Chùa Tự Tâm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tất cả
    • Văn Bản Thông Báo
    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

    Bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

    Bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

    Thư chia buồn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

    Thư chia buồn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

    Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thông điệp Lễ Vesak – 2024

    Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thông điệp Lễ Vesak – 2024

    Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

  • Hoạt Động – Tu Học
  • Kinh Tạng (Video)
  • Góc Tự Tâm
  • Liên hệ
Không có kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tất cả
    • Văn Bản Thông Báo
    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

    Bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

    Bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

    Thư chia buồn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

    Thư chia buồn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

    Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thông điệp Lễ Vesak – 2024

    Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thông điệp Lễ Vesak – 2024

    Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

  • Hoạt Động – Tu Học
  • Kinh Tạng (Video)
  • Góc Tự Tâm
  • Liên hệ
Không có kết quả
View All Result
Chùa Tự Tâm
Không có kết quả
View All Result
Trang chủ Văn Hoá - Kiến Trúc

BỨC TRANH TRÚC LÂM ĐẠI SĨ XUẤT SƠN ĐỒ | Bức họa triệu đô

admin by admin
14/03/2024
in Văn Hoá - Kiến Trúc
19 0
0
15
SHARES
165
VIEWS
Share on Facebook

Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ là một bức thư họa lâu đời có giá trị cao cả về lịch sử và nghệ thuật cổ xưa. Dưới mỗi góc nhìn thời đại, bức tranh sẽ được thể hiện và cảm nhận theo một cách khác nhau. Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ là một áng thi họa cổ. Được phục chế và lưu giữ tại bảo tàng Liêu Ninh thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc. Thể hiện dưới dạng tranh thủy mặc, kết hợp giữa thư và họa.

Bức họa vẽ tổng cộng 82 người. Trong đó 61 người ở bên phải thuộc đoàn tiếp đón của Vua Trần Anh Tông và các tùy tùng. 21 người bên trái thuộc đoàn tùy tùng của Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Chia làm 2 nhóm gồm nhóm rước kiệu và nhóm Vua quan. Trong đó có 5 quan văn và 2 quan võ đứng trước vua. 

Từ núi ra có 21 người trong đó có Trần Nhân Tông và đạo sĩ Trung Quốc Lâm thời Vũ. Năm tăng nhân ngoại quốc với đặc thù của người Nam Á. Tay cầm tích trượng, bình bát, kinh quyển. Tám đệ tử và 6 người khiêng kiệu đều có mày dài, có râu, tai to, tay lần tràng hạt.

Trong bức họa, vua Trần Nhân Tông ngồi trên cáng từ động Vũ Lâm xuất du xuống núi. Đi cùng là 8 đệ tử là tăng sĩ và 4 phu khiêng. 2 phu cầm quạt lông và lọng nan, hai đệ tử 1 cầm gậy trúc, 1 cầm phất trần. Còn lại đi phía sau. 

Bức họa lấy hình tượng về vị vua Trần Nhân Tông, ngồi võng tay lần tràng hạt. Dưới thời nhà Trần, Phật và Đạo là linh hồn không thể thiếu trong giai đoạn lịch sử bấy giờ. Nó gắn liền với con đường tu luyện của cuộc đời đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Bức họa được tác giả sử dụng màu mực nguyên bản của tranh thủy mặc. Mô tả không gian với sông, núi, cây cổ thụ xen lẫn cây cỏ dại ven đường. Tái hiện cảnh tiếp đón của Vua Trần Anh Tông cùng các tùy tùng hộ giá Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Cuộc xuất hành từ động Vũ Lâm (Ninh Bình) ra Thăng Long.

Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ - kiệt tác thư họa cổ

Hình ảnh: Vua Trần Anh Tông cùng tùy tùng.

Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ - Kiệt tác thư họa cổ

Hình ảnh: Trúc lâm đại sĩ xuất sơn.

Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ - kiệt tác thư họa cổ

Hình ảnh: Đoàn tùy tùng nghênh đón Trúc lâm đại sĩ.

Đây là cảnh hiếm có được lưu giữ về hai vị vua của nhà Trần. Khắc họa sự kiện lịch sử đại sĩ trúc lâm xuống núi giảng đạo, bài trừ mê tín dị đoan. Đồng thời làm tôn lên chân dung của hai vị vua thời Trần – hình ảnh hiếm hoi trong di sản văn hóa của Việt Nam. 

BỨC TRANH TRÚC LÂM ĐẠI SĨ XUẤT SƠN ĐỒ

(竹林大士出山圖)

Bức họa triệu đô

Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ được vẽ trên một trường quyển (长卷), kích thước 961×28 cm.

