Bộ phim truyền hình nhiều tập do India sản xuất.
Biên dịch, biên tập và lồng tiếng: Trung tâm Huệ Quang và Trung tâm Diệu Pháp Âm hợp tác thực hiện
Tác giả: B.K. Modi
Đạo diễn: David Grubin
Nhà xuất bản: Ấn Độ
Người dịch: Trung tâm Huệ Quang và Trung tâm Diệu Pháp Âm
Người đọc: Thy Mai, Trần Vũ, Chơn Nhơn, Thùy Tiên, Thanh Sang, Hạnh Phúc, Thúy Hằng, Thiện Trung, Đặng Khuyết, Khánh Vân, Tuyết Nhung, Tuấn Anh, Chánh Tín, Quang Tuyên, Thu Hiền, Ngô Lợi, Huyền Trang, Hoài Thương, Vũ Thu, Linh Phương, Kim Anh.
Xem phim bên dưới:
Phim cuộc đời Đức Phật là một phim giá trị kể về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ trước khi ngày được sinh ra cho đến khi nhập Niết Bàn.
Là Thái tử Siddhartha, ngày ra đời khoảng thế kỉ thứ VI trước Công nguyên, con của Quốc vương Shuddhodana với Vương hậu Mahamaya dòng họ Sakya – Thích ca, nước Ca Tỳ La Vệ.
Khi sinh ra, Thái tử đã sở hữu 32 tướng tốt trên cơ thể, được tiên đoán sẽ trở thành một nhà sư khổ hạnh vĩ đại của thế gian.
Đức Vua Shuddhodana không muốn chuyện này xảy ra, ngài đã tìm đủ mọi cách để ngăn chặn, ngài muốn đào tạo thái tử trở thành một chiến binh, trở thành Vua của dòng tộc, sống trong cuộc đời giàu sang của vương tộc, ngài sắp đặt tránh cho Thái tử khỏi mọi sự đau khổ của thế gian, thậm chí cho xây thành mới để đưa tất cả những người già yếu, bệnh tật, đau khổ chia ly vào đó.
…
Thái tử Siddhartha cưới công chúa Yashodhara, người sau đó đã sinh hạ một người con trai.
Tuy sống cuộc đời giàu sang, vương giả, nhưng sau khi chứng kiến được nỗi khổ đau của thế gian sinh-lão-bệnh-tử & sự tĩnh tại giác ngộ của một vị đạo sĩ khi một dịp Ngài ra khỏi thành… Thái tử Siddhartha đã quyết định từ bỏ tất cả để lên đường đi tu hành, tìm chân lý giải thoát khỏi nỗi khổ của thế gian.
Sau nhiều năm tu hành trải qua nhiều khổ hành, học hành, Ngài đã giác ngộ, chứng quả và trở thành một thánh nhân Buddha – Phật.
Buddha bắt đầu cuộc đời của một đạo sư, truyền bá những gì mình đã giác ngộ, xây dựng nên nền tảng triết lý cho một tôn giáo dựa trên sự ôn hòa, bình đẳng và giải thoát, rất khoa học không hề mê tín.
