Túi tham đã không đáy, thì càng tham lại thấy càng thiếu, càng khổ. Phật dạy: “Càng tham muốn, càng khổ sở”. Chúng ta đừng lầm tưởng rằng: một khi lòng tham muốn được thỏa mãn, là hết tham muốn. Hể còn củi thì lửa còn cháy. Tham muốn được tọai nguyện thì tham muốn lại càng to lên. Tục ngữ thường nói: “Ðược voi đòi tiên” là thế. Người mà lửa tham vọng mong cầu nung nấu trong lòng, bao giờ cũng thấy mình còn thiếu thốn. Không thấy thiếu món nầy, lại thấy thiếu món khác, rồi thèm khát mãi, không lúc nào được tọa chí. Mà không toại chí là còn đau khổ.
Ðể đối trị lòng tham vô độ, đạo Phật cũng như đạo Nho đều dạy chúng ta phải “Tri túc” tức biết đủ. Có bao nhiêu ta hưởng bấy nhiêu, tự cho mình không còn thiếu gì nữa, đừng nhìn lên những kẻ giàu có sang trọng hơn mình, thế là “biết đủ”. Có bao nhiêu ta hưởng bấy nhiêu, tự cho mình không còn thiếu gì nữa, đừng nhìn lên những kẻ giàu có sang trọng hơn mình, thế là “biết đủ”.
Trong kinh Di Giáo, Phật dạy: “Nầy các Tỳ kheo ! Nếu các ông muốn thoát khỏi sự khổ naõ, nên suy nghiệm hai chữ ‘Tri túc'”. Hể biết đủ thì ở cảnh nào cũng yên vui. Người không biết đủ, tuy giàu mà nghèo; người biết đủ tuy nghèo mà giàu. Người không biết đủ thường bị năm thứ ham muốn kéo dắt, làm người biết đủ thương hại.
Một người trong tay thâu tóm tất cả của cải trong thế gian, với người nghèo mà không tham muốn, hai người đều giàu như nhau.
Chúng ta hãy chiêm nghiệm những lời dạy đầy ý nghĩa ấy. Làm chủ đời ta, chính là lòng ta. Giàu nghèo sang hèn chỉ là vấn đề phụ thuộc. Nếu ta kiềm chế được dục vọng, tham muốn là ta giàu sang; nếu ta không kiềm chế được dục vọng tham muốn là ta nghèo hèn.
(HT. Thích Thiện Hoa)
Thảo luận về post