Trên Khắc Lạp Mã Y nhật báo (nhật báo của thành phố Karamay, Tân Cương) số ra ngày 18-7-2012 có bài “Tiên phẩm thưởng – Tái thu tàng” phỏng vấn ông Lý Bách Lâm, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thư – họa Trung Quốc. Trong bài, ông Lý nói đến việc đại chúng hóa, xã hội hóa công tác sưu tầm tác phẩm nghệ thuật, thực chất là đấu giá để có thể mua bán, trao đổi trong công chúng. Ông đề cập đến “hiện tượng phi lý tính”, đấu được giá rất cao ngoài dự liệu đối với một số tác phẩm, cụ thể là: “Tháng 4 năm nay, ở hội đấu giá tinh phẩm thư họa, Công ty đấu giá Bảo Lợi, Bắc Kinh đưa ra đấu giá bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ của họa gia đời Nguyên Trần Giám Như. Trong lịch sử hội họa Trung Quốc không có ghi chép gì về Trần Giám Như. Họa phẩm này đấu giá với mức giá khởi điểm là 1.000 nhân dân tệ (khoảng 160 USD), không ngờ qua nhiều vòng tranh giá, một khách mua đã kết thúc cuộc đấu giá với mức 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,6 triệu USD), cộng thêm tiền môi giới, giá cuối cùng giao nhận tranh là 11,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,8 triệu USD)”. Tuy là bản phục chế nhưng đã được mua với giá cao bất ngờ 1,8 triệu USD gây chấn động, xôn xao nhất là đối với các nhà nghiên cứu. Ông Lý Bách Lâm Phó viện trưởng Viện nghiên cứu thư họa Trung Quốc hoàn toàn bị bất ngờ. Ông cho là “hiện tượng phi lý tính”, đấu được giá bất thường, rất cao ngoài dự liệu. Chủ nhân mua bức họa phẩm này giữ kín tên để bảo vệ bức tranh.

Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ (Đại sĩ Trúc Lâm xuất núi) là một họa phẩm được vẽ cuối thế kỷ XIV, miêu tả sự kiện Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành đắc đạo, rời khỏi động Vũ Lâm trở về, vua Trần Anh Tông cùng các quan ra nghênh đón. Bức tranh được vẽ trên một trường quyển (长卷) có kích thước 961×28 cm. Họa phẩm này do Trần Giám Như thực hiện vào năm 1336, sau đó được các danh họa thời Minh thêm vào lời bình dẫn, tôn vinh.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng họa sĩ vẽ bức tranh là người Việt Nam, bởi căn cứ vào sự việc năm 1420, Trần Quang Chỉ – một thổ quan Việt Nam thời Thuộc Minh – đã viết lời bạt cho bức tranh, và tiếp tục mang tranh tới Bắc Kinh xin lời ký, lời bạt của hai vị quan Hàn lâm triều Minh.

Không chỉ là một kiệt tác của hội họa, bức tranh còn mang rất nhiều giá trị lớn lao về lịch sử. Từ bức tranh này, các nhà nghiên cứu có thêm nhiều cứ liệu để khẳng định về nhiều vấn đề như trang phục, tôn giáo, nghi lễ triều chính, phong cảnh… để qua đó có thể khẳng định trong lịch sử, cha ông ta đã có nền văn hiến rực rỡ như thế nào.

Hình ảnh: Toàn cảnh bản scan bức Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ

Các trích đoạn:

Nguồn: vanhoaphatgiaoblog.com

Phụ lục: Về bức họa “Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ” (Theo Cao Tư Thanh)

Bức tranh về vua Trần Nhân Tông xuống núi (Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ) do Trần Giám Như, người đời Nguyên vẽ, được Tiến sĩ Nguyễn Nam nghiên cứu rất công phu trên tập san Suối nguồn số 7, tháng 11 năm 2012. Bức tranh cũng như công trình nghiên cứu ấy gây được hứng thú mạnh mẽ trong giới học thuật cũng như độc giả rộng rãi. Bài viết dưới đây trình bày một số suy nghĩ gợi ra từ công trình ấy.

In Suoi nguon Journal, Volume 7, November 2012, Dr. Nguyen Nam published an in-depth research about the painting “The Mahasattva Truc Lam Coming out of the Mountains” created by Chen Jian Ru (陳鑑如), who lived in the Yuan Dynasty. The research, like the painting, has attracted great attention from other researchers and common readers. This article provides some thought inspired by that research.

無題
老子騎牛遊朔漠
達摩掛杖去中原
人間自此遺糟粕
糟是真心粕是禪

VÔ ĐỀ
Lão Tử kị ngưu du sóc mạc,
Đạt Ma quải trượng khứ Trung Nguyên.
Nhân gian tự thử di tao phách,
Tao thị chân tâm phách thị Thiền.

KHÔNG ĐỀ
Lão Tử cưỡi trâu chơi bắc mạc,
Đạt Ma quảy gậy bỏ Trung Nguyên.
Nhân gian còn lại duy hèm bã,
Hèm ấy chân tâm, bã ấy Thiền.

回 回 回 回 回

Tập san Suối nguồn số 7 ra tháng 11 năm 2012 có đăng tải chuyên khảo về bức họa Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ của tác giả Nguyễn Nam, một chuyên khảo nhất định sẽ thu hút sự quan tâm của học giới. Công phu và tâm huyết của tác giả trong việc thu thập tư liệu, phiên dịch sử liệu, suy nghĩ và phát hiện… chắc chắn sẽ đưa tới hiệu quả khoa học và hiệu ứng xã hội tích cực không chỉ trong phạm vi Việt Nam.

