Chùa Tự Tâm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tất cả
    • Văn Bản Thông Báo
    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

    Bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

    Bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

    Thư chia buồn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

    Thư chia buồn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

    Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thông điệp Lễ Vesak – 2024

    Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thông điệp Lễ Vesak – 2024

    Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

  • Hoạt Động – Tu Học
  • Kinh Tạng (Video)
  • Góc Tự Tâm
  • Liên hệ
Không có kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tất cả
    • Văn Bản Thông Báo
    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đến Việt Nam Quốc Tự thăm Đức Pháp chủ, chiêm bái xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Lễ khai đàn kỳ siêu các anh hùng, liệt sĩ trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    Thông điệp Đại lễ Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

    Lễ chiêm bái xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6-5-2025 tại Việt Nam Quốc Tự

    Bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

    Bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

    Thư chia buồn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

    Thư chia buồn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

    Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thông điệp Lễ Vesak – 2024

    Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thông điệp Lễ Vesak – 2024

    Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

  • Hoạt Động – Tu Học
  • Kinh Tạng (Video)
  • Góc Tự Tâm
  • Liên hệ
Không có kết quả
View All Result
Chùa Tự Tâm
Không có kết quả
View All Result
Trang chủ PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Phật Học Thường Thức

BỐN LOẠI BẠN TRONG KINH PHÁP CÚ

admin by admin
29/09/2022
in Phật Học Thường Thức
12 0
0
10
SHARES
108
VIEWS
Share on Facebook

BỐN LOẠI BẠN TRONG KINH PHÁP CÚ

Không gặp kẻ hơn mình cũng không gặp kẻ ngang mình để kết bạn, thà quyết chí ở một mình còn hơn kết bạn với người ngu.

Should a seeker not find a companion who is better or equal, let him resolutely pursue a solitary course; there is no fellowship with the fool.

Kệ Tụng

Nếu không tìm được bạn

Bằng mình hay hơn mình

Thà quyết sống một mình

Không bè bạn kẻ ngu.

Lược giảng

Trước khi giải thích qua Pháp cú nầy, thiết nghĩ chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ qua về sự kết bạn. Trong Kinh Hiền Nhân, có nêu ra về 4 cách kết bạn:

1. Kết bạn như hoa.

2. Kết bạn như cân.

3. Kết bạn như đất.

4. Kết bạn như núi.

1. Thế nào là kết bạn như hoa?

Bởi vì loài hoa là loài sớm nở tối tàn. Khi bông hoa mới nở còn xinh tươi đẹp đẻ, thì ai trông thấy cũng thích thú, trầm trồ khen ngợi. Đến khi hoa héo úa phai tàn rồi, thì không một ai để ý dòm ngó. Cũng một đóa hoa đó, mới hôm qua, người ta còn yêu thích trọng vọng, nhưng hôm nay, thì cũng bông hoa đó, lại bị người ta hất hủi rẻ khinh. Đức Phật dùng hoa để dụ cho sự kết giao với bạn bè cũng thế. Khi ta còn giàu sang (như đóa hoa còn tươi tốt), thì lắm bạn nhiều bè, tới lui giao hảo, tiệc tùng chén tạc chén thù, vui cười hỷ hạ. Nhưng đến khi ta bị sa cơ thất thế, nghèo hèn túng thiếu (như hoa héo tàn), thì bạn bè ai nấy cũng lánh xa, không một người nào dám cho ta thấy mặt. Quả đúng như những câu ca dao đã nói:

Khi vui thì vỗ tay vào

Đến khi hoạn nạn thì nào có ai.

Hay:

Còn tiền còn bạc còn đệ tử

Hết tiền hết bạc hết ông tôi.

Thế thái nhân tình là thế! Tình đời bạc bẽo là thế ấy!

