>>TÂY PHƯƠNG NHỰT KHÓA [Mật Tịnh Song Tu – Bản chuẩn] – HT. Thích Thiền Tâm Soạn thuật – P1
TÂY PHƯƠNG NHỰT KHÓA
HT. Thích Thiền Tâm
Soạn thuật
—o0o—
PHẦN II
NGHI-THỨC HÀNH-TRÌ
(SỰ HÀNH-TRÌ)
TÂY-PHƯƠNG NHẬT KHÓA
MẬT-TỊNH PHÁP-NGHI.
ÐÀN PHÁP
ÐÔI LỜI căn-dặn
Bắt đầu từ đây trở về sau là phần nghi-thức hành-trì (SỰ hành-trì) của pháp-môn MẬT-TỊNH SONG-TU trong quyển Tây-phương Nhật-khóa nầy.
Các liên-hữu hãy cố-gắng để-tâm và lưu-ý đến những lời chỉ-dẫn của soạn-giả để hành-trì cho đúng theo pháp-thức, hầu dễ-dàng phát-sanh ra hiệu-nghiệm hơn ……..
Nguyên-bản của Vô-Nhất Ðại-Sư THÍCH THIỀN-TÂM Hòa-Thượng soạn ra – Vì để gây nên sự dễ-hiểu cho các Phật-tử trẻ tuổi hấp-thụ theo nền tân-học Tây-phương thời nay vốn không hiểu nhiều về chữ Hán (âm Hán-văn) – nên trong pháp nghi soạn ra ngài chỉ dùng toàn văn Nghĩa (Việt-nghĩa) để cho mọi người khi xem đến, khi hành-trì đến… đều có thể hiểu rõ lời kinh và pháp-ý mà phát-tâm phấn-khởi tu tập thêm hơn.
Tuy-nhiên, Thể theo lời yêu cầu của một số Phật-tử lớn tuổi theo trường-phái xưa, hiểu-biết Hán-văn và ưa-thích cách đọc-tụng theo âm-Hán-Việt, nên tôi cho ghi thêm vào đây một vài phần âm Hán-Việt (kế bên) hầu được tiện-dụng hơn.
Vậy nên:
– Các liên-hữu có thể đọc-tụng và hành-trì “Tây-phương nhật-khóa, Mật-Tịnh pháp-nghi” nầy hoặc là theo Việt-Nghĩa, hoặc là theo cách ÂM, NGHĨA phối-hợp (như trong nghi-thức), tuỳ theo sở-thích của riêng mình, miễn sao cho được thích-hợp là tốt nhất.
Ðiều cần-thiết là phải nên chí-thành, trân-trọng trong lúc hành-trì.
Có như vậy mới thu-hoạch được nhiều lợi-lạc trên bước đường tu.
Bái-bạch. –
PHÁP-HOA Tự Tucson, Arizona.
Niệm Phật Tăng
Sa-môn THÍCH HẢI-QUANG.
(Cẩn-bút)
>>TÂY PHƯƠNG NHỰT KHÓA [Mật Tịnh Song Tu – Bản chuẩn] – HT. Thích Thiền Tâm Soạn thuật – Phần cuối
CHƯƠNG II
MẬT-TỊNH NGHI-THỨC
(HÀNH-TRÌ)
Từ đây trở về sau…
Những đoạn nào có kép vòng đơn, là các lời căn-dặn hoặc dẫn-giải, in bằng chữ nhỏ. Chữ lớn là phần daønh để xướng-tụng và hành-trì.
Trải qua nhiều năm kinh-nghiệm, tệ-nhơn xét thấy các hành-giả thời nay có những ma-chướng, mà đạo-lực kém-yếu của phần đông người thời mạt-pháp khó nổi vượt qua. Ðó là những ma-chướng nội-tâm(1) ma-chướng ngoại-cảnh(2) và ma-chướng thuộc giới vô-hình(3).