Về nội dung, chuyên khảo nói trên đề cập tới ba khía cạnh lịch sử – văn bản, nghệ thuật và giá trị văn hóa của bức họa. Bài viết này là trên cơ sở những kết quả của chuyên khảo nêu thêm vài suy nghĩ về đôi điểm ngoài lề có liên quan với ba khía cạnh ấy, có lẽ cũng là cách đọc mà một người nghiên cứu cầu toàn như Nguyễn Nam quan tâm.

1. Về lịch sử – văn bản

Về lịch sử bức họa Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ, chuyên khảo cho biết – dù một cách dè dặt – rằng nó được hoàn thành bởi Trần Giám Như năm 1363, đến 1420 được giới thiệu lần đầu bởi Trần Quang Chỉ, một tôn thất nhà Trần lưu vong qua Trung Quốc sau vụ đảo chính của Hồ Quý Ly. Nhưng sau khi hoàn thành thì bức họa không phải là sở hữu của Trần Giám Như, ông chỉ là người vẽ theo đơn đặt hàng của một nhóm người ở “Nam Giao”. Cho nên vấn đề là nhóm người tìm tới Trần Giám Như đặt vẽ bức họa này là ai ? Trí thức và nhân dân Trung Quốc lúc ấy đang bị hút vào cuộc chiến tranh ác liệt giữa Chu Nguyên Chương với nhà Nguyên và các thế lực khác như Trần Hữu Lượng, việc tìm một cảm hứng lịch sử mang đề tài tôn giáo và ở nước ngoài là điều khó có thể xảy ra. Việc Thượng hoàng Trần Nhân tông xuống núi lại là một sự kiện Phật giáo ở Việt Nam thời Trần, đề tài này qua sự thể hiện của Trần Giám Như dĩ nhiên cũng ít nhiều “quốc tế hóa”, nhưng dù sao thì người Việt Nam thời Trần vẫn quan tâm tới sự kiện ấy nhiều hơn người Trung Quốc. Theo đường hướng này, hiện cũng có một đầu mối tuy mong manh để tìm hiểu thêm về lịch sử bức họa trong thời gian 1363 – 1420.

Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ nhà Trần, Dụ Tông hoàng đế chép “Kỷ Hợi (1359), Đại Trị năm thứ 3, năm Chí Chính thứ 19 nhà Nguyên. Mùa xuân, tháng giêng, nhà Minh sai sứ sang thông hiếu. Bấy giờ vua Minh cầm cự với Trần Hữu Lượng chưa phân được thua, vua sai Lê Kính Phu sang sứ phương Bắc để dò xem hư thực” [1,149].

Đoạn ghi chép trên có vài điểm chưa chính xác và rõ ràng, vì vào năm 1359 thì Chu Nguyên Chương chưa lên ngôi, chưa có quốc hiệu Đại Minh, phần niên đại Trung Quốc để đối chiếu vẫn đề niên hiệu Chí Chính nhà Nguyên, tóm lại ở đây các sử gia Việt Nam đã ghi theo tâm thức vào thời điểm biên soạn chứ không phải theo thực tế lúc xảy ra sự kiện, nhưng đó là điều có thể hiểu được. Điều quan trọng hơn là việc Lê Kính Phu “sang sứ phương Bắc” ở đây hoàn toàn không phải là nhập sứ nhà Nguyên – những ghi chép về Việt Nam trong Nguyên sử chỉ ghi nhận tới sứ bộ cuối cùng của Đặng Thế Diên năm Thái Định thứ 3 (1326), còn những ghi chép từ 1359 đến 1363 dưới đời Thuận đế cũng không nói gì về việc sứ bộ nói trên tới Yên Kinh [2]. Cần nhắc lại rằng khác với quan niệm phổ biến ở Trung Quốc về lai lịch của Trần Hữu Lượng, nhiều sử gia Việt Nam quan niệm “Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc”, chính Hữu Lượng năm 1354 sau khi dấy quân cũng sai sứ sang xin hòa hiếu với nhà Trần, thậm chí đến 1361 khi bị Chu Nguyên Chương tấn công phải lui về giữ Vũ Xương còn sai người qua xin Trần Dụ Tông ra quân cứu viện [1, 143 &151]. Cả hai lực lượng đối đầu với nhau này đều ra sức tranh thủ chính quyền Việt Nam, nên việc triều đình Trần Dụ tông cử một phái bộ qua Trung Quốc “thăm dò hư thực” là điều hợp lý.