2. Thế nào là kết bạn như cân?

Kết bạn như cân là vì cái cân muốn cho 2 quả cân thăng bằng với nhau, thì ta phải để trên đó hai trọng lượng bằng nhau. Nếu một cái nặng, một cái nhẹ, tất nhiên là cái cân sẽ không cân bằng. Phật dạy, kết bạn như cân cũng thế. Khi giao tiếp bạn bè, đôi bên phải giữ cho cân bằng nhau. Người đời thường nói: “Bánh ít đi, thì bánh qui lại”. Hay: “Có qua có lại mới toại lòng nhau”. Đó là nguyên tắc kết bạn, nếu ta muốn giữ cho tình bạn được lâu dài. Còn nếu như bánh ít cứ đi hoài mà bánh qui thì bặt mù tăm tít không thấy lại, tất nhiên, cán cân đã bị chênh lệch rồi và như thế, thì sớm muộn gì tình bạn cũng sẽ bị tan rã thôi! Nếu muốn giữ cho tình bạn được lâu bền, thì không cách gì hơn là ta phải theo nguyên tắc đó.

Than ôi!

Bánh ít cứ mãi đi hoài

Bánh qui không thấy mặt mày tăm hơi

Tình bạn như thế hết chơi!

Cán cân chênh lệch còn chơi nỗi gì!

3. Thế nào là kết bạn như đất?

Vì đất là nơi sản sanh ra muôn vật. Là chỗ vạn vật nương tựa an ổn. Dùng đất để dụ cho người bạn tốt đáng cho chúng ta giao du qua lại. Khi ta chơi với bạn tốt, lòng ta cảm thấy an ổn vui vẻ hơn. Vì người bạn tốt, như là một thiện hữu tri thức, đáng cho ta tin cậy nương nhờ. Như đất là chỗ cho muôn loài nương tựa. Bạn tốt là người sẵn sàng giúp đở ta khi ta gặp cơn hoạn nạn. Họ là người chia sẻ đắng cay ngọt bùi với ta. Họ là người hiểu và thông cảm ta hơn ai hết. Chính họ mới là người đáng cho ta tin cậy gởi gắm tâm sự. Những lúc lòng ta bị rối bời, chính họ là người an ủi ta. Họ không giống như người bạn xấu, lúc ta gặp hoạn nạn, thì họ lại ngoảnh mặt làm ngơ. Do đó, bạn tốt là bạn mà ta cần giao du. Giao du thân mật, để hôm sớm có nhau. Tương thân tương trợ và tương kính nhau. Điều ta nên nhớ, chơi bạn dù thân mật đến đâu, cũng phải giữ sự tương kính nhau. Có tương kính, thì tình bạn tốt mới được lâu dài. Thân nhau không có nghĩa là lợi dụng nhau. Nếu một trong hai, có ý đồ lợi dụng, thì chắc chắn, tình bạn sẽ bị nứt rạn sứt mẻ ngay. Dù cho bạn tốt tới đâu, cũng không thể nào bền lâu được. Cũng như đất, tuy rắn chắc, nhưng có đôi khi cũng bị sụp lở, nếu chúng ta đào moi hẩm sâu vào. Cho nên, muốn giữ tình bạn tốt được lâu dài, thì ta không nên có ý đồ lợi dụng.

4. Thế nào là kết bạn như núi?

Vì núi là nơi an toàn nhứt để cho chim muông bay về làm tổ. Nơi đó, vì ít người lai vãng. Dùng núi để dụ cho người có đức hạnh. Vì người có đầy đủ đức hạnh, mới xứng đáng cho chúng ta nương về học hỏi. Như chim bay về núi cảm thấy rất an toàn. Chúng không phập phòng lo sợ bị bắt giết. Quả thật, sống gần gũi với người thật sự có đạo đức, thì ta cảm thấy có rất nhiều lợi lạc an vui. Một lời dạy của họ, như là kim chỉ nam để chúng ta noi theo mà thực hiện. Bởi người có đạo đức là người có trí huệ. Gần họ càng lâu, đạo đức ta càng sâu dầy và trí huệ ta càng khai phát. Vì ta học hỏi nơi họ rất nhiều. Quả đúng với câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” .

