THÂN THẾ:
Pháp sư Ấn Thuận thế danh là Trương Lộc Cần, sinh năm 1906 (Thanh Quang năm thứ 32), tức Âm lịch ngày 12 tháng 03, thuộc tỉnh Triết Giang, huyện Hải Ninh, trong một gia đình nông – thương nghiệp thuộc tầng lớp trung lưu. Cha là Trương Học Nghĩ; mẹ là Lục Thị. Ngài là con thứ hai trong gia đình, chị gái đầu sau khi xuất giá vài năm thì sức khỏe dần suy yếu và chết.
Năm bảy tuổi Ngài theo cha đến thị trấn Tân Thương học tiểu học, đến mười tuổi thì tốt nghiệp sơ tiểu học. Mùa thu năm kế Ngài đến thị trấn Hiệp Ðịnh học cao tiểu học tại trường tiểu học Khai Trí. Năm 13 tuổi tốt nghiệp cao tiểu học. Mùa thu năm ấy Ngài cũng bắt đầu học Ðông đến năm 16 tuổi. Mùa hạ năm 1921, tuy chưa phải chính thức một người dạy học, chủ yếu là tự học. Trong thời gian này, Ngài cũng từng đọc qua các sách :”Dung Tánh Cương Uyên”, “Tính Mạng Khuê Chỉ”, “Kim Hoa Tông Chỉ”, “Tiên Thuật Bí Khố” và “Huệ Mạng Kinh”, “Kỳ Môn Ðộn Giáp” và những sách đạo đức khác. Từ đó Ngài rất thích thú những vấn đề sản sinh ra Thần tiên, Ngài quyết định học về thuật biến hóa củaThần tiên. Cha Ngài sợ con mình đi vào con đường nghệ thuật nên giới thiệu Ngài đi vào con đường giảng dạy.
Mùa Thu năm 1921 (16 tuổi) đến 25 tuổi, khoảng thời gian này Ngài từng dạy qua 8 năm tiểu học, trong thời gian 8 năm này Ngài cũng đọc qua các sách :”Ðơn Kinh”, “Thuật Số”, “Lão Tử “, “Trang Tử”, “Tân Ước”, “Cựu Ước”, và các kinh luận của Phật giáo, tư tưởng bắt đầu thay đổi.
Năm 1925 (20 tuổi), Ngài đọc đến Bình Mộng Trinh trong lời tựa của Trang Tử, lời chú của Ðôn Hoàng và những sách Phật pháp khác, đó là những động cơ làm Ngài thâm nhập Phật pháp. Ngài thường đến những chùa miếu lân cận thỉnh những kinh về đọc như:”Kim Cang kinh”, “Long Dự Tịnh Ðộ Văn”, “Nhân Thiên Nhãn Mục” và những kinh sách khác. Không bao lâu Ngài đọc đến “Thành Duy Thức Luận Học Ký “ù, “Tướng Tông Cang Yếu”, “Tam Luận Tông Cang Yếu”, “Trung Luận”, “Tam Luận Huyền Nghĩa”..v..v…Trải qua bốn – năm năm tư duy cuối cùng ít nhiều Ngài đã liễu ngộ được tông chỉ của Phật pháp, bắt đầu tín ngưỡng Phật giáo, thâm cầu chân lý và phát nguyện xuất gia làm Tăng.
Ngày 11 tháng mười năm 1930 (Dân Quốc 19) được lão hòa thượng Thanh Niệm trụ trì Phước Tuyền Am tại Phổ Đà Sơn thế độ cho, đặt pháp danh là Ấn Thuận, hiệu Thanh Chánh. (Việc xuất gia của Ấn Thuận là do sự đồng ý, chỉ thị của Dục Sơn Thượng Nhân, giới huynh của Thái Hư Đại sư).
Cuối tháng mười 1930 (Dân Quốc 19), đến Thiên Đồng Tự thọ giới. Giới Hòa thượng (Hòa thượng đàn đầu) là Viên Anh Lão Pháp sư.
Tháng 2, 1931 (Dân Quốc 20, ngài 26 tuổi) được sự đồng ý của tiên sư, Ấn Thuận đến Mân Nam Phật học viện, chùa Nam Phổ Đà ở Hạ Môn cầu pháp. Vào học lớp sơ cấp, mùa hạ chưa hết lại bị bệnh. Từ đó không khôi phục tinh thần lại được bình thường, cơ thể suy yếu nhiều.
Đầu tháng tám, đại diện cho viện trưởng Đại Tỉnh Pháp sư phái đến Dũng Tuyền Phật học viện ở Cổ sơn dạy học.
Năm 1932 (Dân Quốc 21, ngài 27 tuổi), đầu học kỳ, Đại Tỉnh Pháp sư yêu cầu Ấn Thuận dạy lại chính lớp mà khi trước ngài (Ấn Thuận) vào học.
Được ít lâu, Ấn Thuận bèn tự nghĩ: Mình phát tâm xuất gia vì cầu pháp. Học chưa đầy bốn tháng lại ở chính nơi đây làm giảng sư, thật chẳng biết tàm quý. Ở đây không thể đạt được nguyện vọng cầu pháp của mình, mình phải tự tìm cầu. Nghĩ thế, Ngài bèn biên thư về Phước Tuyền Am nhờ biên thư kêu ngài trở về gấp vì lý do khẩn.
Mùa hạ 1932 (27 tuổi), đến chùa Huệ Tế – núi Phật Đỉnh, ở Lầu Kinh đọc Đại Tạng. Ở đây được một năm rưỡi để đọc chương sớ của Tam Luận Tông.
Tháng một 1934 (29 tuổi) lại đến Vũ Xương Phật học viện, tại đây lần đầu tiên được lễ kiến Thái Hư Đại Sư. Sau đó đi Nam Kinh, đến thăm Cổ đạo tràng của Tam Luận Tông. Trở lại Vũ Xương ở đấy nửa năm, đọc xong chương sớ của Tam Luận Tông, và sau đó trở lại núi Phật Đỉnh.
Khoảng tháng 6, 7 nhận thư của Thái Hư Đại Sư và Thường Tinh Pháp Sư, viện trưởng đại học Mân Nam mời ngài đến Hạ Môn (Mân Nam Phật học viện).
Đến Hạ Môn được nửa năm (1/1935, 30 tuổi), trở lại Thượng Hải, sau đó về Lầu Kinh ở núi Phật Đỉnh, duyệt tạng kinh đến mùa thu năm 1936 (Dân Quốc 25, 31 tuổi) đọc xong Đại tạng.
Ấn Thuận Đại sư là một trong những hiện tại danh tăng lỗi lạc nhất hiện cư ngụ tại Đài Loan (Đài Trung). Tuy niên lạp đã cao nhưng ngài vẫn ngày đêm nghiên cứu thêm về Phật pháp, viết rất nhiều tác phẩm Phật giáo.
Ngoài những tác phẩm lẻ mà sau này được kết lại thành bộ Diệu Vân Tập, còn được biết thêm những tác phẩm của ngài như:
1/ Nguyên Thủy Thánh điển chi tập thành,
2/ Đại thừa sơ kỳ Phật giáo, khởi nguyên dữ khai triển,
3/ Như lai tạng chi nguyên cứu v.v…
Thảo luận về post