Bên cạnh đó, trong những kết luận văn bản học mà Nguyễn Nam nêu ra có hai chi tiết cần đặc biệt quan tâm. Một là từ khi được hoàn thành năm 1363 đến 1420, bức họa Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ không hề hiện diện trên nghệ đàn họa uyển Trung Hoa, bằng chứng là vẫn chưa có một diện mạo đầy đủ các yếu tố thi thư ấn họa như các họa phẩm ở nước này mặc dù tác giả là một danh họa “Công tả mạo, vi Nguyên nhân trung đệ nhất” (Giỏi vẽ dung mạo, là người đứng đầu thời Nguyên). Hai là khi xuất hiện ở Trung Quốc năm 1420 nó được Trần Quang Chỉ viết lời giới thiệu đầu tiên, mà nhân vật này lại là người trong tôn thất nhà Trần lưu vong qua Trung Quốc. Ngoài ra tuy không ai nói tới, nhưng người đặt vẽ bức họa ngàn vàng hiểu theo cả nghĩa đen này nhất định không phải chỉ là một phú gia, mà còn phải là người có quan hệ, có hiểu biết đồng thời đặc biệt quan tâm tới hành trạng và sự nghiệp của Trúc Lâm Đại sĩ. Mặt khác, phái bộ Lê Kính Phu khó có thể cờ quạt võng lọng đúng nghi thức của một sứ bộ ngoại giao theo đường sứ trình mà qua Trung Quốc trong hoàn cảnh chiến tranh ngày càng lan rộng lúc ấy, nên có thể nghĩ rằng họ đã đi theo đường biển và cũng rất dễ dàng tới được Hàng Châu. Hàng Châu là một trung tâm thương nghiệp, một đô hội lớn ở vùng duyên hải Đông Nam Trung Quốc, nằm trên chỗ giáp giới giữa Chiết Giang và Phúc Kiến, muốn thu thập tin tức ở miền Nam Trung Quốc thì đó là một nơi lý tưởng, và muốn gặp Trần Giám Như vốn cư trú ở đó càng không có gì khó khăn… Tất cả những điều nói trên đều phù hợp để đặt ra một giả thiết, tức bức họa này đã được triều đình Trần Dụ Tông thông qua phái bộ Lê Kính Phu đặt Trần Giám Như vẽ rồi sau đó đưa về Việt Nam. Đến khi nhà Minh dưới chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” xâm lược Việt Nam đầu thế kỷ XV, hoặc nó đã bị mang về Trung Quốc như một chiến lợi phẩm, hoặc đã được một số tôn thất nhà Trần trong đó có Trần Quang Chỉ mang theo như một bảo vật trên con đường lưu vong của họ để rồi bắt đầu quãng đời thứ hai trên đất nước Trung Hoa.

2. Về nghệ thuật

Bên cạnh ưu thế trong việc diễn tả bề ngoài của sự vật và nhất là khả năng vĩnh cửu hóa cái được coi là điển hình của hiện thực tại một thời điểm nhất định, nhược điểm của hội họa là bị hạn chế trong việc diễn tả sự vận động của sự vật trên phương diện thời gian. Nhưng với loại tranh thủ quyển như bức họa Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ thì hạn chế ấy lại được khắc phục phần nào, vì quả thật không ai có thể trong một cái nhìn đã “chụp ảnh” được một bức tranh dài tới vài mét. Hình thù núi sông, dáng vẻ cây cỏ, diện mạo nhân vật, tư thế cầm thú… trong loại tranh này do đó tuy đã bị cố định nhưng không trở thành bất động đối với ánh nhìn của người thưởng ngoạn, phản ứng thị giác ở đây tạo ra hiệu ứng nghệ thuật, tức chuỗi sự vật tĩnh trong không gian của bức họa lại tạo ra một cảm giác động về thời gian nơi người xem. Chính trên cơ sở ấy mà tác dụng của các yếu tố nghệ thuật như hình khối, đường nét, màu sắc, bố cục… trong bức họa sẽ được phát huy, và cái hay chỗ giỏi của người vẽ là tập trung được những tác dụng ấy vào một định hướng tư tưởng cũng như thẩm mỹ thống nhất. Đáng tiếc là không phải ai cũng có thể được nhìn thấy bản gốc hay phiên bản khả tín của bức họa Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ, nhưng dù sao cũng phải lưu ý tới đặc điểm nói trên của loại tranh thủ quyển.

Về hình tượng các nhân vật đạo sĩ, tăng nhân nước ngoài và những dấu vết Tống – Nguyên trên trang phục vật dụng được miêu tả trong bức họa, Nguyễn Nam đã nêu ra khá đầy đủ và rõ ràng, ở đây chỉ nói thêm về một chi tiết.

blank

Nghiên mực thời Minh có chạm khắc bức họa
Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ.

