Lễ Phật Đản Vesak 2025 là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa
Lễ Phật Đản Vesak là dịp trọng đại trong Phật giáo, đánh dấu ngày đản sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Không chỉ là một lễ hội tôn giáo, đây còn là hành trình tìm về sự an yên trong tâm hồn.

1. Lễ Phật Đản là gì?
1.1 Nguồn gốc và thời gian tổ chức
Nguồn gốc của lễ Phật Đản
Lễ Phật Đản, còn gọi là Vesak, bắt nguồn từ Ấn Độ – quê hương của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và là cái nôi của Phật giáo. Đây là dịp thiêng liêng để tưởng nhớ ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật: Đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết Bàn.
Trải qua hàng ngàn năm, ngày lễ này đã lan rộng khắp châu Á và thế giới, trở thành biểu tượng của tinh thần giác ngộ, từ bi và hòa bình. Lễ Phật Đản hiện được tổ chức long trọng ở nhiều quốc gia, đồng thời được Liên Hợp Quốc công nhận là lễ hội văn hóa tâm linh toàn cầu từ năm 1999.

Thời gian tổ chức lễ Phật Đản 2025
Ngày Lễ Phật Đản ở Việt Nam 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 5/5 đến 12/5 Dương lịch (tức mùng 8 đến 15 tháng 4 Âm lịch), trong đó ngày chính lễ rơi vào thứ Hai, ngày 12/5/2025. Đây là thời điểm các ngôi chùa trên khắp cả nước đồng loạt tổ chức các nghi lễ truyền thống như tụng kinh, tắm Phật, lễ rước và dâng hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh.
Một trong những hoạt động ý nghĩa và thu hút đông đảo người dân tham gia là lễ Phật Đản thả hoa đăng. Những ngọn đèn hoa đăng được thả xuống sông, hồ không chỉ tạo nên khung cảnh lung linh huyền ảo mà còn gửi gắm ước nguyện về sự bình an, trí tuệ và lòng từ bi lan tỏa trong cuộc sống.
1.2 Ý nghĩa lễ Phật Đản
Lễ Phật Đản là ngày thiêng liêng nhất trong năm đối với hàng triệu Phật tử trên khắp thế giới. Đây là dịp tưởng niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Đản sinh (sinh ra đời), Thành đạo (giác ngộ) và Nhập Niết Bàn (qua đời). Mỗi sự kiện đều mang một tầng ý nghĩa sâu sắc, thể hiện hành trình từ con người phàm tục đến bậc giác ngộ, dẫn dắt nhân loại đến với con đường từ bi và trí tuệ.
Lễ Phật Đản cũng là dịp để cộng đồng Phật tử thực hành từ bi, trí tuệ và lan tỏa tinh thần hòa bình. Các hoạt động như tụng kinh, lễ tắm Phật, thả hoa đăng, diễu hành xe hoa… không chỉ là nghi lễ tâm linh mà còn trở thành một phần sinh hoạt cộng đồng đặc sắc, gắn kết người dân trong không khí thiêng liêng và an lành.
Từ năm 1999, Liên Hợp Quốc đã công nhận ngày Lễ Phật Đản là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới, nhấn mạnh giá trị hòa bình, từ bi và giác ngộ mà Đức Phật để lại cho nhân loại. Lễ Phật Đản vì thế không chỉ là sự kiện của người theo đạo Phật, mà đã vượt qua phạm vi tôn giáo để trở thành ngày lễ của nhân loại, nơi các giá trị hòa bình và nhân ái được tôn vinh và lan tỏa rộng khắp.
2. Các Nơi Ở Nước Việt Tổ Chúc Lễ Phật Đản Vesak 2025
2.1 Hàng nghìn tăng ni, phật tử dự Đại lễ Phật đản tại Việt Nam Quốc tự
– Sáng 12/5 (nhằm ngày 15/4 Âm lịch), tại Việt Nam Quốc tự, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM phối hợp Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Phật lịch 2569 (Dương lịch 2025).
Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng – Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, GHPG Việt Nam, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam quang lâm tham dự buổi lễ.


Về phía chính quyền TPHCM có bà Nguyễn Thị Lệ – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM, ông Nguyễn Mạnh Cường – Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM, ông Nguyễn Thành Trung – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM.
Tại buổi lễ, tuyên đọc thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng nhấn mạnh mùa Phật đản năm nay có ý nghĩa hết sức to lớn đối với Phật giáo và dân tộc Việt Nam. Đây là lần đầu GHPG Việt Nam tổ chức đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc tại TPHCM đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc – Nam sum họp một nhà.
Đức Pháp chủ Thích Trí Quảng cũng thông tin trong đại lễ này, chúng ta có dịp chiêm bái xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – biểu tượng cao nhất cho tinh thần bi – trí – dũng và hạnh nguyện vô ngã vị tha. Đồng thời cũng đủ nhân duyên cung rước, chiêm bái xá lợi Trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức – biểu tượng cho tâm từ bi bình đẳng, sự hy sinh cao cả vì hạnh phúc của số đông, vì sự trường tồn của Phật pháp.