Vì thế, Sau khi nghiên-cứu trong Ðại-tạng (kinh), tệ-nhơn đã dựa vào kinh-nghiệm của chính mình và nhiều hành giả(4) khác thuật lại, dung-hợp môn tu Tịnh-độ thuộc Mật-giáo(5) cùng Hiển-giáo(6) soạn ra nghi-thức nầy.
Trong đây tệ-nhơn chỉ chú-trọng về sự khái-quát đơn-giản, lời văn tuy gọn mà ý-tứ đầy-đủ. Pháp-nghi nầy được chia ra làm ba phần:
a. Lễ-bái, sám-hối.
b. Trì-chú niệm Phật.
c. Phát-nguyện, hồi-hướng.
Xin lưu-ý:
– Pháp-nghi chỉ là hình-thức, là khuôn-mẫu, để cho “hành-giả” nương vào nơi sự-tướng mà tiến-tu hướng về chơn-cảnh(7), còn tiến-trình sâu hay cạn, thấp cùng cao, công-đức ít hay nhiều v.v… còn tùy theo nơi tâm chí-thành và sứ trì-niệm của các hành-giả.)
Trân-trọng. –
TIẾT II: PHẦN LỄ-BÁI VÀ SÁM-HỐI
(Dặn:
– Trước tiên rửa sạch tay, mặt.
– Lễ phục nghiêm-chỉnh(8).
– Khi đến nơi đạo-tràng, nơi lễ tụng… thì:
a. Hành-giả tay trái dùng ấn “Kiết-tường” (xem đồ-hình, ấn-quyết và chú-giải) vẽ chữ RẢM (Lam)
sắc trắng vào trong lòng bàn tay mặt 3 lần. Kế đến tay mặt cũng kết ấn “Kiết-tường” vẽ vào lòng bàn tay trái y như vậy.
(Ý-nghĩa của việc làm nầy như sau:
– Bởi vì tay ta thường dơ-bẩn nên phải dùng chữ RẢM màu trắng để rửa cho sạch trước khi bắt ấn, trì chú – Chữ RẢM là tiếng Phạn hàm-ẩn ý-nghĩa của sự thanh-tịnh, còn màu trắng là tượng-trưng cho sự trong sạch).
b. Kế tiếp đốt hương rồi bước lui lại, chắp tay đứng (hoặc quỳ) trước bàn Phật, đọc bài kệ tán sau đây:
-Ấn-quyết: (Cách bắt ấn)
Ấn Kiết Tường
– Ngón tay cái nắm co đầu ngón vô-danh (áp-út).
– Ba ngón còn lại: trỏ, giữa và út duỗi thẳng ra là thành ấn.
Ấn nầy còn được gọi bằng một tên phổ-thông nữa là: Quan-Âm Kiết-tường ấn.
KỆ TÁN PHẬT:
(Bài kệ khen-ngợi Phật).
(Hành-giả phải chí-thành cung-kính, hoặc đứng, hoặc quỳ. Chấp tay đọc bài kệ sau đây):
(VIỆT-NGHĨA):
Sắc thân PHẬT mầu đẹp,
Trong đời không ai bằng.
Khó sánh-ví, nghĩ bàn,
Nên nay con đảnh-lễ. (1 lạy)
Sắc thân PHẬT vô-tận,
Trí-huệ cũng như thế.
Tất-cả pháp thường-trú, (9)
Nên nay con quy-y. (1 lạy)
Bi, trí, nguyện-lực lớn,
Ðộ khắp cả hàm-linh. (10)
Khiến bỏ thân nhiệt-não,
Sanh về cõi thanh-lương. (1 lạy)
Nay con tịnh ba nghiệp, (11)
Quy-y và lễ tán.
Nguyện cùng các hữu-tình, (12)
Ðồng sanh về Cực-lạc. (1 lạy)
(Hành giả cũng có thể đọc bài kệ tán khác mà mình thích).
