầu nhảy nhót trong vui sướng. Loài vật khác cũng vậy, khi đến bãi cỏ và đang gặm cỏ chúng đã quên đi miếng cỏ trong miệng mà đứng yên, lắng nghe tiếng hót của chim karavīka. Những động vật như hươu, nai, v.v… đang sợ hãi bỏ chạy vì bị những con thú săn mồi như sư tử, báo và cọp rượt đuổi, nhưng khi nghe tiếng hót của chim karavīka, chúng quên cả mạng sống của mình, dừng lại, nếu chân đã nhấc lên thì vẫn như vậy, hoàn toàn bất động. Cũng thế, những con thú hoang đang rượt đuổi con mồi cũng quên đi miếng mồi trước mắt mà dừng lại để nghe tiếng hót của chim karavīka. Những con chim đang bay trên không trung bỗng xòe cánh ra và ngừng bay để lắng nghe. Loài cá ở dưới nước cũng vậy, chúng vận dụng những bộ phận nghe và ngừng lội để nghe bài ca của chim karavīka (Buddhavaṃsa Atthakathā).
(Hãy xem câu chuyện về giọng hót của chim karavīka và hoàng hậu Asandhimittā trong phần Anudīpanī của cuốn sách này).
29. Tướng đôi mắt trong xanh
Điều này không có nghĩa là đôi mắt của Bồ tát đều xanh. Đây chỉ là cách nói chung chung. Thực ra, chỗ con mắt có màu xanh giống như màu của hoa aparājita, chỗ con mắt có màu vàng giống như màu của hoa kaṇikāra; chỗ con mắt có màu đỏ giống như màu của hoa bandhuku; chỗ con mắt có màu trắng giống như màu của sao mai; chỗ con mắt có màu đen giống như màu của những hạt cườm đen. Đôi mắt của Bồ tát giống như cánh cửa sổ mở của cung điện bằng vàng – Cửa sổ có họa tiết hình con sư tử bằng những viên hồng ngọc ở dưới chân cửa. (Theo bộ Jinālaṅkāra Ṭīkā, sự so sánh được nêu ra là cửa sổ của cung điện có hình con sư tử làm bằng những viên hồng ngọc và được gắn ở dưới chân tường).
30. Tướng lông mi mềm và mướt như lông mi của bê con mới sanh
Tướng đặc biệt này có tên Pāḷi là gopakhuma lakkhana. Chữ Pāḷi gopakhuma ám chỉ con mắt (toàn bộ con mắt) bao gồm lông mi và những phần khác của con mắt. Trong tất cả những loại bê, mắt của con bê đen đầy và đục. Mắt của con bê đỏ đặc biệt trong và sáng. Ở đây trường hợp của gopakhuma lakkhaṇā có nghĩa là mắt của con bê đỏ mới sanh. Đôi mắt của người bình thường không hoàn hảo, giống như đôi mắt của loài voi, chuột hay quạ, một số thì mắt lồi, số khác thì mắt chìm sâu trong hốc mắt. Đôi mắt của Bồ tát thì khác, chúng giống như những viên hồng ngọc được đánh bóng và được chùi sạch và có những sợi lông mi mềm, bóng và hơi xanh mọc lên đều đặn. Tướng của toàn thể con mắt ở đây nổi bậc là lông mi (tướng này trên thực tế là sự mô tả toàn bộ con mắt liên quan đến mi mắt là một phần của con mắt. Điều này nghĩa là Bồ tát có đôi mắt không lồi ra cũng không sâu hoắm, mà đôi mắt trong như những viên hồng ngọc được đánh bóng và được chùi sạch, với những sợi lông mi mềm, mượt, bóng và hơi xanh, mọc đều thành hàng như lông mi của con bê đỏ mới sanh).
31. Tướng sợi lông nằm giữa hai đường chân mày
Sợi lông này mọc lên một cách duyên dáng giữa hai chân mày, ngay trên đường sóng mũi và ở trung tâm của trán. Toàn bộ sợi lông có màu trắng như màu của vải lụa simbali. Khi được kéo thẳng ra thì chiều dài của sợi lông là hai hắc tay. Khi được buông ra khỏi bàn tay thì sợi lông xoắn lại theo chiều kim đồng hồ với đầu của nó xoắn lên phía trên. Nó có vẻ đẹp, thu hút sự chú ý và làm khởi dậy sự tôn kính nơi người xem, giống như ngôi sao bằng bạc được đính trên cái đĩa bằng vàng ròng, hoặc như sữa nguyên chất chảy ra từ cái bình bằng vàng, hoặc như sao mai trong bầu trời phản chiếu ánh sáng của mặt trời mới mọc.
32. Tướng lớp thịt mỏng xuất hiện tự nhiên ở trán như dãi băng thêu bằng chỉ sợi vàng vấn quanh đầu
Điều này có nghĩa là Bồ tát có cái trán hoàn hảo cũng như cái đầu hoàn hảo.