Đây là một phim hay, ý nghĩa nhân sinh. Khi chúng tôi tình cờ gặp được phim. Chúng tôi đã thức trắng đêm để xem, và cảm thấy mình thật may mắn được biết đến PHIM CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT. BBT mong muốn ai cũng được xem phim này. Nên ta đã chuyển tải lên kênh Chuatutam.net để nhiều người hữu duyên được tiết cận với triết lý của Phật pháp.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Vì bộ phim quá hay, nên nhiều bạn search trên mạng để tìm hiểu. Thì mới biết là, nhà sản xuất người Ấn, B.K. Modi, một doanh nhân triệu phú đô la Mỹ (sở hữu hơn 600 triệu Mỹ kim), một nhà từ thiện, có bằng MBA và PhD double major ở Mỹ, đã bỏ ra hơn 120 triệu Mỹ kim để hoàn thành bộ phim 55 tập. Mặc dù Đức Phật sinh ra ở vườn Lâm-tì-ni và lớn lên ở Ca-tì-la-vệ (nay thuộc nước Nepal) và hoằng pháp suốt 49 năm xuyên qua những quốc gia đương thời (nay thuộc Nepal và Ấn Độ), đa số người dân Ấn Độ và Nepal theo đạo Hindu; kế đến là Hồi giáo; còn Phật giáo, Thiên Chúa giáo và một số đạo lẻ tẻ chỉ chiếm tổng cộng một phần rất nhỏ trong dân số. Liên không biết nhà sản xuất bộ phim “Buddha” này theo đạo gì, chỉ biết là ông ấy rất say mê Phật pháp; và Phật pháp có ảnh hưởng sâu đậm đến cuộc đời của ông ấy. Ông ấy đã ôm mộng khoảng 30 năm mới làm ra bộ phim “Buddha” này.
Tuy bộ phim gồm 55 tập – có thể là dài, vẫn chỉ là trình bày rất vắn tắt cuộc đời của Đức Phật. Phim đã bỏ qua hằng hà sa số yếu tố, sự kiện quan trọng liên quan đến cuộc đời Đức Phật. Ví dụ như, sự kiện Đức Phật nhập niết bàn được kể lại trong bộ kinh “Đại Bát Niết Bàn” gồm nhiều quyển kinh rất dầy, tổng cộng mấy ngàn trang chữ nhỏ xíu; lại chỉ được trình bày sơ lược trong khoảng một, hai tập phim. Hoặc là, một sự kiện nào đó, một sự gặp gỡ giữa Đức Phật và một ai đó, có khi phải tốn cả một quyển sách, một quyển kinh hoặc một bộ kinh dầy để thuật lại; thì trong phim sự kiện này chỉ được trình bày sơ lược trong vài phút. Hoặc là, giáo pháp của Đức Phật, thâm sâu và uyên áo, được Đức Phật thuyết giảng bằng một văn chương (văn xuôi, câu Pháp cú) trác tuyệt và diễm lệ; thì trong phim chỉ trình bày đơn sơ, giản dị. Hoặc là, có những khi Đức Phật phải dùng thần thông (Phật đã chứng lục thông) làm phương tiện để giáo hoá, tâm phục khẩu phục những người đạo Bà-la-môn; thì bộ phim lại bỏ đi yếu tố thần thông của Đức Phật và những đại đệ tử đã chứng ngộ quả vị a-la-hán.
Vẫn biết là, phim ảnh không thể nào trình bày, lột tả hay bằng sách; vả lại, làm phim về Đức Phật sao cho thật đầy đủ, trung thực y như trong kinh, là điều không thể. Rất tiếc là phim chỉ trình bày sơ lược, đơn giản, khái quát về cuộc đời Đức Phật; tuy vậy, phim đã trình bày sự từ bi và trí tuệ của Đức Phật một cách rất tài tình, khéo lấy được nước mắt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem phim.
Nam tài tử đóng vai thái tử Tất-đạt-đa và Đức Phật theo đạo Hindu, sau khi hoàn thành bộ phim, diễn viên quy y và theo đạo Phật; được biết đạo diễn và nhà sản xuất đã trải qua quá trình dài để sàng lọc và chọn ra diễn viên Tất-đạt-đa và Đức Phật. Trước khi đóng phim, nam diễn viên này đã tự nhốt mình (locked him up) tịnh tâm 4-5 tháng trong một phòng kín, không giao tiếp với ai, để tự trải nghiệm và chiêm nghiệm cuộc đời của Đức Phật. Công chúa Da-du-đà-la và một số cung nữ rất đẹp trong phim được chọn ra từ top ten cuộc thi hoa hậu Ấn Độ năm 2010. Lựa chọn những vai diễn quan trọng khác (vua Tịnh Phạn, mẹ ruột và mẹ kế của Đức Phật, những anh em họ của Đức Phật v.v…) cũng phải trải qua quá trình sàng lọc công phu.
Bạn không cần là Phật tử mới coi bộ phim này, bởi vì thái tử Tất-đạt-đa và Đức Phật được trình bày trong phim có lẽ nổi bật nhất là hai yếu tố từ bi và trí tuệ. Giáo pháp thâm sâu của Đức Phật, “làm thể nào để giải thoát khỏi luân hồi sanh tử” thì dường như chỉ được trình bày thoáng qua một cách giản dị, đơn thuần. Không có cái gì gọi là “giáo điều” trong giáo pháp của Đức Thế Tôn. Cho nên, bạn không cần phải là Phật tử để coi phim.
Bộ phim này quả thật đã để lại trong lòng Liên một ấn tượng rất sâu sắc về sự từ bi và trí tuệ của một nhân vật siêu phàm. Thánh Gandhi, vĩ nhân của Ấn Độ, một nhân cách lớn, người theo đạo Hindu thuần thành, còn phải thốt lên một nhận xét rất công bằng, vô tư, là: “Đức Phật là người từ bi và trí tuệ nhất trên thế giới. Đạo Phật đạo của từ bi và trí tuệ.” Đây là bộ phim rất đáng để xem. Là bộ phim nêu cao những giá trị quý giá thuộc về tinh thần. Bạn nào cảm thấy mình có chút từ bi và trí tuệ thì nên xem phim để tăng trưởng từ bi trí tuệ. Bạn nào tự cho rằng mình không có cả từ bi lẫn trí tuệ thì cũng nên xem phim để phát sanh từ bi trí tuệ. Rất mong, bất cứ ai xem xong bộ phim này sẽ phát sanh và tăng trưởng thêm từ bi trí tuệ.
XEM PHIM:
SITE 1
CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT – THE BUDDHA (Tập 01 – 09)
Tập 01 – Thái Tử Đản Sanh Nơi Vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni)
Tập 02 – Tiên Nhơn Asita (A Tư Đà) Đoán Tương Cho Thái Tử
Tập 03 – Kế Hoạch Vua Cha – Xây Thành Mới Để Ngăn Cách Giàu Nghèo Bịnh Tật
Tập 04 – Siddhartha (Tất Đạt Đa) Thời Thơ Ấu
Tập 05 – Thái Tử Tất Đạt Đa Cứu Thiên Nga Bị Tên Của Đề Bà Đạt Đa
Tập 06 – Bẩm Tính Từ Bi và Tài Năng Tuổi Trẻ
Tập 07 – Thái Tử Siddhartha Trưởng Thành, Chiến Binh Giỏi Nhất Ca Tỳ la Vệ
Tập 08 – Chiến Thắng – Nếu Cha Muốn Con Có Thể Cho Cha Mạng Sống Của Con
Tập 09 – Thầy Kiều Trần Như Sắp Rời Thành Ca Tỳ La Vệ, Chữ Tâm-Chữ Tài
CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT – THE BUDDHA (Tập 10 – 18)
Tập 10 – Sự Quyến Rũ Của Đời Sống Vương Giả, Vui Chơi Trong Hoàng Cung
Tập 11 – Siddhartha Và Quyền Bình Đẳng Của Nữ Giới
Tập 12 – Vua Cha Dự Tính Hôn Nhân Cho Siddhartha
Tập 13 – Tình Yêu Lứa Đôi Siddhartha Và Yashodara (Gia Du Đà La)
Tập 14 – Phản Đối Truyền Thống Brahmana – Thắng Cuộc Thi Kén Rễ
Tập 15 – Vua Pesenadi Lễ Tế Ngựa, Chuẩn Bị Chiến Tranh
Tập 16 – Thất Bại Của Đại Quân Kosala, Thái Tử Siddhartha Hòa Giải
Tập 17 – Chuẩn Bị Hôn Lễ Thái Tử Siddhartha
Tập 18 – Hôn Lễ Của Thái Tử Siddhartha Và Công Chúa Yashodara
CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT – THE BUDDHA (Tập 19 – 27)
Tập 19 – Thử Thách Của Ambapali Và Sự Cảm Phục Của Vua Bimbhisala
Tập 20 – Xung Đột Nội Bộ Của Tộc Sakya (Thích Ca)
Tập 21 – Thái Tử Du Ngoại Bốn Cửa Thành Chứng Kiến Cảnh Người Bịnh Tật…
Tập 22 – Niềm Vui Được Làm Cha, Nỗi Buồn Khi Biết Về Mẹ Maya Đã Mất
Tập 23 – Phân Phát Lương Thực Cho Người Nghèo, Gặp Sa Môn Tu Giải Thoát
Tập 24 – Ruhula (La Hầu La) Chào Đời, Sự Hy Vọng Của Người Mẹ Yashodara
Tập 25 – Siddhartha Đi Xứ Magadha, Phản Đối Tế Lễ, Kosala Tấn Công Kapilavastu
Tập 26 – Đối Diện Chiến Tranh Chết Chóc, Phát Hiện Thành Mới
Tập 27 – Thái Tử Siddhartha Vượt Thành Xuất Gia Học Đạo
CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT – THE BUDDHA (Tập 28 – 36)
Tập 28 – Tìm Thầy Học Đạo, Rừng Tịnh Cư Của Tu Sĩ Alara Kalama
Tập 29 – Người Thầy Đầu Tiên Alara Kalama Của Thái Tử Siddhartha
Tập 30 – Thành Tựu Trong Thiền Định Của Thái Tử Siddhartha
Tập 31 – Lĩnh Hội Cảnh Giới Thiền Định Cao Nhất Của Đại Sư Urdaka Ramaputta
Tập 32 – Chuyên Tu Khổ Hạnh, Trong Rừng Già Với Năm Anh Em Kiều Trần Như
Tập 33 – Sáu Năm Khổ Hạnh, Tìm Ra Lối Giải Thoát, Bát Sữa Tu Xà Đa (Sujata)
Tập 34 – Chiến Thắng Thiên Ma Ba Tuần Chứng Thành Chánh Giác, Buddha
Tập 35 – Chuyển Pháp Luân, Độ 5 Người Bạn Trở Thành Đệ Tử Đầu Tiên
Tập 36 – Buddha Hóa Độ 3 Anh Em Ca Diếp Cùng 1000 Đệ Tử Phái Thờ Thần Lửa
CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT – THE BUDDHA (Tập 37 – 45)
Tập 37 – Đức Phật Trở Về Maghada Độ Người Bạn Tâm Giao, Vua Bimbhisala
Tập 38 – Buddha Thu Nhận Hai Đệ Tử Moghalana Và Sariputta
Tập 39 – Moghalana Hiển Bày Thần Thông, Vua Suddhodana Cho Sứ Thỉnh Buddha Hồi Cung
Tập 40 – Buddha Trở Về Kapilavastu Gặp Vua Cha
Tập 41 – A Nan Đà Và La Hầu La Xuất Gia
Tập 42 – A Xà Thế Soán Ngôi Vua Cha Tần Bà Sa La, Ưu Ba Li Xuất Gia
Tập 43 – Đức Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) Băng Hà
Tập 44 – Kiều Đàm Di (Ma Ha Ba Xà Ba Đề) Mẫu Xuất Gia (Bát Kỉnh Pháp)
Tập 45 – Tăng Đoàn Bất Hòa Trong Sinh Hoạt
CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT – THE BUDDHA (Tập 46 – 55)
Tập 46 – Công Chúa Gia Du Đà La (Yashodara) Xin Xuất Gia
Tập 47 – Đề Bà Đạt Đa Xin Xuất Gia
Tập 48 – Đề Bà Cấu Kết Với A Xà Thế Hại Phật Và Vua Cha Tần Bà Xa La
Tập 49 – Đề Bà Đạt Đa Phá Hòa Hợp Tăng
Tập 50 – Đề Ba Đạt Đa Lăn Đá Hại Đức Phật
Tập 51 – Nhân Duyên Thù Thắng Làm “Ác Vua” A Xà Thế Quy Y Phật
Tập 52 – Buddha Tuyên Bố Sẽ Nhập Niết Bàn Sau Ba Tháng
Tập 53 – Thuần Đà Cúng Dường Cháo Nấm Chiên Đàn
Tập 54 – Đức Phật Nhập Niết Bàn.
Tập 55 – Đạo Diễn B.K. Modi Tổng Kết Ý Tưởng Bộ Phim Sự Tích Đức Phật
SITE 2
CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT – THE BUDDHA
Tập 01 – Thái Tử Đản Sanh Nơi Vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni)
Tập 02 – Tiên Nhơn Asita (A Tư Đà) Đoán Tương Cho Thái Tử
Tập 03 – Kế Hoạch Vua Cha – Xây Thành Mới Để Ngăn Cách Giàu Nghèo Bịnh Tật
Tập 04 – Siddhartha (Tất Đạt Đa) Thời Thơ Ấu
Tập 05 – Thái Tử Tất Đạt Đa Cứu Thiên Nga Bị Tên Của Đề Bà Đạt Đa
Tập 06 – Bẩm Tính Từ Bi và Tài Năng Tuổi Trẻ
Tập 07 – Thái Tử Siddhartha Trưởng Thành, Chiến Binh Giỏi Nhất Ca Tỳ la Vệ
Tập 08 – Chiến Thắng – Nếu Cha Muốn Con Có Thể Cho Cha Mạng Sống Của Con
Tập 09 – Thầy Kiều Trần Như Sắp Rời Thành Ca Tỳ La Vệ, Chữ Tâm-Chữ Tài
Tập 10 – Sự Quyến Rũ Của Đời Sống Vương Giả, Vui Chơi Trong Hoàng Cung
Tập 11 – Siddhartha Và Quyền Bình Đẳng Của Nữ Giới
Tập 12 – Vua Cha Dự Tính Hôn Nhân Cho Siddhartha
Tập 13 – Tình Yêu Lứa Đôi Siddhartha Và Yashodara (Gia Du Đà La)
Tập 14 – Phản Đối Truyền Thống Brahmana – Thắng Cuộc Thi Kén Rễ
Tập 15 – Vua Pesenadi Lễ Tế Ngựa, Chuẩn Bị Chiến Tranh
Tập 16 – Thất Bại Của Đại Quân Kosala, Thái Tử Siddhartha Hòa Giải
Tập 17 – Chuẩn Bị Hôn Lễ Thái Tử Siddhartha
Tập 18 – Hôn Lễ Của Thái Tử Siddhartha Và Công Chúa Yashodara
Tập 19 – Thử Thách Của Ambapali Và Sự Cảm Phục Của Vua Bimbhisala
Tập 20 – Xung Đột Nội Bộ Của Tộc Sakya (Thích Ca)
Tập 21 – Thái Tử Du Ngoại Bốn Cửa Thành Chứng Kiến Cảnh Người Bịnh Tật…
Tập 22 – Niềm Vui Được Làm Cha, Nỗi Buồn Khi Biết Về Mẹ Maya Đã Mất
Tập 23 – Phân Phát Lương Thực Cho Người Nghèo, Gặp Sa Môn Tu Giải Thoát
Tập 24 – Ruhula (La Hầu La) Chào Đời, Sự Hy Vọng Của Người Mẹ Yashodara
Tập 25 – Siddhartha Đi Xứ Magadha, Phản Đối Tế Lễ, Kosala Tấn Công Kapilavastu
Tập 26 – Đối Diện Chiến Tranh Chết Chóc, Phát Hiện Thành Mới
Tập 27 – Thái Tử Siddhartha Vượt Thành Xuất Gia Học Đạo
Tập 28 – Tìm Thầy Học Đạo, Rừng Tịnh Cư Của Tu Sĩ Alara Kalama
Tập 29 – Người Thầy Đầu Tiên Alara Kalama Của Thái Tử Siddhartha
Tập 30 – Thành Tựu Trong Thiền Định Của Thái Tử Siddhartha
Tập 31 – Lĩnh Hội Cảnh Giới Thiền Định Cao Nhất Của Đại Sư Urdaka Ramaputta
Tập 32 – Chuyên Tu Khổ Hạnh, Trong Rừng Già Với Năm Anh Em Kiều Trần Như
Tập 33 – Sáu Năm Khổ Hạnh, Tìm Ra Lối Giải Thoát, Bát Sữa Tu Xà Đa (Sujata)
Tập 34 – Chiến Thắng Thiên Ma Ba Tuần Chứng Thành Chánh Giác, Buddha
Tập 35 – Chuyển Pháp Luân, Độ 5 Người Bạn Trở Thành Đệ Tử Đầu Tiên
Tập 36 – Buddha Hóa Độ 3 Anh Em Ca Diếp Cùng 1000 Đệ Tử Phái Thờ Thần Lửa
Tập 37 – Đức Phật Trở Về Maghada Độ Người Bạn Tâm Giao, Vua Bimbhisala
Tập 38 – Buddha Thu Nhận Hai Đệ Tử Moghalana Và Sariputta
Tập 39 – Moghalana Hiển Bày Thần Thông, Vua Suddhodana Cho Sứ Thỉnh Buddha Hồi Cung
Tập 40 – Buddha Trở Về Kapilavastu Gặp Vua Cha
Tập 41 – A Nan Đà Và La Hầu La Xuất Gia
Tập 42 – A Xà Thế Soán Ngôi Vua Cha Tần Bà Sa La, Ưu Ba Li Xuất Gia
Tập 43 – Đức Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) Băng Hà
Tập 44 – Kiều Đàm Di (Ma Ha Ba Xà Ba Đề) Mẫu Xuất Gia (Bát Kỉnh Pháp)
Tập 45 – Tăng Đoàn Bất Hòa Trong Sinh Hoạt
Tập 46 – Công Chúa Gia Du Đà La (Yashodara) Xin Xuất Gia
Tập 47 – Đề Bà Đạt Đa Xin Xuất Gia
Tập 48 – Đề Bà Cấu Kết Với A Xà Thế Hại Phật Và Vua Cha Tần Bà Xa La
Tập 49 – Đề Bà Đạt Đa Phá Hòa Hợp Tăng
Tập 50 – Đề Ba Đạt Đa Lăn Đá Hại Đức Phật
Tập 51 – Nhân Duyên Thù Thắng Làm “Ác Vua” A Xà Thế Quy Y Phật
Tập 52 – Buddha Tuyên Bố Sẽ Nhập Niết Bàn Sau Ba Tháng
Tập 53 – Thuần Đà Cúng Dường Cháo Nấm Chiên Đàn
Tập 54 – Đức Phật Nhập Niết Bàn.
Tập 55 – Đạo Diễn B.K. Modi Tổng Kết Ý Tưởng Bộ Phim Sự Tích Đức Phật
Tỷ phú Ấn Độ đã sản xuất phim Buddha, ra mắt người xem phim từ đầu năm 2017
Đây là bộ phim về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn được đầu tư công phu và chất lượng nhất hiện nay do nhà tỷ phú người Ấn Độ B.K. Modi đầu hơn 120 triệu đô la Mỹ.
Sau khi biết tác giả Thích Nhất Hạnh vẫn còn tại thế, ông Modi đã liên lạc với nhà xuất bản Paralax lấy địa chỉ và gửi một luật sư tới Làng Mai (miền Tây Nam nước Pháp) để thương thuyết về bản quyền. Thiền sư Nhất Hạnh từ chối không thảo luật những con số từ nửa triệu mỹ kim được đưa ra, nhưng tỏ ý muốn gặp người làm phim. Vì vậy ông Modi đã đến gặp thầy Thích Nhất Hạnh trong ba ngày, từ 27 tới 29 tháng 3, năm 2006. Sau cuộc gặp gỡ, Thiền sư Nhất Hạnh tỏ ý muốn cúng dường chư Phật, không lấy tác quyền, chỉ đề nghị ông tặng một phần tiền thu lợi (1%) giúp cho các trẻ em đói khổ của xứ Ấn. Hiểu và cảm thông sâu xa được tâm nguyện này ông Modi rất cảm động, nên đã xin được góp thêm 1% nữa vào quỹ từ thiện cho trẻ em Việt Nam và các nước khác.
Sau đây vài trích đoạn sưu tầm:
Phóng viên Tiểu Ký đã viết trong nhật báo Người Việt:
“Thiền sư Nhất Hạnh ký hợp đồng phim “Đường xưa mây trắng” mà không lấy tiền bản quyền!
“Nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy báo chí loan tin về đại hội điện ảnh Cannes (Pháp quốc), ngày 23 tháng 5, 2006 có đăng hình thiền sư Nhất Hạnh và các vị đệ tử đứng tươi cười, chụp hình cùng ông Modi và phụ tá của ông. Tăng đoàn đã được mời tới Cannes trong buổi công bố việc ký kết hợp đồng cho phép làm phim về cuộc đời đức Phật dựa trên cuốn Đường Xưa Mây Trắng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cuốn phim sẽ do một nhà tư bản Ấn Độ, ông Bhupendra Kumar Modi bỏ vốn. Nhưng chưa có báo nào nói về hợp đồng lạ lùng giữa Thiền sư Nhất Hạnh và nhà đầu tư B.K Modi, vì tác giả không lấy tiền bản quyền.
Thế nhưng vì không đầy đủ nhân duyên và có thể vì không đáp ứng được yêu cầu “tu tập” của thiền sư Nhất Hạnh, nên bộ phim không được thực hiện như ông Modi dự tính. Trong 54 tập phim mới sản xuất đây, ông Modi không làm phim theo câu chuyện Đường xưa mây trắng nữa, mà ông đã kể chuyện cuộc đời Buddha theo thứ tự thời gian từ khi sinh ra tới lúc nhập diệt. Đồng thời ông đã đưa vào phim nhiều cảnh bạo động (như thái tử Tất Đạt Đa đánh nhau với Đề Bà Đạt Đa, các cảnh đâm chém trong chiến tranh, cùng nhiều cảnh trong các âm mưu của người em họ muốn ám hại Thái tử),…
Ông Modi đã dùng rất nhiều chi tiết trong cuốn sách cho vào phim, nhất cà các chương sách tả diễn tả giấc mơ kỳ lạ và tâm tư của Thái tử Tất Đạt Đa, khi ngắm nhìn chiếc lá mà Giác Ngộ về toàn thể vũ trụ,… chi tiết các trẻ em xin gọi Thái tử là Bụt (Bud – Buddha) khi chúng gặp được con người mới Giác Ngộ đạo Tỉnh thức, ngay trong buổi sáng ngài đắc đạo,…
Ngày 23-5-2006, tại Đại hội Điện ảnh Cannes (Pháp), Ban tổ chức đã đón phái đoàn Phật giáo do Thiền sư Thích Nhất Hạnh dẫn đầu tới tham dự đại hội và ký hợp đồng đặc biệt, cũng như họp báo công bố dự án làm phim trên.
Tác giả Đường xưa mây trắng sẽ không nhận tiền bản quyền mà chỉ có một mong ước (có lẽ duy nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới): từ nhà tài trợ, đến giám đốc sản xuất, nhà đạo diễn, người viết phim, quay phim, phân cảnh cho tới các tài tử… nên tham dự một khóa tu tập cùng Thiền sư và Tăng thân làng Mai.
Mong ước của Thiền sư là tất cả những người tham gia vào bộ phim có thể đi, đứng, nằm, ngồi, nói, cười trong chánh niệm và đạt được những trạng thái của yêu thương và hiểu biết. Như vậy, khi đóng vai Đức Phật hay các nhân vật chung quanh Ngài, các tài tử có thể thực hiện “vai diễn” của mình như những người có uy nghi, chánh niệm tỉnh giác và lòng từ ái thực sự. Nhà tài trợ Modi đã rất đồng ý với Thiền sư về điểm này.
Để đọc giả biết thêm về câu chuyện Đường xưa mây trắng và chuyện ông Modi dự tính làm phim Buddha, chúng tôi xin đăng lại một đoạn mà báo chí quốc tế nói về ông năm 2006 như sau:
“Ông đã tổ chức nhiều hội luận khắp thế giới về Hòa Bình, Chân Lý, Từ Bi và Bất Hại. Modi được đức Đạt Lai Lạt Ma coi là một người bạn tốt của ngài. Dự án cuốn phim về đời đức Phật, theo cuốn Đường xưa mây trắng đã được ngài ban phép lành, và ngài sẽ có mặt tại Hollywood vào ngày 11 tháng 9 năm nay (2006), khi cuốn phim về Đường xưa mây trắng chính thức được khởi công.
Ông Modi tuyên bố với báo Hollywood Reporter: “Sau nhiều năm nuôi ý làm cuốn phim về Buddha, nay tôi mới có thể thực hiện mộng ước của mình. Tôi tìm được cuốn Đường Xưa Mây Trắng từ hai năm qua, cuốn sách này đã thay đổi đời tôi và nay tôi nghĩ, phải chia sẻ niềm hạnh phúc của tôi với cả thế giới.” Được biết cuốn phim này sẽ nhắm vào lớp khán giả 15 đến 25 tuổi. Đây là lần đầu tiên ông bỏ vốn làm phim và ông đã sang ở Hollywood, lập một công ty, Buddha Films.
Thiền sư Nhất Hạnh nói với báo chí: “Bụt có thể không vui vì đã bị thần thoại hóa quá nhiều trong những thế kỷ qua. Cuốn phim này có thể giúp ngài trở lại hình ảnh một Con Người như chúng ta.
Ông Modi tuyên bố với báo chí trong đại hội điện ảnh Cannes: “Sau gần hai mươi năm chờ đợi tìm cốt chuyện hay về đức Phật, nay ông mới có thể thực hiện mộng ước của mình. Tuy theo Ấn Độ giáo nhưng ông Modi rất phục Bụt Thích Ca, là nhân vật có thật trong lịch sử, một đại sư vô cùng tôn kính của xứ Ấn. Ông đã từng được nhiều nhà Phật học danh tiếng đề nghị các văn bản viết về đời đức Phật theo truyền thống Nam tông có, Bắc tông có, nhưng cho tới nay, ông mới tìm được cuốn sách hay nhất, đó là cuốn Đường Xưa Mây Trắng. Ông Modi cho biết là công việc làm phim về cả cuộc đời đức Phật, tóm gọn trong 2 giờ đồng hồ, là chuyện vô cùng khó khăn. Nhưng ông có quyết tâm muốn làm nên hy vọng sẽ ra phim mắt tại đại hội điện ảnh Cannes năm 2008”.
Thảo luận về post