Qua bốn hạng người trên, hai hạng người sau, Phật khuyên ta nên giao du gần gũi. Càng gần gũi họ, ta càng có thêm nhiều lợi ích trong sự tu hành cũng như trong sự giao tiếp.

Pháp cú trên, Phật dạy chúng ta về cách kết bạn. Trên đời nầy không ai là không có bạn. Nhưng bạn cũng có nhiều thành phần khác nhau. Song chung quy cũng không ngoài hai hạng người: tốt và xấu hay thiện và ác. Ở đây, Phật dạy chúng ta nên kết bạn với người hơn mình. Tại sao Phật khuyên ta nên kết bạn với người hơn mình? Điều nầy, thiết nghĩ cũng không có gì khó hiểu. Đối với những người hơn mình, như hơn về: đạo đức, tánh tình, kiến thức v.v thì ta nên giao du gần gũi họ để học hỏi. Nhờ gần họ, mà ta càng ngày càng có thêm những đức tánh tốt và kiến thức.

Tổ Qui Sơn dạy: “Đi xa cần nương bạn lành, thường thường trông nom tai mắt, ở đâu cũng phải chọn bạn, mỗi giờ nghe được những giờ chưa nghe. Cho nên có câu: Sanh ta nhờ cha mẹ, nên ta nhờ bạn lành. Nương gần người bạn lành như đi trong sương móc; tuy không ướt áo, nhưng mỗi giờ có thấm nhuần. Ngược lại, quen gần người ác, thêm chỗ tri kiến ác, sớm tối làm ác, mắc báo trước mặt, chết rồi trầm luân, một phen mất thân người, muôn kiếp không trở lại” (Bản dịch của Hòa Thượng Hành Trụ, trong quyển Sa Di Luật Giải, trang 537).

Câu nói: “Nương gần bạn lành như đi trong sương móc, tuy không ướt áo nhưng mỗi giờ có thấm nhuần”. Thật vậy, sáng sớm, bước ra ngoài trời, lúc đầu, ta không cảm thấy gì thấm ướt. Nhưng đi lâu, ta sẽ cảm nghe ướt lạnh. Gần gũi với bạn cũng thế. Nếu gần người hiền người tốt, thì ít nhiều gì, ta cũng ảnh hưởng những đức tánh hiền tốt của họ. Ngược lại, gần với kẻ xấu cũng thế. Vì tâm vô thường, nên rất dễ tiêm nhiễm. Sống chung với người tốt, có kiến thức rộng ta học hỏi ở nơi họ rất nhiều. Nhứt là qua việc hành xử của họ. Những gì ta không hiểu, hỏi họ, họ sẵn sàng chỉ giúp cho ta. Nên nói: “Học thầy không tầy học bạn” là thế. Họ không phải là hạng người ích kỷ. Họ là mẫu người có tấm lòng bao dung độ lượng. Vì họ là người có đạo đức, nên hành động, ngôn từ của họ cũng toát ra từ bản chất đạo đức. Vì thế, gần họ ta cảm thấy vui tươi mát mẻ. Họ không phải là hạng người mưa nắng bất thường. Họ là người khiêm tốn và luôn nhã nhặn với mọi người. Lời nói của họ rất hiền từ và mềm mỏng. Họ không khoác lác phô trương bản ngã. Ngần ấy đức tánh tốt, cũng đủ cho chúng ta bái phục mà kết giao học hỏi. Bởi vậy, Phật dạy ta nên kết thân với hạng người nầy. Vì Phật quá hiểu rõ tâm lý con người. Câu nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, đó là lời nói đầy kinh nghiệm của người xưa. Vì người xưa cũng đã quá hiểu rõ tâm lý dễ nhiễm nầy của con người. Ta cần học hỏi cái túi khôn của loài người, nhứt là đối với người xưa.

