THIỀN SƯ KHƯƠNG TĂNG HỘI
Thích Nhất Hạnh
NỘI DUNG
1. Lời mở đầu
Trung tâm Luy Lâu
Trung tâm Kiến Nghiệp
Một vị Thiền sư lớn
2. Khởi nguyên của Đạo Bụt Việt Nam
Đạo Bụt đi vào Việt Nam
Giao Chỉ: Vùng giao lưu của hai nền văn hóa
Ba trung tâm Phật giáo đời Hán
Đạo Bụt có cơ sở Giao Châu trước
Sự nghiệp Thiên Tổ Tăng Hội
Liên hệ giữa Thầy Tăng Hội và Thầy Thế Cao
3. Thiền học của Thiền sư Tăng Hội
Định nghĩa về Thiền
Thiền loại trừ
Thực tập hơi thở Chánh niệm
Tâm vốn là tấm gương sáng chói: Sự hình tành tư tưởng Duy Biển và tư tưởng Hoa Nghiêm
Nền tảng tâm học của thầy Tăng Hội
Tâm là đất gieo hạt
Cái tất cả nằm trong cái một
Mười sáu hơi thở
4. Hình thức và nội dung của Thiền
Hiện pháp lạc trú
A La Hán là một vị Bồ Tát
Buông bỏ để có thảnh thơi và an lạc
Đạo và Đạo Chí
Nuôi dưỡng Đạo Chí bằng cái nhìn sâu sắc
Niệm tưởng và công án
5. Quán niệm và Quán tưởng
Phiền não là Bồ Đề
Năm phép quán chiếu về sự biến đổi
Tăng Hội là sơ Tổ Thiền tông
6. Văn kiện Giáo Lý căn bản
Phương pháp đạt thiền
Bài tựa kinh An Ban Thủ Ý
7. Phụ lục
Thiền sư Tăng Hội (Cao Tăng truyện)
Bài tựa sách Mâu Tử Lý Hoặc Luận (Hoằng Minh tập)
Thiền sư Tăng Hội: Khởi nguyên của thiền học Việt Nam (Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I)
Tư Tưởng Thiền Của Tăng Hội
Chi Cương Lương Tiếp
Đạt Ma Đề Bà và Huệ Thắng
Vai Trò Quan Trọng Của Tăng Hội Tại Kiến Nghiệp
Quốc sư Thông Biện
Thiền Sư Khương Tăng Hội là một cuốn sách của Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, nói về cuộc đời và quá trình tu tập của thiền sư Khương Tăng Hội – Tổ sư của Thiền Tông Việt Nam & Trung Hoa.
Mới hơn mười tuổi thì cả cha và mẹ đều qua đời, và thầy được nhận vào chùa làm chú tiểu.
Sa di Tăng Hội đã được học kinh Phật bằng tiếng Phạn và cũng đã được học chữ Hán.
Lớn lên, thọ GIỚI LỚN, không những thầy tinh thông Phật học mà cũng tinh thông cả Nho học lẫn Lão học.
Sự nghiệp thiền sư Tăng Hội rất lớn lao.
Nhờ vào những trước tác của thầy, ta biết được hành tướng của sự thực tập thiền tại trung tâm Luy Lâu (Việt Nam) và tại trung tâm Kiến Nghiệp (Trung Quốc) ngày xưa.
Tư tưởng Thiền của thầy Tăng Hội là tư tưởng thiền Đại Thừa, đi tiên phong cho cả tư tưởng Hoa Nghiêm và Duy Thức.
Tuy nhiên, thiền pháp của thiền sư Tăng Hội rất thực tiễn, không hề để thiền giả bay bỗng trong vòm trời lý thuyết.
Căn bản của thiền pháp này vẫn là sự thực tập hơi thở ý thức và pháp quán chiếu về bốn lĩnh vực hiện hữu gọi là tứ niệm xứ và các pháp quán tưởng căn bản đã được nêu ra trong các thiền kinh nguyên thỉ.
Nhân cách của thiền sư Tăng Hội là một nhân cách vĩ đại.
Ta chỉ cần đọc bài kệ mà Tôn Xước, một người trí thức trong hoàng gia Đông Ngô đề lên tranh tượng của thầy sau đây thì đủ thấy được nhân cách ấy: Lặng lẽ, một mình, đó là khí chất tâm không bận bịu tình không vướng mắc đêm đen soi đường lay người thức giấc vượt cao, đi xa thoát ngoài cõi tục.
Xem thêm video clip
Hòa Thượng Thích Thanh Từ giảng về Thiền Sư Khương Tăng Hội (18 phút):
Thảo luận về post