(Sau đây là phần Âm Hán-Việt. Hành-giả chỉ cần đọc, tụng một trong hai phần – Hoặc Âm hoặc nghĩa mà thôi)
Như-lai diệu sắc thân,
Thế-gian vô dử-đẳng.
Vô-tỉ, bất tư-nghì,
Ngã kim quy-mạng lễ. (1 lễ)
Như-lai sắc vô-tận,
Trí-huệ diệc phục-nhiên.
Nhất-thiết pháp thường-trú,
Thị cố ngã quy-y. (1 lễ)
Ðại-trí, đại-nguyện lực,
Phổ-độ ư quần-sinh.
Linh-xả nhiệt-não thân,
Sanh bỉ thanh-lương quốc. (1 lạy)
Ngã kim tịnh tam-nghiệp,
Quy-y cập lễ tán.
Nguyện cộng chúng hữu-tình,
Ðồng sanh An-dưỡng quốc. (1 lạy)
PHỔ-LỄ CHƠN-NGÔN:
AUM ! VÀJRA MÙD. (7 lần)
(Um, va ji ra, mật)
(DẶN: – Trong khi tụng chú nầy, hành-giả dùng tay kết ấn “KIM-CANG HIỆP-CHƯỞNG” để ngay trên đỉnh-đầu (xoáy-tóc).
Theo Mật-giáo (mật-tông), hành-giả nên nhắm mắt lại, để tâm yên-lặng, thanh-tịnh – Xong quán-tưởng thân mình hiện ra khắp pháp-hội ở mười phương, lễ kính chư PHẬT. Xong rồi thì xả ấn ra (ngay trên đảnh đầu, chứ không trúng phần Âm, họ tan hình sẽ theo phá mình).
Sau đây là ẤN-QUYẾT: (cách bắt ấn)
– Hai tay chắp lại,
– Hữu áp tả,
(Tức là các ngón tay mặt đè lên các ngón tay trái)
– 10 ngón tay để so-le nhau,
– Cả 10 ngón tay đều Ngoại xoa (đưa ra bên ngoài)
(Xem đồ hình ấn dưới đây)
(Kế tiếp hành-giả đứng ngay-ngắn trước bàn Phật – Nghiêm-chỉnh, chắp tay, mắt chăm nhìn vào tượng PHẬT – Ðọc phần đảnh-lễ như sau):
(VIỆT-NGHĨA)
1. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Hoằng-dương môn TỊNH-ÐỘ,
THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT,
Trăm ngàn ức hóa-thân,
Khắp pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lạy).
2. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Thường-tịch quang Tịnh-Ðộ,
A-DI-ÐÀ Như-Lai,
Pháp-thân mầu thanh-tịnh,
Khắp pháp-giới chư Phật. (Chuông – 1 lạy).
3. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Thật-báo trang-nghiêm độ,
A-DI-ÐÀ Như-Lai,
Thân tướng hải vi-trần,
Khắp pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lạy).
4. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Phương-tiện Thánh cư độ,
A-Di-ÐÀ Như-lai
Thân trang-nghiêm giải-thoát,
Khắp pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lạy).
5. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc Phương Tây,
A-DI-ÐÀ Như-Lai,
Thân căn-giới đại-thừa,
Khắp pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lạy).
6. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc Phương Tây,
A-DI-ÐÀ Như-Lai,
Thân hóa đến mười phương,
Khắp pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lạy).
7. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc phương Tây,
Giáo, hạnh, lý ba kinh,
Y, chánh đều tuyên-dương,
Khắp pháp-giới tôn PHÁP. (Chuông – 1 lạy).
8. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc phương Tây,
QUÁN THẾ-ÂM Bồ-tát,
Thân tử-kim muôn-ức,
Khắp pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lạy).
9. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc phương TÂy,
ÐẠI THẾ-CHÍ Bồ-tát,
Thân, trí sáng vô-biên,
Khắp pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lạy).
10. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc phương-Tây,
VĂN-THÙ Ðại Bồ-tát,
Thân thị-hiện Trí-mầu,
Khắp pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lạy).
11. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc phương Tây,
PHỔ-HIỀN Ðại Bồ-tát,
Thân hạnh, nguyện sát-trần,
Khắp pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lạy).
12. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc phương Tây,
Thanh-Tịnh Ðại-hải chúng,
Thân phước-trí trang-nghiêm,
Khắp pháp-giới thánh-chúng. (Chuông – 1 lạy).
(Sau đây cũng là phần đảnh-lễ trên, được diễn theo ÂM Hán-Việt – Hành-giả chỉ cần đọc một trong hai phần nầy hoặc ÂM hoặc NGHĨA mà thôi).
(HÁN-VIỆT)
1. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Hoằng-dương môn TỊNH-ÐỘ,
THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT,
Thiên, bá, ức hóa thân,
Biến pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lễ).
2. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Thường-tịch quang Tịnh-Ðộ,
A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI,
Thanh-tịnh diệu pháp-thân,
Biến pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lễ).
3. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Thật-báo trang-nghiêm độ,
A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI,
Vi-trần tướng hải thân,
Biến pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lễ).
4. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Phương-tiện Thánh cư-độ,
A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI,
Giải-thoát tướng nghiêm thân,
Biến pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lễ).
5. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI,
Ðại-thừa căn-giới thân,
Biến pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lễ).
6. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI,
Thập-phương hóa vãng-thân,
Biến pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lễ).
7. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI,
Giáo, Hạnh, LÝ, tam kinh,
Cực y, chánh tuyên-dương,
Biến pháp-giới tôn PHÁP. (Chuông – 1 lễ).
8. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
QUÁN THẾ-ÂM Bồ-tát,
Vạn ức tử kim thân,
Biến pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lễ).
9. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
ÐẠI THẾ-CHÍ Bồ-tát,
Vô-biên quang-xí thân,
Biến pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lễ).
10. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
VĂN-THÙ Ðại Bồ-tát,
Trí-mầu thị-hiện thân,
Biến pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lễ).
11. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
PHỔ-HIỀN Ðại Bồ-tát,
Hạnh-nguyện sát-trần thân,
Biến pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lễ).
12. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
Thanh-Tịnh đại-hải chúng,
Phước, Trí nhị nghiêm thân,
Biến pháp-giới thánh-chúng. (Chuông – 1 lễ).
(Dặn: – Kế tiếp (Sau phần hoàn-tất 12 lễ nầy xong, hành-giả quỳ xuống trước bàn Phật, chắp tay, chí-thành, đọc bài kệ Sám-hối sau đây):
Quy-mạng mười phương PHẬT,
Tôn PHÁP, hiền-thánh TĂNG,
Tam-thánh cõi Cực-Lạc,
Xin thương-xót chứng-minh,
Vô-thỉ kiếp đến nay,
Con mê lạc luân-hồi.
Do bởi tham, sân, si,
Từ nơi thân, khẩu, ý.
Tạo tứ-trọng, ngũ-nghịch,
Thập ác, vô-biên tội.
Nay đem tâm chí-thành,
Tỏ bày cầu sám-hối.
Nguyện nhớ sức gia-trì,
Thân-tâm đều thanh tịnh.
Xin phát đại Bồ-đề,
Ðộ mình, người giải-thoát. (Chuông – 1 lạy).
Ðệ-tử (đọc pháp-danh lên) Sám-hối, phát-nguyện rồi, chí-tâm đảnh-lễ Tam-bảo. (Chuông – lạy 3 lạy)
(Ngồi bán già, theo lối “HÀNG-MA TỌA” – Tức là: Tay phải gác lên trên vế trái; tay trái cầm chuỗi, tay phải kết ấn Kiết-tường. Tụng “Gia-trì sổ-châu chơn-ngôn” vào trong xâu chuỗi).