Nói tới những đặc điểm trong hội họa truyền thống Trung Hoa, người ta đều nghĩ ngay tới tính ước lệ, chẳng hạn vẽ mai thì gốc phải lồi lõm cành phải gầy gò, vẽ người thì chủ phải cao lớn tớ phải thấp nhỏ. Nhưng sự ước lệ ấy có một quy phạm nghiêm ngặt. Thanh Thành Tử tức Tống Vĩnh Nhạc thời Thanh trong tập bút ký tiểu thuyết Diệc phục như thị có kể chuyện Vương Tân Trai như sau “Vương Tân Trai có một bức “Tiều phu thiệp thủy đồ”, quang cảnh như thật, nâng niu như ngọc quý. Một ông chài nhìn thấy cười nói : Vẽ như thế thì chẳng còn gì mà nói. Phàm người ta lội qua nước, lúc lên khỏi nước thì lông chân ắt duỗi thẳng ra dính sát vào da, mà bức tranh này vẫn vẽ cong như cũ, là chưa lội qua nước. Từng đọc sách “Đông Pha chí lâm” thấy chép Đỗ xử sĩ giữ một bức tranh vẽ trâu của Đới Tung, rất là quý trọng. Một đứa mục đồng nhìn thấy cười nói “Trâu húc nhau sức dồn lên sừng, đuôi quặp vào giữa hai chân sau. Bức tranh này lại vẽ đuôi trâu dựng lên, sai rồi”. Đó cũng như vẽ gà chọi đá nhau thì lông cổ ắt xù ra, chó săn đuổi theo thỏ đuôi ắt dựng thẳng, Chung Húc khoét mắt quỷ thì tinh thần ý tứ đều dồn cả vào ngón tay cái, cùng có một tôn chỉ, cũng là một đầu mối hiểu biết sự vật” [3], theo đó đủ thấy tính ước lệ ở đây không loại trừ sự chính xác về chi tiết. Cho nên chuỗi niệm châu trên tay Trúc Lâm Đại sĩ trong bức họa căng thành một hình tròn chứ không rủ xuống thành một hình oval theo đúng định luật vật lý là ước lệ, nhưng có 16 chứ không phải 18 hạt là chính xác về chi tiết – chuỗi niệm châu có thể đếm được của hai tăng nhân khác phía sau cũng thế, cũng có 16 hạt. Người đọc mong mỏi khi có điều kiện tái bản tập chuyên khảo, Nguyễn Nam sẽ tìm hiểu và nhận định thêm những về những chi tiết tôn giáo – dân tộc học loại này.

3. Về giá trị văn hóa

Từ xuất phát điểm giả định rằng người sở hữu đầu tiên là triều đình nhà Trần, có thể thấy bức họa Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ có hai quãng đời khá tách bạch, và do đó cũng có hai hệ thống giá trị khá tách bạch. Quãng đời thứ hai ở Trung Quốc thì chuyên khảo của Nguyễn Nam trình bày tuy chưa hết nhưng cũng đã quá đủ, quá trình tái sản xuất mở rộng những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bức họa tuy cũng quanh co khúc khuỷu theo những thăng trầm lịch sử ở Trung Quốc nhưng cơ bản vẫn là một quá trình liên tục. Còn quãng đời thứ nhất ở Việt Nam thì hiện nay gần như không có tư liệu nào khác để tìm hiểu ngoại trừ chính bức họa và bối cảnh lịch sử mà nó ra đời.

Trong bức họa có ba con vật mang tính biểu trưng. Đoàn người của Trúc Lâm Đại sĩ mở đầu bằng một con hạc với người chăn đi trước, kế tới con trâu (đúng ra là bò) mà nhân vật đạo sĩ cưỡi, sau cùng là con voi trắng chở kinh. Thứ tự mà cũng là bố cục này thể hiện quan niệm về yếu tính của tôn giáo trong bức họa. Có thể hiểu con hạc với người chăn đi đầu tượng trưng cho cái Tâm hướng thượng, con trâu và đạo sĩ đi kế tượng trưng cho cái Tâm hiểu Đạo, con voi trắng chở kinh đi sau cùng tượng trưng cho cái Tâm có Thức. Kinh văn thường là khâu đầu tiên trong quy trình học đạo ở đây chỉ còn là khâu thứ yếu trong tiến trình tu tập, đó là điều dễ hiểu. Nhưng nhìn từ một góc độ khác, con voi trắng chở kinh vốn của Thiên Trúc, con trâu đạo sĩ cưỡi vốn của Trung Hoa, vậy thì phải chăng con hạc với người chăn đi đầu là của tinh thần Phật giáo tức nền tảng của quốc học Đại Việt thời Trần ? Bức họa do một tác giả Trung Quốc thực hiện nhưng theo đơn đặt hàng từ phía Việt Nam, yếu tố quốc tế dù sao cũng không thể lấn át yếu tố quốc gia – dân tộc. Cần nhấn mạnh rằng Trúc Lâm Đại sĩ xuống núi truyền pháp từ 1304 nhưng qua suốt mấy mươi năm triều đình nhà Trần mới đặt vấn đề tái hiện sự kiện ấy thì ắt phải có lý do cụ thể, lý do ấy chính xuất phát từ những biến động ở Trung Quốc cuối Nguyên đầu Minh.

Bức họa được thực hiện trong thời gian 1359 – 1363, lúc chính quyền và trí thức Việt Nam đang chăm chú quan sát những biến động chính trị – xã hội ở Trung Quốc để đưa ra quyết sách của mình, xác định con đường của mình. Cần phải như thế vì bất kể nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương hay Trần Hữu Lượng giành được phần thắng thì kết quả của cuộc phân tranh đương thời ở Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng to lớn tới lịch sử Việt Nam. Và điều xuyên suốt tuyên ngôn chính trị, cương lãnh hành động mà triều đình Trần Dụ Tông đưa ra qua bức họa Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ là tư tưởng chung sống hòa bình đồng thời cùng hướng tới những giá trị tích cực, những nguyện vọng tốt đẹp chung nhất của con người, tư tưởng này đã thể hiện qua việc từ chối giúp quân cho Trần Hữu Lượng năm 1361 và sai sứ đáp lễ nhà Minh của Chu Nguyên Chương năm 1368 [1,155] – sau khi Hữu Lượng binh bại thân vong trên hồ Phiên (Bà) Dương năm 1363.