Trán
Lớp thịt mỏng này che hết trán của Bồ tát từ bên phải sang bên trái. lớp thịt đặc biệt này mềm, có màu vàng ròng, bóng láng và rộng, duyên dáng như dãi băng bằng vàng vấn quanh đầu của vua. Thực vậy, dải băng bằng vàng ở trên trán của vua là biểu tượng của các vị vua vì nó có đặc tướng như của Bồ tát. (Đây là lời giải thích về cái trán hoàn hảo của Bồ tát).
Đầu
Đầu của Bồ tát hoàn hảo về tất cả mọi phương diện. Đầu của những người thường: một số giống như đầu của con khỉ, tựa như chúng bị tách ra làm hai phần; số khác trông như có những đường nứt; số khác nữa có rất ít thịt đến nỗi chúng trông như những cái sọ có lớp da bọc ngoài; có đầu không cân đối như trái bầu, có đầu phình ra ở phía sau hoặc vồ ở phía trước. Tương phản với chúng, Bồ tát có cái đầu hoàn hảo như cái trụ gỗ của hàng song được đẽo gọt tròn đều, nhẵn và xinh đẹp.
(Tướng thứ ba mươi hai được nêu ra trong kinh Tạng là uṇhīsasīso. Ý nghĩa của nó có thể hiểu theo hai cách: (a) có cái đầu trông như được bọc ngoài bởi lớp thịt mỏng ở trên trán và (b) có cái đầu tròn tuyệt hảo như dãi băng quanh đầu được làm bởi người thợ bậc thầy. Do bởi hai ý nghĩa của nó, những lời giải thích về cái trán hoàn hảo và cái đầu hoàn hảo được nêu ra ở đây).
(Nghiệp (kamma) và những yếu tố khác tạo ra ba mươi tướng chánh này sẽ được bàn riêng về mỗi tướng ở phần Anudīpanī).
| Trích: BỘ ĐẠI PHẬT SỬ – NGÀI MINGUN SAYADAW
III. Tám mươi vẻ đẹp của Đức Phật gồm:
01. Không thấy đảnh tướng
02. Mũi cao thẳng, lổ mũi không lộ
03. Lông mày như trăng non
04. Trái tay rũ xuống
05. Thân rắn chắc
06. khớp xương chắc như móc khoá
07. Mỗi lúc trở mình chuyển hình như voi chúa
08. Đi cách đất và có ấn dấu chân
09. Móng như màu đồng đỏ
10. Xương đầu gối tròn đẹp
11. Thân trong sạch
12. Da mềm mại
13. Thân cao đẹp không cong vẹo
14. Ngón tay tròn thon nhỏ
15. Vân tay ẩn kín
16. Mạch sâu chẳng hiện
17. Mắt cá ẩn
18. Thân mềm mại mượt mà
19. Thân hình tròn đầy
20. Không uốn éo
21. Dung nghi đầy đủ
22. Đi đứng khoan thai
23. Đứng không động
24. Uy chấn hết thảy
25. Người thấy được an lạc
26. Khuông mặt vừa vặn
27. Dung mạo đoan chính
28. Diện mạo viên mãn
29. Môi màu sắc đỏ
30. Âm thanh vang trầm trong vắt
31. Rốn sâu tròn đẹp
32. Lông xoáy về hướng phải
33. Tay dài qua gối
34. Tay chân như ý
35. Vân tay sáng thẳng
36. Vân tay dài
37. Vân tay chẳng đứt
38. Người thấy hoan hỷ
39. Mặt rộng và đẹp
40. Mặt như vầng trăng tròn
41. Nói năng hoà nhã
42. Lỗ chân lông xuất ra mùi thơm
43. Trong miệng thaỏng ra hương thơm
44. Dáng điệu cử chỉ như sư tử
45. Đi đứng như voi chúa
46. Tướng đi như ngỗng chúa
47. Đầu như trái Ma đà na
48. Các thành phần đầy đủ
49. Răng trắng đẹp
50. Lưỡi dài có màu đỏ
51. Lưỡi mỏng mà rộng
52. Lông nhiều và có màu hồng
53. Lông mềm mà mướt
54. Mắt dài và rộng
55. Tướng tử môn đầy đủ
56. Tay chân trắng hồng như màu hoa sen
57. Rốn không lộ
58. Bụng không lồi
59. Bụng thon đẹp
60. Thân khuynh động
61. Thân trì trọng
62. Thân lớn dài
63. Tay chân mềm mại sạch bóng
64. Bốn phía có hào quang dài một trượng
65. Khi đi có hào quang chiếu sáng khắp thân
66. Xem chúng sanh bình đẳng như nhau
67. Không xem thường chúng sanh
68. Thân tướng hùng vệ
69. Âm thanh không tăng giảm
70. Thuyết pháp không chấp trước
71. Tuỳ duyên thuyết pháp
72. Thứ đệ thuyết pháp
73. Pháp âm ứng với âm tahnh của chúang sanh
74. Chúng sanh ngắm thân Phật ngắm mãi không hết
75. Ngắm mãi không chán
76. Tóc dài và đẹp
77. Tóc dài không rối
78. Tóc xoắn đẹp
79. Tóc như màu ngọc xanh
80. Đầy đủ tướng tốt của bậc phước đức.
BBT. CHÙA TỰ TÂM Tổng hợp
Thảo luận về post