GIA TRÌ SỔ-CHÂU CHƠN-NGÔN:
Aum, vairocana mara svaha. (21 lần)
(Um, vai rô ca na, ma ra, xóa ha). (21 lần)
(Quỳ, chắp tay đọc bài Hương tán sau đây):
HƯƠNG TÁN KỆ:
Nguyện mây hương mầu nầy,
Hiện khắp mười phương cõi.
Vô-số các Phật-độ,
Vô-lượng hương trang-nghiêm.
Ðầy-đủ Bồ-tát đạo,
Thành-tựu Như-lai hương. (1 xá)
Nam-mô HƯƠNG VÂN CÁI BỒ-TÁT. (3 lần)
(Vẫn quỳ, chắp tay tụng bài kệ tán-thán Phật VÔ-LƯỢNG THỌ sau đây):
Quang, Thọ khó suy-lường,
Sáng-lặng khắp mười phương.
Thế-tôn VÔ-LƯỢNG QUANG,
Cha lành cõi Liên-Bang.
Thần-lực chẳng tư-nghì,
Sống lâu A Tăng-kỳ.
A-DI-ÐÀ Như-lai,
Tiếp-dẫn lên liên-đài.
Cõi Cực-lạc thuần-tịnh,
Công-đức lạ trang-nghiêm.
Nơi tất-cả quần sanh,
Vượt lên ngôi bất-thối.
Mười phương hằng-sa PHẬT.
Ðều ngợi khen VÔ-LƯỢNG.
Cho nên hôm nay con,
Nguyện sanh về AN-DƯỠNG. (Chuông – 1 xá)
Nam-mô LIÊN-TRÌ HẢI-HỘI PHẬT, BỒ-TÁT. (3 lần) (chuông – 3 lạy)
PHẦN TRÌ-CHÚ
CHUẨN-ÐỀ độc bộ ấn
(Hành-giả ngồi bán già (1), theo lối hàng-ma tọa – Tức là: Bàn chân phải gác lên trên vế trái. Tay kết CHUẨN-ÐỀ độc bộ ấn. Tụng chú sau đây):
1. PHỔ-THANH-TỊNH CHƠN-NGÔN:
AUM! SVABHÀVA SUDDHA, SARVA DHARMA, SVABHÀVA SUDDHA. HÙM. AUM, RAM RAM RAM. (7 hoặc 21 lần)
(Um,xoa phà va sút-đa, sạt va đạt ma, xoa phà va sút-đa. Hùm. Um, rảm rảm rảm.)
2. HỘ-THÂN CHƠN-NGÔN:
(Kết bị-giáp hộ-thân ấn)
AUM! VAJRA AGNI PRA NÀMBIDHÁYA SVAHA. AUM, SRAM SRAM SRAM. (7, 21 lần)
(Um, vaji ra, a nghĩ ni, bờ-ra, nàm-bi đá-da, xóa-ha. Um, xỉ rảm, xỉ rảm, xỉ rảm) (7, 21 lần)
3. VÔ-LƯỢNG THỌ NHƯ-LAI ÐÀ RA-NI.
(Kết Vô-Lượng Liên-Hoa ấn)
Namo ratnatrayaya – Namo Arya. Amitábàya. Tat thagatáya. Arahati. Samyaksambuđhàya. Tadyatha ! Aum ! Amirti, Amirta nabàvé. Amirtá sambàvé, Amirtá gabé, Amirtá suddhé, Amirtá sité, Amirtá vicalanté, Amirtá vicalantá gàmini. Amirtá gàgana kiticali, Amirtá lodo visabhàti. Sarvarithá sadhàni, Sarva macali. Saksá yùcali. Svaha.