Đạo sĩ Lâm Thời Vũ cưỡi bò

Gần 60 năm sau khi Trúc Lâm Đại sĩ xuống núi, triều đình Trần Dụ Tông cho vẽ bức họa Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ, tìm trong quá khứ một kinh nghiệm văn hóa – tư tưởng mà cũng là định hướng chính trị – ngoại giao để đối phó với nguy cơ mới nảy sinh ngay trong những biến động đang tàn phá quốc gia láng giềng phương Bắc. Cũng gần 60 năm sau khi bức họa được thực hiện thì nguy cơ ấy trở thành sự thật, quốc gia láng giềng sau khi bị tàn phá đã được tái tạo, nhà Hồ bị diệt, Đại Cồ Việt thành vong quốc, bức họa cũng trở thành vật sở hữu nghệ thuật của lân bang. Có một giới hạn về hiệu quả cho kinh nghiệm mà triều đình Trần Dụ Tông ứng dụng cũng như định hướng mà hai triều Trần – Hồ thực hiện, vì lịch sử vốn cũng có nhân duyên – hằng số thường là tất yếu và thời tiết – biến số nhiều khi ngẫu nhiên của nó. Nhưng cũng chính trên cơ sở ấy mà người ta tin rằng bức họa Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ rồi sẽ có được quãng đời thứ ba.

Mở đầu chuyên khảo công phu với hàm lượng tri thức làm người đọc nhiều lúc choáng ngợp của mình, Nguyễn Nam viết: “Tôi tin ở nhân duyên – thời tiết“.

Trên phương diện lịch sử, người viết bài này cũng tin như thế.

Một phần đoạn lời bạt mà vị quan Trần Quang Chỉ viết đằng sau bức tranh, có thư pháp rất đẹp, theo đánh giá của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức. Tranh được truyền qua các triều đại phong kiến Trung Quốc Tranh vẽ vào cuối thế kỷ 14, thuộc sở hữu của Trần Quang Chỉ, một vị thổ quan người Việt thuộc thời Minh. Vào cuối thời Minh ở Trung Quốc, bức tranh thuộc sở hữu của Hạng Nguyên Biện, người Trung Quốc. Sau đó tranh được đưa vào cung nhà Thanh, triều đại Phổ Nghi – hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc, với danh nghĩ là vật thưởng của Phổ Nghi cho em trai là Phổ Kiệt. Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Phổ Nghi mang các họa phẩm chạy tới thành phố Lâm Giang tỉnh Cát Lâm, rồi bị bắt. Bức tranh được chuyền qua một số cơ quan của Trung Quốc, sau cùng đưa về Bảo tàng Đông Bắc tức Bảo tàng Liêu Ninh ngày nay. (Theo giám định của Bảo tàng Liêu Ninh, Trung Quốc. Thông tin đầy đủ được đăng trong sách Ngàn năm áo mũ).

____________________________________

Tài liệu tham khảo:

1. Đại Việt sử ký toàn thư (2004), Hoàng Văn Lâu dịch, Hà Văn Tấn hiệu đính, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tập II.

2. Xem Nguyên sử, quyển 209 (Liệt truyện 96, Ngoại di 2, An Nam) và quyển 45 (Bản kỷ 45, Thuận Đế 8).

3. Thanh Thành Tử (1999), Diệc phục như thị, Vu Chí Bân hiệu điểm, Trùng Khánh xuất bản xã

Share6
Bài trước

GIỚI HỌC PHẬT GIÁO – HÒA THƯỢNG THÍCH THÁI HÒA GIẢNG (Luật viện Huệ Nghiêm)

Bài tiếp

ALBUM NHẠC PHẬT GIÁO 2024

admin

admin

Bài tiếp
ALBUM NHẠC PHẬT GIÁO 2024

ALBUM NHẠC PHẬT GIÁO 2024

Thảo luận về post

Các hoạt động chính

  • Ẩm Thực Chay
  • Chân Dung Từ Bi
  • Chuyện Đạo Đời
  • DIỆU PHÁP ÂM
  • Góc Tự Tâm
  • Gương Hạnh Người Xưa
  • Hoạt Động – Tu Học
  • Khai Thị – Vấn Đáp
  • Kinh Tạng (Video)
  • Kinh Tụng (Mp3)
  • Luật Học Ứng Dụng
  • Nếp Sống Thiền Môn
  • Nghi Lễ Phật Giáo
  • Nghi Thức Tụng Niệm
  • Nhạc – Audio Tiểu Thuyết Lịch Sử
  • Nhạc Phật Giáo
  • Pháp Khí Phật Môn
  • Pháp Môn Niệm Phật
  • Phật Học Cơ Bản
  • Phật Học Thường Thức
  • Phim Phật Giáo
  • Sử Liệu – Nghiên Cứu
  • Tàng Kinh Các
  • Thi Ca
  • Thiền Tông – Ngữ Lục
  • Tin Tức – Sự Kiện
  • Văn Bản Thông Báo
  • Văn Hoá – Kiến Trúc