Tiếp theo, Phật bảo: “Ta nên kết bạn với kẻ ngang mình”. Tại sao vậy? Vì người ngang ta có nghĩa là họ dễ cảm thông với ta hơn. Họ có cùng trình độ hiểu biết như ta. Sống chung gần gũi nhau, sự cảm thông nhau rất là quan trọng. Thiếu sự cảm thông tình bạn dễ bị sứt mẻ. Cảm thông qua nhiều phương diện như trình độ, kiến thức, tánh tình, đạo đức v.v. Sống chung với nhau, không có gì bằng hiểu, thương và cảm thông nhau. Ta nói người hiểu, người nói ta nhận. Cảm thông từ ngôn ngữ và hành động. Cùng trình độ hiểu biết với nhau thì thật là dễ sống dễ thở.

Ngược lại, nếu ta kết giao với những người có trình độ hiểu biết quá kém, họ có những thái độ cứng đầu, ngang bướng, khó dạy, thì chỉ càng làm cho ta thêm bực mình mà thôi. Sống chung với những người nầy, lòng ta càng thêm phiền não. Chẳng những ta không học hỏi ở nơi họ điều gì, mà trái lại, họ còn làm cho ta càng ngày càng thêm u tối. Vì sao? Vì họ làm điều gì đó, ta cảm thấy khó chịu, không nhẫn nhịn được, thế là ta ăn thua đủ với họ. Như thế, có phải là ta đã hạ mình xuống thấp như họ không. Ở đây, ta nên hiểu về cách kết giao bạn, chớ không phải là việc cảm hóa. Xin chớ lầm lẫn điều nầy. Điều chúng ta nên nhớ phẩm mà chúng ta đang học đây có tựa đề là “Phẩm Ngu” hay kẻ “Khờ dại”. Nếu là người trí, ta không thể kết giao chơi thân với người có trình độ thấp hơn ta. Nói rõ hơn, theo đây, là kẻ ngu hơn ta nhiều. Vì gần gũi chơi thân với họ, lâu ngày sẽ xảy ra lắm chuyện phiền phức không vui. Tốt hơn hết là ta nên tránh họ trước là hay hơn. Ta nên học và làm theo lời Khổng Tử dạy: “Kính nhi viễn chi”. Nghĩa là ta vẫn kính trọng họ. Ta không tỏ thái độ khi dễ xem thường họ. Ta rất thương họ, nhưng không kết thân với họ được. Và ta nên tránh xa họ. Vì trình độ của họ quá kém, nên rất khó hiểu nhau để làm bạn đồng hành. Nếu trường hợp ta không có bạn để thân giao, thì thà không có còn hơn là có người quá đần độn dốt nát. Bởi thế, nên kế tiếp Phật mới nói: “Thà quyết chí ở một mình tốt hơn kết bạn với người ngu muội”. Điều nầy, nếu chúng ta bình tâm suy nghiệm, thì quả thật đúng như thế. Phật thường dạy: “Nói pháp cho người ngu nghe, như nói với kẻ điếc”. Kẻ đã điếc, mình có nói gì họ cũng chẳng thèm nghe. Người ngu cũng thế. Mình nói gì họ cũng không hiểu, như thế, thì có khác gì là kẻ điếc kia. Cho nên, càng gần gũi với họ, chỉ tạo thêm cho mình nhiều sự bực mình mà thôi.