Aum Bhrum, Hùm. (49 lần trở lên)
(Nam-mô rát na tờ ra da da. Nam-mô A ri da. A mi tá bà da. Tát tha ga tá da. A ra ha ti. Sam dắt sam bút đà da. Tát da tha. Um ! A mi ri ti. A mi ri ta na bà vê. A mi ri tá sam bà vê. A mi ri tá ga bê. A mi ri tá sút đê. A mi ri tá sít-tê. A mi ra tá vi ca lăn tê – A mi ri tá vi ca lăn tá gà mi-ni. A mi ri tá gà ga na kít ti ca li. A mi ri tá lô-đô vi sa phà li. Sạt va ri thá sa đà ni. Sạt va ma ca li. Sa khắc sá du ca li. Xóa ha.
Um, Bờ rum. Hùm. (49 lần trở lên)
PHẦN NIỆM PHẬT
(Ðứng, chắp tay, chiêm-ngưỡng PHẬT, Kính-cẩn đọc lời nguyện phát-tâm VÔ-THƯỢNG BỒ-ÐỀ và bài kệ khen ngợi Phật A-DI-ÐÀ sau đây):
CON NAY khắp vì bốn-ơn, ba cõi, cùng pháp-giới chúng-sanh CẦU nơi QUẢ VỊ NHỨT-THỪA VÔ-THƯỢNG BỒ-ÐỀ của PHẬT – Một lòng trì niệm, hồng-danh muôn-đức A-DI-ÐÀ PHẬT, cầu sanh CỰC-LẠC.
Duy-nguyện Từ-phụ, A-DI-ÐÀ PHẬT, từ-bi gia-hộ, xót-thương tiếp-độ. (chuông – 1 lạy)
KỆ TÁN PHẬT
Thân PHẬT DI-ÐÀ vàng rực-rỡ,
Tuyệt-vời xinh-đẹp tướng trang-nghiêm.
Năm Tu-di uyển-chuyển ngọc-hào,
Bốn biển lớn biếc xanh liên-mục.
Vô-biên hóa-PHẬT cùng Bồ-Tát,
Hiện đầy trong ánh diệu quanh-minh.
Nguyện lành bốn tám độ hàm-linh,
Chín phẩm sen vàng sanh Cực-lạc.
Nam-mô, Tây-Phương Cực-lạc thế-giới, Ðại-từ, Ðại-bi. Tiếp-dẫn đạo-sư, A-DI-ÐÀ-PHẬT. (chuông – 1 lạy)
(Ngồi xuống, theo lối KIẾT TƯỜNG tọa – Tức là Bàn chân trái gác lên trên vế phải; tay lần chuỗi niệm): Nam-mô A-DI-ÐÀ PHẬT.
(Niệm tối-thiếu cũng phải 1000 câu, hoặc nhiều hơn càng tốt).
Nam-mô QUÁN THẾ-ÂM Bồ-tát. (chuông) (10 câu)
Nam-mô ÐẠI THẾ-CHÍ Bồ-tát. (chuông) (10 câu)
Nam-mô THANH-TỊNH ÐẠI-HẢI CHÚNG Bồ-tát. (chuông) (10 câu)
(Quỳ, chắp tay đọc bài kệ sau đây):
Nay con trì-chú, xưng niệm PHẬT,
Thệ phát lòng Bồ-đề rộng lớn.
Cúi xin xót-thương, nhiếp-thọ con,
Chứng-minh sám-hối và sở-nguyện. (chuông – 1 lạy)
*
Về trước đến nay con tạo ác,
Ðều do vô-thỉ tham, sân, si.
Từ thân, miệng, ý phát sanh ra.
Tất-cả chí-tâm xin sám-hối. (chuông – 1 lạy)
*
Chúng-sanh vô-biên thề-nguyện độ,
Phiền-não vô-tận thề-nguyện dứt.
Pháp-môn vô-lượng thề-nguyện học,
Phật-đạo vô-thượng thề-nguyện thành. (chuông – 1 lạy)
*
Con nguyện lâm-chung dự biết thời,
Dứt trừ tất-cả điều chướng-ngại.
