KHÔN VÀ DẠI
Một lần Khổng Tử dẫn học trò qua núi. Đang đi thì gặp một người đang đốn củi, thấy ông ta chỉ đốn những cây thẳng mà bỏ qua những cây cong thì học trò hỏi:
– Thưa thầy, tại sao người ta lại không đốn những cây cong?
Khổng Tử trả lời:
-Vì cây cong khó chặt khó bán.
Học trò nghĩ, thế có nghĩa là bất tài thì sống lâu.
Khi xuống núi vào một gia đình ăn cơm. Thấy khách quý chủ nhà sai thịt gà chiêu đãi. Người nhà hỏi thịt con biết gáy hay thịt con không biết gáy, chủ nhà trả lời thịt con không biết gáy.
Học trò hỏi:
– Thưa thầy, khi nãy ở trên núi, những cây cong thì được sống, tại sao bây giờ con gà bất tài lại phải chết?
Khổng Tử trả lời:
– Cái cây trên rừng vì bất tài mà được sống, con gà vì bất tài mà phải chết. Đó cũng nói lên ý nghĩa là con người sống ở đời khôn cũng chết, dại cũng chết, mà BIẾT THÌ SỐNG.
*Lời bình : Ở đời chúng ta nhiều lúc không biết cái giới hạn: khôn, dại. Mức nào là khôn? Mức nào là dại? Người “biết” là người điều chỉnh được mình giữa mức khôn – dại…
KHÔN ĐỜI QUẢ THỰC KHÔN RỒI DẠI
DẠI CHỐN TU HÀNH DẠI HÓA KHÔN.
Nam Mô Phật.
Thảo luận về post