Lịch vạn niên

  • Lịch tháng
  • Lịch ngày

Lịch tháng

05/2025
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
1
4/4
2
5
3
6
4
7
5
8
6
9
7
10
8
11
9
12
10
13
11
14
12
15
13
16
14
17
15
18
16
19
17
20
18
21
19
22
20
23
21
24
22
25
23
26
24
27
25
28
26
29
27
1/5
28
2
29
3
30
4
31
5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Lịch ngày

Tháng 05 năm 2025
09
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 6
Ngày Mậu Dần
Tháng Tân Tỵ
Năm Ất Tỵ
Lịch âm
12
Tháng 04

Youtube Channel

Đang phát

Đại Lễ Trai Đàn Chẩn Tế - Chùa Tự Tâm - TP. BMT - 16,17,18/04 năm 2014 (1/10)

Đại Lễ Trai Đàn Chẩn Tế - Chùa Tự Tâm - TP. BMT - 16,17,18/04 năm 2014 (1/10)

00:29:31

Nhạc Phật hay

  • Sám Nguyện
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/10/SamNguyen-NhaSuVienNhu-7049911.mp3
  • Mẹ Từ Bi
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/LKMeTuBiChuaToi-HuongThuy-KyPhu_3r933.mp3
  • Chắp Tay Lạy Phật (Mừng Đại Lễ Phật Đản)
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/duoi-dai-sen.jpeg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/DuoiDaiSenTrangTronThangTu-HuynhNguyenCongBang-2875303.mp3
  • Chắp Tay Niệm Phật
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/ChapTayNiemPhat-KimLinh-3514838_hq.mp3
  • Đạo Tràng Tịnh Độ
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/DaoTrangTinhDo-KimLinh-3515436_hq.mp3
  • Diệu Pháp Liên Hoa
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/DieuPhapLienHoa-KimLinh-3518838.mp3
  • Lạy Phật Dược Sư
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/LayPhatDuocSu-KimLinh-3523063_hq.mp3
  • Quan Thế Âm Mẹ Hiền
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/QuanTheAmMeHien-KimLinh-3523214.mp3

Gương hạnh người xưa

Hội Thảo: Tổ sư Thiện Hoa & sự cải cách Phật giáo Việt Nam | Chuatutam.net
Gương Hạnh Người Xưa

Hội Thảo: Tổ sư Thiện Hoa & sự cải cách Phật giáo Việt Nam | Chuatutam.net

08/11/2024
Phim tài liệu: Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21
Chân Dung Từ Bi

Phim tài liệu: Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

07/11/2024
NHỮNG LỜI DẠY CỦA HÒA THƯỢNG TRÍ TỊNH VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Gương Hạnh Người Xưa

NHỮNG LỜI DẠY CỦA HÒA THƯỢNG TRÍ TỊNH VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

07/04/2024
Nhất tâm suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ tổ Tịnh độ Việt Nam
Gương Hạnh Người Xưa

Nhất tâm suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ tổ Tịnh độ Việt Nam

07/04/2024
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu (1921 – 2024)
Chân Dung Từ Bi

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu (1921 – 2024)

15/02/2024
20/12al – KỶ NIỆM HUÝ NHẬT TRƯỞNG LÃO HT. THÍCH THIỆN HOA (1918-1973)
Gương Hạnh Người Xưa

20/12al – KỶ NIỆM HUÝ NHẬT TRƯỞNG LÃO HT. THÍCH THIỆN HOA (1918-1973)

02/02/2024
Mật hạnh tôn giả Rāhula (La-hầu-la) – Mẫu người lý tưởng cho Tăng Ni trẻ hiện nay
Gương Hạnh Người Xưa

Mật hạnh tôn giả Rāhula (La-hầu-la) – Mẫu người lý tưởng cho Tăng Ni trẻ hiện nay

26/01/2024
Nhân sự kiện Đức Thế Tôn Thành đạo: Thánh cầu hay phi Thánh cầu?
Gương Hạnh Người Xưa

Nhân sự kiện Đức Thế Tôn Thành đạo: Thánh cầu hay phi Thánh cầu?

25/01/2024
Tiểu sử và hành trạng Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742)
Chân Dung Từ Bi

Tiểu sử và hành trạng Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742)

31/12/2023
Tưởng niệm 277 năm, ngày Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670-1746), sơ tổ Thiền phái Chúc Thánh viên tịch.
Gương Hạnh Người Xưa

Tưởng niệm 277 năm, ngày Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670-1746), sơ tổ Thiền phái Chúc Thánh viên tịch.