Diện-kiến Tây-phương Tam-thánh tôn,
Liền được sanh về cõi Cực-lạc. (chuông – 1 lạy)
*
Xin đem công-đức trì-niệm nầy,
Hồi-hướng bốn-ân và ba cõi.
Nguyện khắp pháp-giới các chúng-sanh,
Ðồng sanh Cực-lạc thành PHẬT-đạo. (chuông – 1 lạy)
Nam-mô A-DI-ÐÀ PHẬT. (chuông – 1 lạy)
(Ðứng, hoặc quỳ, chấp tay xướng):
Ðệ-tử sám-hối, phát-nguyện rồi,
Chí-tâm quy-mạng, đảnh-lễ:
Nam-mô Ta-bà giáo-chủ, bổn-sư THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT, Tây-phương Cực-lạc thế-giới, tiếp-dẫn đạo-sư A-DI-ÐÀ PHẬT, đại-bi QUÁN THẾ-ÂM Bồ-tát, đại-lực ÐẠI THẾ-CHÍ Bồ-tát, Thanh-tịnh ÐẠI-HẢI CHÚNG Bồ-tát, Thập-phương tam-thế biến pháp-giới Tam-bảo. (Ðánh 3 tiếng chuông – lạy 3 lạy, lui ra)
(Khóa lễ hết)
Phụ lục: Quý Hòa thượng dạy: Khi tụng chú Đại Bi & Chuẩn Đề, là 2 chú này oai lực rất mạnh, nếu không bắt Ấn An Thổ Địa (giống bông sen Liên hoa hỷ) và tụng chú này để trấn an họ thì họ bỏ chạy, rồi họ trở lại phá mình. [Chú AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN: Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, án, độ rô độ rô, địa vĩ ta bà ha. (3 lần).]
*** Phần ẤN-QUYẾT: Do bản xưa, hình không rõ, nay chúng con chụp hình mới để đại chúng dễ nhìn mà hành trì; nếu có gì thiếu xót xin chư Tôn đức cao nhân hoan hỷ chỉ giáo.
——————————————————–
(1)- Bán- già: Có 2 cách ngồi bán già.
a. Bàn chân phải gác lên trên vế trái: Ðây là cách ngồi HÀNG-MA BÁN-GIÀ TỌA. (Dùng cho các hành-giả chuyên tu Mật-tông).
b. Bàn chân trái gác lên trên vế phải: Ðây là cách ngồi KIẾT-TƯỜNG BÁN-GIÀ TỌA. (Dùng cho các hành-giả chuyên tu niệm PHẬT).
(2)- Túc-tập: Căn tu tiền-kiếp còn sót lại.
(3)- Sở háo: Sự ưa-thích cá nhơn, riêng tư của mình.
(4)- Ðều do kim-khẩu của Phật thuyết ra, dẫn dạy.
—o0o—
(1)- Ma-chướng: Những gì gây trở-ngại cho việc phát-triển căn lành của mình thì đều gọi là ma. (như buồn ngủ làm cho tu không được thì gọi là ma buồn ngủ… ma làm biếng, ma sân-hận, ma si-mê, vv…)
(2)- Ma-chướng ngoại-cảnh: Tức là ma bên ngoài, có hình-tướng có danh-sắc. Ðây là các sắc (tướng)ma. Trong ngủ-ấm ma thì nó đứng đầu (SẮC). Loại ma nầy có vô-lượng tướng-dạng.
(3)- Ma-chướng thuộc giới vô-hình: là các loại ma không có hình-tướng vật chất. Như là hồn-linh, ma quỷ. Ở đây soạn-giả muốn nói đến các loài thiên ma tức là Ma-vương và các thuộc-hạ ở cung trời Tha-Hóa tưï-tại.