Ở thế gian, có nhiều cặp vợ chồng luôn có sự bất hòa cải vả với nhau hoài, phần lớn cũng do trình độ quá chênh lệch mà ra. Như chồng có bằng cử nhân, trong khi đó, thì người vợ chưa xong cấp tiểu học. Như thế, thì thử hỏi làm sao sống chung cho được? Bởi vậy, có nhiều người nói: “Thà ở vậy còn hơn”. Chớ sống chung sao được. Chồng nói gà, vợ hiểu vịt. Vì trình độ hiểu biết không tương đồng rất khó cảm thông nhau. Cho nên, muốn sống chung được lâu bền, thì trình độ học hỏi kiến thức phải ngang nhau. Như thế, thì không ai coi thường và khinh rẻ ai. Đó là một nguyên tắc gần như là một định lý muôn đời. Cho nên qua pháp cú trên, Phật cho chúng ta một bài học về sự kết bạn. Sống không thể không có bạn. Dù người có khó tánh đến đâu, ít nhiều gì cũng có một hai người bạn. Chả lẽ suốt cuộc đời mình sống thu mình lẻ loi như thế. Tục ngữ có câu: “Nước trong quá không cá, người xét nét quá không bạn”. Thật vậy, trong trường đời cũng như trường đạo, người nào quá xét nét, đắn đo, khó tánh thì người đó chỉ có nước sống một mình mà thôi. Ai dám bảo đảm mình luôn luôn mạnh khỏe. Nếu là người tu không có gia đình, thì phải cần đến bạn đạo đồng tu. Vì bạn đồng tu cùng đồng lý tưởng.

Do đó, rất cần trong việc giúp đỡ lẫn nhau khi đau yếu bệnh hoạn. Câu nói: “Bà con xa không bằng láng giềng gần”. Láng giềng gần tuy họ không là ruột thịt gì với ta, như khi ta hữu sự mà chờ tới bà con ở xa đến giúp, thì ta đã chết mất rồi. Vì vậy, người bạn sống bên cạnh ta, ta nên quý trọng tương kính giúp đở cho nhau. Nếu bạn có làm điều gì lầm lỗi, ta không vui, thì ta nên tìm cách khéo léo giải bày. Xong rồi, ta nên vui vẻ buông bỏ. Muốn buông bỏ, thì phải có hiểu và thương. Thiếu hai yếu tố quan trọng nầy, đừng mong giữ tình bạn được lâu dài. Chơi với bạn mà không hiểu được bạn mình, tốt hơn là đừng thân giao. Một điều tối kỵ nhứt là ta không nên đem chuyện của bạn mình ra để bêu xấu cho người khác biết. Đây là một hành động rất thấp hèn. Đạo đức và lương tâm không cho phép ta hành xử như thế. Như trên đã nói, việc kết bạn cũng là điều quan trọng. Thế nên, ta cần phải chọn bạn mà chơi. Nhưng khi đã chọn rồi, thì ta không nên chơi gát bạn hay dùng những mánh khóe vặt vãnh để lợi dụng bạn hoặc hại bạn. Điều tối kỵ là nói xấu bạn, một khi tình bạn đã bị sứt mẻ. Đừng có:

“Khi vui trái ấu cũng tròn

Khi ghét bồ hòn cũng méo”

Hay:

“Thương nhau thương cả đường đi

ghét nhau ghét cả tôn ti họ hàng”.

Tệ hại hơn nữa là “Uốn cong ba tấc lưỡi” để đâm sau lưng bạn mình. Hành động đó thật là vô liêm sỉ! Người như thế, thật không có chút lương tâm đạo đức. Lương tâm đạo đức không có, thì nói chi đến việc tu chứng cao xa! Đối với những hạng người nầy, ta nên tránh xa họ còn hơn tránh xa hầm lửa hay miệng rắn độc vậy.