19/12/2023
TƯỞNG NIỆM 715 NĂM PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG NHẬP NIẾT BÀN (1308 – 2023) | CHÙA TỰ TÂM
Gương Hạnh Người Xưa

TƯỞNG NIỆM 715 NĂM PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG NHẬP NIẾT BÀN (1308 – 2023) | CHÙA TỰ TÂM

15/12/2023
Di chúc & Video Tang lễ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ
Gương Hạnh Người Xưa

Di chúc & Video Tang lễ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ

03/07/2024
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vừa viên tịch
Gương Hạnh Người Xưa

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vừa viên tịch

03/07/2024
Thầy Trí Quang – Một trang lịch sử
Gương Hạnh Người Xưa

Thầy Trí Quang – Một trang lịch sử

24/11/2023
Đặc tính tư tưởng của thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam
Gương Hạnh Người Xưa

Thiền sư Hương Hải và những câu chuyện kỳ bí ít ai biết

04/11/2023
Lược sử về niên đại chùa Côn Sơn tỉnh Hải Dương & Văn Bia Đăng Minh Bảo tháp của Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả
Gương Hạnh Người Xưa

Lược sử về niên đại chùa Côn Sơn tỉnh Hải Dương & Văn Bia Đăng Minh Bảo tháp của Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

03/11/2023
Nghiên Cứu Lịch Sử | Bàn về Huyền Quang tôn giả | Đặng Thanh Bình
Gương Hạnh Người Xưa

Nghiên Cứu Lịch Sử | Bàn về Huyền Quang tôn giả | Đặng Thanh Bình

01/11/2023
Những cống hiến của ngài Ðạo An đối với Phật giáo Trung Quốc | Thích Nữ Hạnh Tri
Gương Hạnh Người Xưa

Những cống hiến của ngài Ðạo An đối với Phật giáo Trung Quốc | Thích Nữ Hạnh Tri

01/11/2023
ĐỌC CUỒNG VÂN TẬP –  狂雲集 CỦA THI TĂNG NHẤT HƯU | Đi tìm chân thực trong hư cấu | Nguyễn Nam Trân
Gương Hạnh Người Xưa

Nội Dung Phim Hoạt Hình Phật Giáo Nói Về Cuộc Đời & Đạo nghiệp Của Thiền Sư NHẤT HƯU

03/11/2023
KINH LĂNG NGHIÊM YẾU GIẢI | Trọn bộ | Sư Bà HẢI TRIỀU ÂM
Gương Hạnh Người Xưa

Cuộc đời và đạo nghiệp của Sư bà Hải Triều Âm

01/10/2023

Bài viết phổ biến

  • 7 LỜI KHẤN NGUYỆN CHO NGÀY MỚI BÌNH AN

    7 LỜI KHẤN NGUYỆN CHO NGÀY MỚI BÌNH AN

    2925 shares
    Share 1170 Tweet 731
  • AN THỔ ĐỊA CHÂN NGÔN VÀ ĐỊA THẦN HỘ PHÁP | (Dṛḍhā-pṛthivī-devatā)

    37 shares
    Share 15 Tweet 9
  • KINH ĐẠI PHÚC ĐỨC (Mahamangala Sutta) – HT. Thích Huyền Diệu (dịch)

    3203 shares
    Share 1281 Tweet 801
  • PHÁP HÀNH: BÀI KHẤN NGUYỆN SÁM HỐI CHO BẢN THÂN & CÁCH GIẢI TRỪ OÁN KẾT VỚI OAN GIA TRÁI CHỦ | Bản Chuẩn | CHÙA TỰ TÂM SOẠN TẬP | Chuatutam.net

    6840 shares
    Share 2736 Tweet 1710
  • Nghi Thức Cầu An – Kinh Phổ Môn (Âm Hán-Việt) | Bản mới cập nhật chuẩn

    1128 shares
    Share 451 Tweet 282
  • [PDF] Bộ tranh Lược sử cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni | Chùa Tự Tâm soạn tập thiết kế

    32 shares
    Share 13 Tweet 8

Thống kê

  • 2
  • 134
  • 926
  • 4.969
  • 19.182
  • 2.882.653

Giới thiệu

Địa chỉ: 426/8 đường Phan Bội Châu, phường Thành Nhất, Tp Ban Mê Thuột, Đắk Lắk, Việt Nam
Sư cô Thích Nữ Liên Tâm
Email: chuatutam@gmail.com

Theo dõi

Danh mục

  • Ẩm Thực Chay
  • Chân Dung Từ Bi
  • Chuyện Đạo Đời
  • DIỆU PHÁP ÂM
  • Góc Tự Tâm
  • Gương Hạnh Người Xưa
  • Hoạt Động – Tu Học
  • Khai Thị – Vấn Đáp
  • Kinh Tạng (Video)
  • Kinh Tụng (Mp3)
  • Luật Học Ứng Dụng
  • Nếp Sống Thiền Môn
  • Nghi Lễ Phật Giáo
  • Nghi Thức Tụng Niệm
  • Nhạc – Audio Tiểu Thuyết Lịch Sử
  • Nhạc Phật Giáo
  • Pháp Khí Phật Môn
  • Pháp Môn Niệm Phật
  • Phật Học Cơ Bản
  • Phật Học Thường Thức
  • Phim Phật Giáo
  • Sử Liệu – Nghiên Cứu
  • Tàng Kinh Các
  • Thi Ca
  • Thiền Tông – Ngữ Lục
  • Tin Tức – Sự Kiện
  • Văn Bản Thông Báo
  • Văn Hoá – Kiến Trúc

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CHUATUTAM.NET @ 2013

Không có kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin Tức – Sự Kiện
  • Hoạt Động – Tu Học
  • Kinh Tạng (Video)
  • Góc Tự Tâm
  • Liên hệ

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CHUATUTAM.NET @ 2013

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist