Nhà văn Hoàng Quốc Hải sinh ngày 13-8-1938 quê ở Kim Thành, Hải Dương. Ông là nhà văn nổi tiếng trong lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử.
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện ông thường trú tại Hà Nội.
* Giải thưởng:
- Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội cho truyện “Ông Giám đốc như tôi đã biết” năm 1970.
- Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội cho bộ “Bão táp triều Trần” năm 2008.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
- Bão táp cung đình (1994)
- Chờ đến ngày mai (1988, tiểu thuyết)
- Con đường phía trước (1976)
- Ký sự ven hồ (1982)
- Đêm qua làng (truyện ngắn, 2001)
- Chiến lũy đá (1979, tiểu thuyết)
- Làng trong phố (1979)
- Sau mùa lá rụng (1987, tiểu thuyết)
- Mùa vàng (1975)
- Văn hóa phong tục (khảo cứu, 2001)
- Trắng án Nguyễn Thị Lộ (phê bình tiểu luận, 2004)
- Tạp văn (2 tập)
- Thăng Long nổi giận (1992)
- Huyền Trân Công Chúa (1987)
- Người ấy chỉ xuất hiện có một lần (2002)
- Vương triều sụp đổ (1994);
- Ông Giám đốc như tôi đã biết…
Bộ tiểu thuyết lịch sử Tám triều vua Lý của nhà văn Hoàng Quốc Hải cho người đọc thấy được bức tranh của thời đại nhà Lý từ khi nó ra đời tới khi kết thúc kéo dài 216 năm (1010-1225). Triều đại nhà Lý là triều đại đầu tiên đưa Đại Việt trở thành một quốc gia văn hiến. Bởi nó có tôn giáo, triết học, luật pháp, văn chương và lịch sử.
Triều đại nhà Lý là triều đại đầu tiên đưa Đại Việt trở thành một quốc gia văn hiến. Bởi nó có tôn giáo, triết học, luật pháp, văn chương và lịch sử.
Việc tổ chức chính quyền đã hoàn chỉnh từ hương ấp, trấn, lộ đến triều đình, đặc biệt việc tổ chức quân đội với chính sách “Ngụ binh ư nông” là một sáng tạo vô cùng to lớn của Thái tổ Lý Công Uẩn. Hình thức này duy trì suốt cả thời đại nhà Lý và nhà Trần vẫn tiếp nối.
Một vấn đề khác có giá trị tư tưởng và sáng tạo của nhà Lý là ở chỗ dung hợp được cả ba tôn giáo: Phật – Nho – Đạo và khai thác ở mỗi tôn giáo một tính chất ưu việt nhất để làm định hướng cho sự xây dựng và phát triển xã hội. Đó là:
Xã hội Nho.
Tâm linh Phật.
Thiên nhiên Đạo.
Nhà Lý đã đưa đạo Phật vào đời sống một cách ngọt ngào, đưa văn hóa Phật giáo hòa vào văn hóa dân tộc. Vì vậy đã giải thích vì sao hàng ngàn năm qua trong mọi bước thăng trầm của lịch sử, Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc.
Ngay việc dời đô, chọn Đại La là nơi trung tâm cho sự phát triển dài lâu của đất nước, vua mở nghiệp của nhà Lý đã có một nhãn quan thấu thị, do đó Thăng Long xưa và Hà Nội nay vẫn là một trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế không nơi nào trong nước có thể thay thế được.
Tác giả đã công phu nghiên cứu lịch sử và văn hóa thời Lý khá kỹ lưỡng, nên đã tái hiện được lịch sử một cách trung thực. Trong đó từ sinh hoạt đời thường đến lễ hội và phong tục từ gia đình đến cung đình đều được khắc họa một cách sinh động và hợp lý.
Toàn bộ tác phẩm xuyên suốt các triều vua kéo dài 216 năm đều bám sát lịch sử nhưng không phụ thuộc vào lịch sử. Tác giả đã sử dụng các hoàn cảnh lịch sử, nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử một cách đúng mức chứ không lạm dụng. Ví dụ thời Lý vào các giai đoạn suy thoái nảy sinh nhiều hiện tượng dị đoan kỳ quái, nhưng tác giả chỉ điểm xuyết chứ không sa đà.
Phần hư cấu từ nhân vật đến tính cách và hoàn cảnh khiến tác phẩm mang tính chân thực hơn. Về điểm này, tác giả đã khai thác thế mạnh của bút pháp tiểu thuyết lịch sử khi viết bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần.
Với kiến thức sâu rộng, tác giả đã cung cấp cho người đọc mang tính liên thông của cả một thời đại mà từ xưa tới nay dường như chưa có một tác giả nào làm được.
Cái khó của tác giả là tài liệu tham khảo về thời đại nhà Lý vô cùng ít ỏi. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ sử lớn nhất của nước ta, ghi chép suốt 216 năm của thời đại này cũng chỉ vẻn vẹn gần 200 trang sách. Tác giả đã phải tìm kiếm nhiều trong các truyện dân gian, các truyền thuyết, các gia phả, thần phả, hoành phi, câu đối và bi ký tại các nơi thờ tự. Hơn hết, tác giả có so sánh đối chiếu với lịch sử của nhà Tống là thời đại song song với nhà Lý, nên cung cấp được nhiều thông tin hai chiều, khách quan; tránh được những kết luận võ đoán do thiếu tư liệu, điều rất dễ xảy ra khi viết tiểu thuyết lịch sử.
Có thể nói, Tám triều vua Lý là một bộ tiểu thuyết đồ sộ xứng đáng với việc tri ân các bậc tiên liệt đã làm rạng rỡ non sông Đại Việt cách đây đúng một ngàn năm. Và nó ra đời đúng dịp cả nước làm lễ đại kỷ niệm Một ngàn năm Thăng Long – Hà Nội.
Phải nói đây là tấm lòng thành kính và sự nỗ lực phi thường của tác giả, đáng được trân trọng.
***
Bộ “TÁM TRIỀU VUA LÝ” gồm 4 tập:
- Thiền sư dựng nước,
- Con ngựa nhà Phật,
- Bình Bắc dẹp Nam,
- Con đường định mệnh.
Nghe truyện xưa mà ngẫm cảnh thực tại mà thật buồn cho xã tắc quốc gia !
TẬP 1: THIỀN SƯ DỰNG NƯỚC
TẬP 2: CON NGỰA NHÀ PHẬT
TẬP 3: BÌNH BẮC DẸP NAM
TẬP 4: CON ĐƯỜNG ĐỊNH MỆNH
Thảo luận về post