Ngoài ra còn thêm 10 loại ma khác như sau:
– Ngủ-ấm ma (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức).
– Phiền-não ma (Tham, sân, si).
– Nghiệp ma (các ác-nghiệp quá khứ hoặc hiện taïi).
– Tâm ma (Cống cao, ngã mạn – Thất mạn).
– Tử ma (Ma chết, tử thần).
– Thiên ma (Ma-vương ở cõi trời thứ 6 là Tha-Hóa tự-tại).
– Thiện-căn ma: ỷ mình có đủ phước-đức, căn lành sanh ra kiêu ngạo, không chịu tu hành, gần thiện tri-thức.
– Tam-muội ma: ỷ mình đắc được một vài thiền-định, rồi mê đắm chấp và trụ vào trong đó, không chịu phát-tâm Bồ-đề vô-thượng tinh-tấn thêm nữa (Loại ma nầy bao gồm các hàng Thiên-tiên, ngoại đạo và các bậc Tiểu-thừa thánh quả).
– Thiện tri-thức ma: là người hiểu biết điều đạo-lý, kinh-điển mà ích-kỷ, cứ bo-bo giữ cho mình chớ không đem ra dạy-dỗ cho người, sợ người ta biết như mình rồi không còn kính-trọng, cúng-dường cho mình nữa. Vô-tình đi vào trong ma đạo.
– Bồ-đề pháp tri ma: Trong pháp Phật tuy khởi lòng tin, có trí-huệ nhưng tâm còn chấp trước các pháp, nên bị che lấp chánh-trí, không chịu cầu thành được quả-vị Phật (Ðây là chỉ cho các vị thánh-nhơn ở hai thừa Thănh-Văn, Duyên-Giác).
(4)- Hành-giả: Người hành-trì, tu-tập (chẳng-hạn như mình vậy).
(5)- Mật-Giáo: Tức là MẬT-TÔNG. Ðây là một pháp tu bí-mật của Phật-giáo, dạy về cách bắt-ấn, trì-chú, vv… Pháp-tu nầy có tính-chất liễu-nghĩa (trọn đủ), căn-cứ vào nơi tâm-pháp bí-truyền.
(6)- Hiển-giáo: là những giáo-pháp truyền dạy theo phương-pháp thông-thường mà ai cũng có thể tu theo được như tụng kinh, niệm Phật, tán-tụng vv…
Ðây là một pháp-tu phổ-thông dành cho chúng-sanh trong thời buổi mạt-pháp khó tu nầy, nương theo tu-học, để dễ-daøng giải-thoát. Pháp-tu nầy chưa được liễu-nghĩa (chưa hoàn-toàn trọn đủ) vì còn căn-cứ trên kinh giáo.
(7)- Chơn-cảnh: tức là cảnh giải-thoát.
(8)- Lễ-phục nghiêm-chỉnh:
– Nếu là xuất-gia thì nên mặc y-hậu.
– Nếu là tại-gia thì nên mặc áo tràng.
(9)- Thường trú: Tức là còn hoài không biến-đổi – Ðây tức là ý của chữ BẤT-SANH, BẤT-DIỆT, BẤT-CẤU, BẤT-TỊNH v.v… trong Bát-Nhã tâm-kinh.
(10)- Hàm-linh: Ngậm tánh-linh, tức là các loài chúng-sanh còn có tình-thức, biết buồn giận, ghét thương v.v… (như mình hay là các loài thú vật, vậy).
(11)- Ba nghiệp:
-Tức là nghiệp của THÂN (sát, đạo, dâm).
– Nghiệp của KHẨU (nói dối, nói hung-dữ, nói thêu-dệt, nói hai chiều)
– Nghiệp của Ý (Tham, sân, si).
Ðây gọi là thập ác.
(12)- Hữu-tình: tức là hữu-tình chúng-sanh – Ðồng-nghĩa với chữ hàm-linh (ở trên).
—o0o—
Thảo luận về post