Tết Đoan Ngọ Mùng 5 Tháng 5. Từ xưa đến nay đã hiểu sai về nguồn gốc ngày Tết này
Nguồn gốc đúng nhất về ngày Tết Đoan Ngọ Mùng 5 Tháng 5 của dân tộc Việt – sử liệu trích từ sách: Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc Phả
Trong văn hóa Việt thì ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
Tháng Năm ngày tết Đoan Dương,
Nhớ/Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
“Đa số thông tin hay tất cả những clip khác mà nói về ngày mùng 5 tháng 5 trên mạng chia sẻ phần lớn không đúng với gốc tích lịch sử.
Quan niệm ngày mùng 5 tháng 5 là ngày giỗ Khuất Nguyên là chỉ mới đưa vào từ thời Trần là Đại Việt sử ký toàn thư. [Ở Trung Quốc thì ngày Đoan Ngọ gắn liền với Khuất Nguyên, một trung thần nước Sở nhưng tự trầm mình sông Mịch La do bị nghi ngờ gièm pha và tình cảnh đất nước suy vong. Đời sau, để ghi nhớ và tôn vinh trung thần Khuất Nguyên thì người dân Trung Quốc vào ngày giỗ của ông (ngày mồng 5 tháng 5) làm lễ để cúng].
Có một nhà nghiên cứu – tác giả là Nghê Nông Thủy thuộc hội dân tộc học Trung Quốc cũng thừa nhận Tết Đoan Ngọ là cống hiến to lớn của của người Bách Việt Đối với văn hóa Trung Hoa”. – Thầy Thích Tâm Hiệp chia sẻ
…
Thiền sư Lê Mạnh Thát chia sẻ: “Khi chưa có chữ viết chúng ta gọi là Tiền sử
Từ khi bắt đầu có chữ viết thì gọi là Sử
Lịch sử của người Việt không phải bắt đầu từ đời Trần – Đại Việt Sử lược do Lê Văn Hưu viết và không phải bắt đầu bằng thời Lê của Đại Việt sử ký toàn thư, mà sử của nước Nam – của người Việt bắt đầu từ tộc Phả Hùng Vương (sách Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc Phả) & Ngọc phả: “Mùng 5 tháng 5 Hùng quốc vương và Bách vương trong Bách noãn” – trích sách: Long Hưng Triệu Vũ Đế Triệu Đà.
[PHỤ LỤC]:
I. Nguồn gốc người Việt và chân tướng lịch sử thời đại Hùng Vương
Những giá trị mới trong cuốn Thiên thư: HÙNG VƯƠNG THÁNH TỔ NGỌC PHẢ sưu khảo, tái bản lần thứ nhất
Cuốn Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả sưu khảo do Nhóm Nghiên cứu Di sản văn hóa Đền Miếu Việt vừa mới được tái bản sau 1 năm ra mắt lần đầu, với 5000 ấn bản khổ lớn, bìa cứng, in màu 392 trang. Khác so với với bản in lần đầu, bên cạnh các bản Ngọc phả Hùng Vương trong lần tái bản thứ 1 này cuốn sách đã được bổ sung nhiều bài viết và tư liệu mới nhằm làm sáng tỏ lịch sử thời đại Hùng Vương của người Việt từ những góc độ tôn giáo, lễ hội văn hóa, di tích tín ngưỡng và di vật khảo cổ. Đây là những thông tin vô giá như chìa khóa để mở ra cánh cửa về với cội nguồn lịch sử thật sự hơn 4000 năm của người Việt.
1. Những đóng góp của Phật giáo
Điểm nổi bật của lần xuất bản này là có sự góp sức của các Thượng tọa Phật giáo. Mở đầu giới thiệu là thầy Thích Thọ Lạc, Trụ trì chùa Yên Phú, Trưởng Ban văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có Đôi lời về Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả, trân trọng giới thiệu cuốn kinh sách này tới những người dân đất Việt có lòng yêu đất nước và mộ đạo pháp. Lời bạt của cuốn sách được Thượng tọa Thích Minh Thuận, Phó trưởng ban trị sự Phật giáo tỉnh Phú Thọ, nơi đất tổ Hùng Vương viết, nêu bật Giá trị của sự tri ân báo ân tiên tổ đối với con người và xã hội Việt Nam hiện tại.
Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả đã cung cấp những dẫn chứng cụ thể về Đạo Phật du nhập rất sớm vào nước ta từ thời Hùng Vương, như việc Phật giáng dưới thời Hùng Chiêu Vương, tặng cho vua Hùng 2 bảo bối chế thành Thiên Linh kiếm và Vương Linh ấn. Bản thân bản Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền là bản được biên soạn bới Thư ký của Lê Đại Hành, tức là bởi vị Thiền sư Pháp Thuận nổi tiếng.
2. Tập hợp các ngọc phả Hùng Vương
Bản ngọc phả lưu tại đền Vân Luông với tên Hùng Vương kim ngọc bảo giám thực lục là sự tổng hợp các bản ngọc phả Hùng Vương được biên soạn qua các thời, bao gồm:
– Bản thời Lê Đại Hành là Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền với tên hiệu và các thông tin về 18 chi Hùng Vương.
– Bản thời Hậu Lê là Nam Việt sử ký là những câu chuyện thời Hùng Vương được ghi chép theo dòng lịch sử.
– Bản thời Minh Mạng bổ sung phần Hùng Vương tự lệ và lịch kỷ là những điển thờ, huyệt mộ và tục thờ Hùng Vương qua các triều đại.
Toàn bộ các bản ngọc phả này đã được dịch và cung cấp bản chụp gốc trong cuốn sách.
Cuốn sách cũng giới thiệu bản dịch cho Ngọc phả sự tích Quốc mẫu Tây Thiên Tam Đảo tối linh từ, là bản ngọc phả được lưu tại đền Hóa Đại Đình Tây Thiên, là chính bản thần tích cho việc phụng thờ Tây Thiên Quốc Mẫu, vị Mẫu đầu tiên của người Việt thời Hùng Vương.
3. Đối chiếu ngọc phả và di tích tín ngưỡng Hùng Vương
Ngọc phả Hùng Vương vốn là sách báu dùng trong việc thờ cúng các vị vua Hùng nên khảo cứu ngọc phả Hùng Vương không thể tách rời khỏi những di tích tín ngưỡng và văn hóa gắn với miền đất Tổ. Đối chiếu Ngọc phả với các di tích và các vùng văn hóa Hùng Vương cho phép xác tín những thông tin trong Ngọc phả về các vua Hùng, cũng đồng thời giúp chúng ta có được một góc nhìn và sự hiểu biết sâu sắc chính xác hơn đối với Ngọc phả, với từng nhân vật, sự kiện được quốc phả ghi lại và lưu truyền.
Mỗi một vùng di tích gắn với những nhân vật và câu chuyện cụ thể. Vùng di tích đền Hùng gắn với tục thờ Tam Sơn Thánh Tổ Hùng Vương. Vùng Phú Thọ và phía Bắc đền Hùng nổi bật là các di tích thờ Thái tổ Hùng Vương Đột Ngột Cao Sơn. Vùng hữu ngạn sông Lô ở phía Đông đền Hùng là phạm vi thờ 2 vị Viễn Sơn Thánh Vương, Ất Sơn Thánh Vương cùng 2 vị công chúa Ngọc Hoa Tiên Dung. Vùng núi Lịch ở Sơn Dương, Tuyên Quang là bằng chứng rất rõ ràng về sự tích Ất Sơn Đế Thuấn lập nghiệp…
4. Văn tự thờ Hùng Vương
Ngoài việc cung cấp các tư liệu Hán Nôm của đền Vân Luông (Vân Phú, Việt Trì) lần xuất bản này còn cung cấp toàn bộ tư liệu của đình làng Triệu Phú hay đình Trẹo. Làng Trẹo vốn là dân trưởng tạo lệ của đền Hùng nên việc thờ cúng ở đền Hùng đều do dân làng Trẹo đảm trách. Khi đền Hùng được tu sửa thành di tích quốc gia như hiện nay thì các hoành phi câu đối cổ đã được đưa về để trong đình làng Trẹo. Những bức hoành phi và câu đối này là vật chứng rõ ràng cho tục thờ cúng Hùng Vương như tổ của Bách Việt.
Làng Trẹo cũng là nơi có tục đón vua Hùng về ăn Tết với dân làng nên nơi đây còn có một bộ văn tế Hùng Vương theo các kỳ lễ tiết rất đặc sắc, từ văn tế ngày 26 tháng Chạp, tế Nguyên đán, mồng 2, mồng 4, mồng 6, mồng 7 tháng Giêng tới văn tế ngày mồng 1, mồng 2 tháng 8.
5. Lịch đồ 18 triều Hùng Vương
Phần đặc biệt giá trị trong cuốn sách trong lần xuất bản này là việc khảo cứu và lập nên phả đồ kết nối toàn bộ lịch sử 18 triều đại Hùng Vương, với 4 giai đoạn phát triển của xã hội Việt từ thấp đến cao. 5000 trước Đế Minh đã khởi đầu dòng họ Hùng, lập nên triều đại các Hùng Vương Sơn Thánh Tổ. Sơn triều truyền tới Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân thì bắt đầu thời kỳ thị tộc phụ đạo, cha truyền con nối. Kinh triều trải qua các đời, tới Hùng Duệ Vương thì nhường lại vị trí thiên tử của thiên hạ cho dòng Thục Âu Cơ, bắt đầu thời kỳ phong kiến phân quyền, 1 thiên quốc và trăm chư hầu Bách Việt. Thời kỳ Thục triều này kéo dài hơn 800 năm thì được thống nhất bởi nhà Triệu, xã hội Việt bước sang chế độ phong kiến tập quyền.
Đi xa hơn những bản ngọc phả trước đây khi chỉ nêu tên hiệu các vua Hùng, phả đồ lịch sử Hùng Vương trong sách đã nêu rõ chi tiết các tên gọi, quốc hiệu, niên đại, vị trí kinh đô, các truyền thuyết và di tích liên quan tới từng tên hiệu trong 18 Hùng triều. Cuốn sách cũng cung cấp một bảng đối chiếu các giai đoạn Hùng Vương với các nền văn hóa khảo cổ trên đất Việt qua các thời Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun tới Đông Sơn.
6. Thời đại Hùng Vương trên báo Lao Động
Cuốn sách công bố một loạt các bài đã đăng trên báo Lao Động trong năm 2021 với những chủ đề khác nhau trả lời cho các câu hỏi thường gặp về thời đại Hùng Vương. Đó là về 3 vị vua Hùng thờ ở đất tổ, về núi Thái công cha và suối Nguồn nghĩa mẹ, về Tản Viên Sơn Thánh trị thủy sông Đà, về bãi Trường Sa nơi Tiên Rồng gặp gỡ, về kinh đô đầu tiên của nước Việt Thường bên bờ hồ Dâm Đàm, về chiếc Âu vàng đựng bào ngọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, về nguồn gốc các dòng họ người Việt… Đây là những bài báo ngắn gọn nhưng nội dung rất đặc sắc, như lần lượt hé mở từng cánh cửa tìm về với cội nguồn người Việt.
Cuốn sách Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả sưu khảo là sự giải đáp cho các thắc mắc của người đọc từ việc thờ cúng các vị thánh tổ Hùng Vương, là nguồn tư liệu quý báu của cha ông để lại về lịch sử người Việt đến những bảng biểu, sơ đồ khái quát được lịch sử hàng ngàn năm với những phương pháp và góc nhìn nghiên cứu độc đáo. Tất cả đặt trong một tâm thức hướng về nguồn cội và tri ân công đức tổ tiên.
Đây là cuốn Thiên thư về cội nguồn của người Việt, nước Việt, mà bất cứ ai là con cháu vua Hùng không thể không tìm đọc.
Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà duy hữu tổ
Quang nhạc hiệp linh, cố cung thành tụy miếu, Tam Giang khâm đới thượng triều tôn.
II. Cuốn sách “LONG HƯNG TRIỆU VŨ ĐẾ, TƯ LIỆU VÀ LUẬN GIẢI” là cuốn sách không thể thiếu với bất kỳ con dân nước Nam nào quan tâm đến quá khứ hào hùng mở nước trị dân của các bậc tiền nhân người Việt.
Sách do nhóm tác giả: Nguyễn Đức Tố Lưu, Thích Tâm Hiệp, Nguyễn Đức Tố Huân trực tiếp khảo cứu, biên soạn. dày 568 trang, in khổ 16×24 cm, gồm các phần chính sau:
Lời nói đầu
- Những nỗi oan của vị vua mang tên Triệu Đà
- Cổ Loa thành trên Lạc quốc
- Chân Định Kiến Xương cơ
- Vũ Ninh dấy nghĩa
- Long Biên ngày kháng Tần
- Nam quốc sơn hà
- Đại Nha hải khẩu
- Nam Việt Úy Đà diễn nghĩa
- Di tích và lễ hội về nhà Triệu và các nhân vật cùng thời
- Thống kê các di tích thờ Triệu Đà, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương
- Sắc phong và văn tế vua Triệu
Tài liệu tham khảo.
Bản chụp một số tư liệu Hán Nôm.
Sách “Long Hưng Triệu Vũ Đế” do nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt biên soạn là tài liệu cần thiết cho các nhà nghiên cứu sử học, nguồn tư liệu quý giá cho bạn đọc cả nước.
Triệu Đà là vị hiền quân,
Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời.
Trong các sách lịch sử ngày nay, vị hiền quân Triệu Đà đang phải chịu những nỗi “oan ức” khó giải về thân thế và sự nghiệp của ông. Nhưng có một sự thật không thể bác bỏ đó là vua Triệu được thờ một cách tôn kính ở rất nhiều ngôi đền lớn trên miền Bắc nước ta từ hàng trăm năm nay như một vị Đế vương khai cơ hiển hách của nước Nam người Việt.
Cuốn sách Long Hưng Triệu Vũ Đế, tư liệu và luận giải đã tiếp cận vấn đề nhà Triệu từ những các di tích, di sản văn hóa ở khắp các vùng trên miền Bắc, kết hợp với những phát hiện khảo cổ mới trong những năm gần đây để đưa ra những luận giải có tính đột phá làm rõ thân thế, sự nghiệp không chỉ cho vua Triệu Đà, mà cả thời kỳ nhà Triệu nước Nam Việt.
Triệu Đà xuất thân áo vải, làm quan huyện ở Kiến Xương – Thái Bình, giương cờ khởi nghĩa kháng Tần ở núi Châu Sơn – Bắc Ninh, thấy rồng bay lên ở Long Biên mà thành nghiệp chiếm thành Cổ Loa rồi thống nhất thiên hạ, lên ngôi là Triệu Vũ Đế. Nối tiếp cơ nghiệp của ông là Triệu Quang Phục, chống giặc ở đầm Dạ Trạch, xưng Đế ở Phiên Ngung, lập nên tuyên ngôn Nam quốc sơn hà. Nhà Triệu truyền 5 đời tới Vệ Dương Vương thì kết thúc ở cửa Đại Nha bên bờ biển Nam Định – Ninh Bình.
Lời bài ca trù tế thánh ở đền Đồng Xâm như tóm tắt công nghiệp nhà Triệu:
Nam Hải Kiến Xương cơ, hùng tranh Hán Bắc
Phiên Ngu Chân Định đỉnh, đế thủy Viêm Nam.
Cuốn sách không chỉ là một khảo luận lịch sử độc đáo mà còn là tài liệu hướng dẫn giá trị về văn hóa tín ngưỡng đối với các vị vua nhà Triệu đã khai cơ mở nước Nam người Việt. Khảo cổ các lớp thành Cổ Loa, niên đại các đồ đồng Đông Sơn tìm thấy ở nước ta, con Rồng đá bên Giếng Việt miền Châu Sơn, tấm bia Xá lợi tháp minh ở Luy Lâu… là những bằng chứng vật chất rõ ràng của thời kỳ Nam Việt. Nguồn tư liệu thành văn rất phong phú về phả tích, sắc phong, hoành phi, câu đối, văn tế các vua Triệu được dịch và giới thiệu kỹ lưỡng tại mỗi đền miếu ở từng vùng văn hóa tín ngưỡng liên quan.
Không dừng lại ở khảo cứu các vị vua nhà Triệu, cuốn sách còn luận giải những giai đoạn lịch sử liên quan khác là thời kỳ Thục An Dương Vương và thời Tiền Lý Nam Đế bằng những tư liệu điền dã phong phú và nhận định tổng hợp sâu sắc.
Ban Biên tập xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này đến bạn đọc cả nước./.
BAN BIÊN TẬP
Thảo luận về post