Share4
Bài trước

KINH TRUNG BỘ | Dịch giả: Hòa Thượng MINH CHÂU | Ni sư TRÍ HẢI Toát yếu

Bài tiếp

“BÀ CHỦ CHÙA” | GIÁC MINH LUẬT

admin

admin

Bài tiếp
“BÀ CHỦ CHÙA” | GIÁC MINH LUẬT

“BÀ CHỦ CHÙA” | GIÁC MINH LUẬT

Thảo luận về post

Các hoạt động chính

  • Ẩm Thực Chay
  • Chân Dung Từ Bi
  • Chuyện Đạo Đời
  • DIỆU PHÁP ÂM
  • Góc Tự Tâm
  • Gương Hạnh Người Xưa
  • Hoạt Động – Tu Học
  • Khai Thị – Vấn Đáp
  • Kinh Tạng (Video)
  • Kinh Tụng (Mp3)
  • Luật Học Ứng Dụng
  • Nếp Sống Thiền Môn
  • Nghi Lễ Phật Giáo
  • Nghi Thức Tụng Niệm
  • Nhạc – Audio Tiểu Thuyết Lịch Sử
  • Nhạc Phật Giáo
  • Pháp Khí Phật Môn
  • Pháp Môn Niệm Phật
  • Phật Học Cơ Bản
  • Phật Học Thường Thức
  • Phim Phật Giáo
  • Sử Liệu – Nghiên Cứu
  • Tàng Kinh Các
  • Thi Ca
  • Thiền Tông – Ngữ Lục
  • Tin Tức – Sự Kiện
  • Văn Bản Thông Báo
  • Văn Hoá – Kiến Trúc

Lịch vạn niên

  • Lịch tháng
  • Lịch ngày

Lịch tháng

05/2025
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
1
4/4
2
5
3
6
4
7
5
8
6
9
7
10
8
11
9
12
10
13
11
14
12
15
13
16
14
17
15
18
16
19
17
20
18
21
19
22
20
23
21
24
22
25
23
26
24
27
25
28
26
29
27
1/5
28
2
29
3
30
4
31
5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Lịch ngày

Tháng 05 năm 2025
09
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 6
Ngày Mậu Dần
Tháng Tân Tỵ
Năm Ất Tỵ
Lịch âm
12
Tháng 04

Youtube Channel

Đang phát

Đại Lễ Trai Đàn Chẩn Tế - Chùa Tự Tâm - TP. BMT - 16,17,18/04 năm 2014 (1/10)

Đại Lễ Trai Đàn Chẩn Tế - Chùa Tự Tâm - TP. BMT - 16,17,18/04 năm 2014 (1/10)

00:29:31

Nhạc Phật hay

  • Sám Nguyện
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/10/SamNguyen-NhaSuVienNhu-7049911.mp3
  • Mẹ Từ Bi
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/LKMeTuBiChuaToi-HuongThuy-KyPhu_3r933.mp3
  • Chắp Tay Lạy Phật (Mừng Đại Lễ Phật Đản)
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/duoi-dai-sen.jpeg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/DuoiDaiSenTrangTronThangTu-HuynhNguyenCongBang-2875303.mp3
  • Chắp Tay Niệm Phật
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/ChapTayNiemPhat-KimLinh-3514838_hq.mp3
  • Đạo Tràng Tịnh Độ
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/DaoTrangTinhDo-KimLinh-3515436_hq.mp3
  • Diệu Pháp Liên Hoa
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/DieuPhapLienHoa-KimLinh-3518838.mp3
  • Lạy Phật Dược Sư
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/LayPhatDuocSu-KimLinh-3523063_hq.mp3
  • Quan Thế Âm Mẹ Hiền
  • Kim Linh
  • https://chuatutam.net/wp-content/uploads/2021/09/thumb-metubi-1.jpg
  • Nhạc phật hay
  • /wp-content/uploads/2021/09/QuanTheAmMeHien-KimLinh-3523214.mp3

Gương hạnh người xưa

Hội Thảo: Tổ sư Thiện Hoa & sự cải cách Phật giáo Việt Nam | Chuatutam.net
Gương Hạnh Người Xưa

Hội Thảo: Tổ sư Thiện Hoa & sự cải cách Phật giáo Việt Nam | Chuatutam.net

08/11/2024
Phim tài liệu: Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21
Chân Dung Từ Bi

Phim tài liệu: Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

07/11/2024
NHỮNG LỜI DẠY CỦA HÒA THƯỢNG TRÍ TỊNH VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Gương Hạnh Người Xưa

