Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Sách Thứ Mười Bảy Số 779
PHẬT NÓI KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC
Hậu Hán An Tức Quốc Tam Tạng An Thế Cao Dịch
Lời Nói Đầu
Kinh Bát Đại Nhân Giác này của Đại Sư An Thế Cao từ nước An Tức sang Trung Quốc vào thời Hậu Hán (năm 132-167 sau công nguyên) soạn dịch. Bài Kinh này tuy rất ngắn mà bao hàm những điểm chính thuộc cả hai tư tưởng Nhị Thừa và Đại Thừa mà đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật đã giảng dạy trong suốt 49 năm.
Bài Kinh rất súc tích và cô động trong 332 chữ Hán, xếp thành 93 câu, mỗi câu bốn chữ. Kinh nhắc nhở mình quán xét lấy cái thân tâm và ngoại tại của mình là Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngã cho nên phải biết buông xuống mọi tham dục mong cầu, ít muốn biết đủ thì mới thường có an lạc, an bần mà giữ đạo, nuôi lớn cái chí nguyện xuất gia, thượng cầu đạo Vô Thượng, dưới giáo hóa tất cả chúng sanh. Vì thấy lời dạy hữu ích của Kinh, nên chia sẻ và kết duyên với mọi người, hầu cho kẻ thấy người nghe đều nhớ lấy những lời dạy vàng ngọc này, theo đó tu hành mà đồng gặt hái được nhiều lợi ích trong hiện tại và mai hậu.
Nguyện cho khắp người thấy người nghe đồng được an vui giải thoát.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kinh Văn
(Khi trì tụng các kinh, hành giả có thể thực hành thêm các nghi thức khai kinh thường tụng: Đảnh lễ Tam bảo, tụng chú Đại bi, tụng Kinh văn {bản kinh này ngắn có thể tụng thêm các bản kinh như: Kinh Chân Hạnh Phúc, Kinh Đại Phước Đức…}, Bát nhã, Niệm Phật {ngồi hoặc đi kinh hành}, Hồi hướng…)
大正新脩大藏經 第十七冊 No. 779
佛說八大人覺經
後漢安息國三藏安世高譯
為佛弟子,常於晝夜,至心誦念,八大人覺:
第一覺悟:世間無常,國土危脆;四大苦空,五陰無我;生滅變異,虛偽無主;心是惡源,形為罪藪。如是觀察,漸離生死。
第二覺知:多欲為苦,生死疲勞,從貪欲起;少欲無為,身心自在。
第三覺知:心無厭足,唯得多求,增長罪惡;菩薩不爾,常念知足,安貧守道,唯慧是業。
第四覺知:懈怠墜落;常行精進,破煩惱惡,摧伏四魔,出陰界獄。
第五覺悟:愚癡生死。菩薩常念,廣學多聞,增長智慧,成就辯才,教化一切,悉以大樂。
第六覺知:貧苦多怨,橫結惡緣。菩薩布施,
等念冤親,不念舊惡,不憎惡人。
第七覺悟:五欲過患。雖為俗人,不染世樂;常念三衣,瓶缽法器;志願出家,守道清白;梵行高遠,慈悲一切。
第八覺知:生死熾然,苦惱無量。發大乘心,普濟一切;願代眾生,受無量苦;令諸眾生,畢竟大樂。
如此八事,乃是諸佛菩薩大人之所覺悟。精進行道,慈悲修慧,乘法身船,至涅槃岸;復還生死,度脫眾生。以前八事,開導一切,令諸眾生,覺生死苦,捨離五欲,修心聖道。 若佛弟子,誦此八事,於念念中,滅無量罪;進趣菩提,速登正覺;永斷生死,常住快樂。
Hán dịch: Đại sư An Thế Cao – đời Đông Hán
Vi Phật đệ tử, thường ư trú dạ, chí tâm tụng niệm, bát đại nhân giác:
Đệ nhất giác ngộ: Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biết dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu, như thị quán sát, tiệm ly sinh tử.
Đệ nhị giác tri: Đa dục vi khổ, sinh tử bì lao, tùng tham dục khởi, thiểu dục vô vi, thân tâm tự tại.
Đệ tam giác tri: Tâm vô yếm túc, duy đắc đa cầu, tăng trưởng tội ác, Bồ Tát bất nhĩ, thường niệm tri túc, an bần giữ đạo, duy tuệ thị nghiệp.
Đệ tứ giác tri: Giãi đãi đọa lạc, thường hành tinh tiến, phá phiền não ác, tồi phục tứ ma, xuất ấm giới ngục.
Đệ ngũ giác ngộ: Ngu si sinh tử, Bồ Tát thường niệm, quảng học đa văn, tăng trưởng trí huệ, thành tựu biện tài, giáo hóa nhất thiết, tất dĩ đại lạc.
Đệ lục giác tri: Bần khổ đa oán, hoành kết ác duyên, Bồ Tát bố thí, đẳng niệm oán thân, bất niệm cựu ác, bất tăng ác nhân.
Đệ thất giác ngộ: Ngũ dục quá hoạn, tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc, thường niệm tam y, ngõa bát pháp khí, chí nguyện xuất gia, thủ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao viễn, từ bi nhất thiết.
Đệ bát giác tri: Sinh tử xí nhiên, khổ não vô lượng, phát đại thừa tâm, phổ tế nhất thiết, nguyện đại chúng sinh, thọ vô lượng khổ, lệnh chư chúng sinh, tất cánh đại lạc.
Như thử bát sự, nãi thị chư Phật, Bồ Tát đại nhân, chi sở giác ngộ. Tinh tiến hành đạo, từ bi trí huệ, thừa pháp thân thuyền, chí Niết Bàn ngạn, phục hoàn sinh tử, độ thoát chúng sinh. Dĩ tiền bát sự, khai đạo nhất thiết, lệnh chư chúng sinh, giác sinh tử khổ, xã ly ngũ dục, tu tâm thánh đạo. Nhược Phật đệ tử, tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung, diệt vô lượng tội, tiến thú Bồ Đề, tốc đăng chính giác, vĩnh đoạn sinh tử, thường trụ khoái lạc.
(Chú thích: Hậu Hán An Tức Quốc Tam Tạng An Thế Cao Dịch
Hậu Hán là vào thời nhà Đông Hán bên nước Trung Quốc tức khoảng từ năm 132-167 sau công nguyên, thời vua Hán Hoàn Đế, tên thật là Lưu Chí, nhà vua đời thứ 11 của triều đại nhà Hán.
Nước An Tức tức là nước Ba Tư vậy. Do ngài An Thế Cao là người nước An Tức nên ghi là An Tức Quốc.
Tam Tạng là biệt danh cho vị thầy giỏi và thông thạo cả ba tạng Kinh, Luật và Luận.
An Thế Cao là vị Tỳ Kheo từ nước An Tức, nước nhỏ phía Đông Bắc Ba Tư ngày xưa đến Trung Quốc ở thành Lạc Dương vào năm 148 sau công nguyên để dịch kinh. Và Kinh Phật Thuyết Bát Đại Nhân Giác là một trong những bộ kinh được ngài dịch ra Hán văn. Ngài là một trong những vị cao tăng đầu tiên đem Phật Pháp truyền sang Trung Quốc sau các ngài Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan).
Việt dịch: Hòa thượng Thích Nhất Hạnh
Là đệ tử Phật
Thường phải hết lòng
Ngày đêm tụng niệm
Bát Đại Nhân Giác:
Một là giác ngộ
Thế gian vô thường
Đất nước mong manh
Tứ đại khổ không
Ngũ ấm vô ngã
Sinh diệt biến đổi
Hư ngụy không chủ
Tâm là nguồn ác
Thân là rừng tội
Quán chiếu như thế
Dần lìa sinh tử.
Hai là giác ngộ
Đa dục là khổ
Sinh tử nhọc nhằn
Đều do tham dục
Thiểu dục vô vi
Thân tâm tự tại.
Ba là giác ngộ
Lòng dục không cùng
Tìm kiếm chẳng ngừng
Thêm lớn tội lỗi
Bồ Tát trái lại
Thường niệm tri túc
Sống nghèo hành đạo
Xem tuệ giác là
Sự nghiệp duy nhất.
Bốn là giác ngộ
Vì tính lười biếng
Nên bị đọa lạc
Phải tinh tiến tu
Phá giặc phiền não
Hàng phục tứ ma
Thoát ngục ấm giới.
Năm là giác ngộ
Chỉ vì si mê
Nên có sinh tử
Bồ tát thường nhớ
Học rộng nghe nhiều
Nuôi dưỡng trí tuệ
Thành tựu biện tài
Giáo hóa chúng sanh
Khiến cho mọi người.
Được niềm vui lớn.
Sáu là giác ngộ
Chỉ vì nghèo khổ
Mà nhiều oán hận
Tạo nhiều duyên ác
Bồ tát bố thí
Không nệ oán thân
Xóa bỏ thù hận
Không ghét kẻ ác.
Bảy là giác ngộ
Năm thứ dục lạc
Gây thành tội nạn
Người đã xuất gia
Tuy ở cõi tục
Không nhiễm thói đời
Pháp khí chỉ là
Ba y một bát
Chí nguyện xuất trần
Giữ đạo thanh bạch
Phạm hạnh cao vời
Đem lòng từ bi
Đối với muôn loài.
Tám là giác ngộ
Ngọn lửa sinh tử
Đang cháy hừng hực
Thống khổ vô biên
Phát tâm đại thừa
Độ cho tất cả
Nguyện thay chúng sanh
Chịu vô lượng khổ
Khiến cho muôn loài
Hoàn toàn đạt tới
Niềm vui to lớn.
Tám điều nói trên
Các bậc đại nhân
Bụt và Bồ Tát
Đã giác ngộ được
Các ngài tinh tấn
Hành đạo theo đó
Un đúc từ bi
Phát triển trí tuệ
Cưỡi thuyền pháp thân
Tới bến Niết bàn
Sau khi trở về
Trong cõi sinh tử
Các vị sử dụng
Tám điều nói trên
Để mà khai đạo
Cho chúng sinh thấy
Cái khổ sinh tử
Tâm lìa ngũ dục
Vào con đường thánh.
Nếu đệ tử Bụt
Đọc tụng quán chiếu
Tám điều nói trên
Thì trong mỗi giây
Diệt vô lượng tội
Tiến về giác ngộ
Mau thành chánh giác
Vĩnh viễn xa lìa
Cõi sinh tử khổ
Và thường trú mãi
Nơi cõi an lạc.
-oOo-
Thảo luận về post