Kính mừng Đại lễ Phật đản thiêng liêng, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng kêu gọi tất cả phật tử luôn tinh tấn tu tập, lan tỏa tình yêu thương đến chúng sanh, cùng thắp sáng thế gian này với từ bi và ánh sáng trí tuệ, cùng đoàn kết, hòa ái và tích cực kiến tạo thế giới thái bình, an lạc thực sự.
Thay mặt chính quyền thành phố, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM Nguyễn Mạnh Cường gửi lời chúc an lạc, phật sự viên mãn đến chư tôn đức. Ông Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh lịch sử dân tộc luôn ghi dấu ấn của người con Phật. Trong kháng chiến gian khổ cũng như thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập, Phật giáo Việt Nam với tinh thần “hộ quốc – an dân”, đồng hành cùng dân tộc đã đồng hành, sẻ chia, góp phần xây dựng xã hội nhân văn.



“Hình ảnh tăng ni trong các hoạt động cộng đồng, từ chống dịch COVID-19 đến bảo vệ môi trường, chăm lo người yếu thế… luôn để lại ấn tượng tốt đẹp và sự kính phục trong lòng nhân dân”, ông Cường khẳng định.


Ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết TPHCM tiếp tục đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo, xây dựng môi trường sinh hoạt tín ngưỡng văn minh, lành mạnh, góp phần củng cố niềm tin và phát huy tinh thần “tốt đời – đẹp đạo”.

Dịp này, Ban Trị sự GHPG Việt Nam TPHCM trao tặng quỹ Vì người nghèo thành phố 2 tỷ đồng và quỹ Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc một tỷ đồng để thực hiện các hoạt động chăm lo cho người yếu thế, xây dựng vùng biển đảo thiêng liêng của đất nước.


Chào mừng Đại lễ Phật đản, các cơ quan chuyên môn cùng Ban Trị sự GHPG các địa phương trên địa bàn TPHCM tổ chức thiết trí xe hoa mang màu sắc Phật giáo với sự cung kính, trang nghiêm.


Đặc biệt Xá-lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – quốc bảo của Ấn Độ cũng được cung thỉnh đến Việt Nam: Chùa Thanh Tâm – Tp. HCM, Núi Bà Đen – Tây Ninh, chùa Quán Sứ – Hà Nội,… cho tín đồ gần xa chiêm bái.
2.2 Hà Nội rộn ràng Đại lễ Phật đản 2025
Đây là ngôi chùa thứ ba trong 4 ngôi chùa lớn của cả nước được cung nghinh và an vị xá lợi Phật để phật tử và nhân dân thập phương đến chiêm bái, đảnh lễ.
![]() |
Cung rước xá lợi Đức Phật vào chùa Quán Sứ (Hà Nội). |
![]() |
Xá lợi Đức Phật được cung rước. |
Tối cùng ngày, xá lợi Đức Phật được cung rước quanh Hồ Hoàn Kiếm.
Từ 6 giờ đến 21 giờ các ngày 14 đến 16-5, xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại tầng 1 Hội trường chùa Quán Sứ để phật tử và nhân dân thập phương đến chiêm bái, đảnh lễ.
![]() |
Hàng nghìn người dân đón chờ xá lợi Đức Phật bên bờ hồ Hoàn Kiếm. |
![]() |
Nhất tâm thành kính chiêm bái xá lợi Đức Phật. |
![]() |
Đoàn rước xá lợi Đức Phật cung nghinh qua nhiều tuyến phố của Hà Nội. |
![]() |
![]() |
Đoàn rước xá lợi Đức Phật. |
![]() |
Tiếng chiêng đi cùng đoàn rước. |
![]() |
Đoàn rước đi qua ngã tư phố Bà Triệu – Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm, Hà Nội). |
Tiếp đó, xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước về tôn trí tại chùa Tam Chúc (Hà Nam), Yên Tử, Hưng Yên, Chùa Linh Ứng – Đà Nẵng và sau thời gian ngày 6/6 sẽ trở về Ấn Độ.
2.3 Không Khí Phật Đản một số tỉnh khác
Đạo tràng Tự Tâm – Tp. Ban Mê kính chúc chư Tăng Ni & quý Pháp hữu an lạc trong chính Pháp.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Chuatutam.net
Thảo luận về post