NHỮNG LỜI DẠY CỦA HÒA THƯỢNG TRÍ TỊNH VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

07/04/2024
Nhất tâm suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ tổ Tịnh độ Việt Nam
Gương Hạnh Người Xưa

Nhất tâm suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ tổ Tịnh độ Việt Nam

07/04/2024
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu (1921 – 2024)
Chân Dung Từ Bi

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu (1921 – 2024)

15/02/2024
20/12al – KỶ NIỆM HUÝ NHẬT TRƯỞNG LÃO HT. THÍCH THIỆN HOA (1918-1973)
Gương Hạnh Người Xưa

20/12al – KỶ NIỆM HUÝ NHẬT TRƯỞNG LÃO HT. THÍCH THIỆN HOA (1918-1973)

02/02/2024
Mật hạnh tôn giả Rāhula (La-hầu-la) – Mẫu người lý tưởng cho Tăng Ni trẻ hiện nay
Gương Hạnh Người Xưa

Mật hạnh tôn giả Rāhula (La-hầu-la) – Mẫu người lý tưởng cho Tăng Ni trẻ hiện nay

26/01/2024
Nhân sự kiện Đức Thế Tôn Thành đạo: Thánh cầu hay phi Thánh cầu?
Gương Hạnh Người Xưa

Nhân sự kiện Đức Thế Tôn Thành đạo: Thánh cầu hay phi Thánh cầu?

25/01/2024
Tiểu sử và hành trạng Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742)
Chân Dung Từ Bi

Tiểu sử và hành trạng Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742)

31/12/2023
Tưởng niệm 277 năm, ngày Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670-1746), sơ tổ Thiền phái Chúc Thánh viên tịch.
Gương Hạnh Người Xưa

Tưởng niệm 277 năm, ngày Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670-1746), sơ tổ Thiền phái Chúc Thánh viên tịch.

19/12/2023
TƯỞNG NIỆM 715 NĂM PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG NHẬP NIẾT BÀN (1308 – 2023) | CHÙA TỰ TÂM
Gương Hạnh Người Xưa

TƯỞNG NIỆM 715 NĂM PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG NHẬP NIẾT BÀN (1308 – 2023) | CHÙA TỰ TÂM

15/12/2023
Di chúc & Video Tang lễ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ
Gương Hạnh Người Xưa

Di chúc & Video Tang lễ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ

03/07/2024
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vừa viên tịch
Gương Hạnh Người Xưa

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vừa viên tịch

03/07/2024
Thầy Trí Quang – Một trang lịch sử
Gương Hạnh Người Xưa

Thầy Trí Quang – Một trang lịch sử

24/11/2023
Đặc tính tư tưởng của thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam
Gương Hạnh Người Xưa

Thiền sư Hương Hải và những câu chuyện kỳ bí ít ai biết

04/11/2023
Lược sử về niên đại chùa Côn Sơn tỉnh Hải Dương & Văn Bia Đăng Minh Bảo tháp của Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả
Gương Hạnh Người Xưa

Lược sử về niên đại chùa Côn Sơn tỉnh Hải Dương & Văn Bia Đăng Minh Bảo tháp của Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

03/11/2023
Nghiên Cứu Lịch Sử | Bàn về Huyền Quang tôn giả | Đặng Thanh Bình
Gương Hạnh Người Xưa

Nghiên Cứu Lịch Sử | Bàn về Huyền Quang tôn giả | Đặng Thanh Bình

01/11/2023
Những cống hiến của ngài Ðạo An đối với Phật giáo Trung Quốc | Thích Nữ Hạnh Tri
Gương Hạnh Người Xưa

Những cống hiến của ngài Ðạo An đối với Phật giáo Trung Quốc | Thích Nữ Hạnh Tri

01/11/2023
ĐỌC CUỒNG VÂN TẬP –  狂雲集 CỦA THI TĂNG NHẤT HƯU | Đi tìm chân thực trong hư cấu | Nguyễn Nam Trân
Gương Hạnh Người Xưa

Nội Dung Phim Hoạt Hình Phật Giáo Nói Về Cuộc Đời & Đạo nghiệp Của Thiền Sư NHẤT HƯU

03/11/2023
KINH LĂNG NGHIÊM YẾU GIẢI | Trọn bộ | Sư Bà HẢI TRIỀU ÂM
Gương Hạnh Người Xưa

Cuộc đời và đạo nghiệp của Sư bà Hải Triều Âm

01/10/2023

Bài viết phổ biến

  • 7 LỜI KHẤN NGUYỆN CHO NGÀY MỚI BÌNH AN

    7 LỜI KHẤN NGUYỆN CHO NGÀY MỚI BÌNH AN

    2926 shares
    Share 1170 Tweet 732
  • AN THỔ ĐỊA CHÂN NGÔN VÀ ĐỊA THẦN HỘ PHÁP | (Dṛḍhā-pṛthivī-devatā)

    38 shares
    Share 15 Tweet 10
  • NHỮNG BÀI SÁM TỤNG – SÁM HỐI ÁC NGHIỆP

    143 shares
    Share 57 Tweet 36
  • KINH ĐẠI PHÚC ĐỨC (Mahamangala Sutta) – HT. Thích Huyền Diệu (dịch)

    3204 shares
    Share 1281 Tweet 801
  • PHÁP HÀNH: BÀI KHẤN NGUYỆN SÁM HỐI CHO BẢN THÂN & CÁCH GIẢI TRỪ OÁN KẾT VỚI OAN GIA TRÁI CHỦ | Bản Chuẩn | CHÙA TỰ TÂM SOẠN TẬP | Chuatutam.net

    6841 shares
    Share 2736 Tweet 1710
  • Nghi Thức Cầu An – Kinh Phổ Môn (Âm Hán-Việt) | Bản mới cập nhật chuẩn

    1129 shares
    Share 452 Tweet 282

Thống kê

  • 1
  • 52
  • 434
  • 4.695
  • 18.831
  • 2.883.005

Giới thiệu

Địa chỉ: 426/8 đường Phan Bội Châu, phường Thành Nhất, Tp Ban Mê Thuột, Đắk Lắk, Việt Nam
Sư cô Thích Nữ Liên Tâm
Email: chuatutam@gmail.com

Theo dõi

Danh mục

  • Ẩm Thực Chay
  • Chân Dung Từ Bi
  • Chuyện Đạo Đời
  • DIỆU PHÁP ÂM
  • Góc Tự Tâm
  • Gương Hạnh Người Xưa
  • Hoạt Động – Tu Học
  • Khai Thị – Vấn Đáp
  • Kinh Tạng (Video)
  • Kinh Tụng (Mp3)
  • Luật Học Ứng Dụng
  • Nếp Sống Thiền Môn
  • Nghi Lễ Phật Giáo
  • Nghi Thức Tụng Niệm
  • Nhạc – Audio Tiểu Thuyết Lịch Sử
  • Nhạc Phật Giáo
  • Pháp Khí Phật Môn
  • Pháp Môn Niệm Phật
  • Phật Học Cơ Bản
  • Phật Học Thường Thức
  • Phim Phật Giáo
  • Sử Liệu – Nghiên Cứu
  • Tàng Kinh Các
  • Thi Ca
  • Thiền Tông – Ngữ Lục
  • Tin Tức – Sự Kiện
  • Văn Bản Thông Báo
  • Văn Hoá – Kiến Trúc

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CHUATUTAM.NET @ 2013

Không có kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin Tức – Sự Kiện
  • Hoạt Động – Tu Học
  • Kinh Tạng (Video)
  • Góc Tự Tâm
  • Liên hệ

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CHUATUTAM.NET @ 2013

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist