>>> Ý NGHĨA LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ
Trong kinh Đại Bổn A-Di-Đà, Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni dạy cho các đệ tử biết về sự tích đức Phật A-Di-Đà rằng: đời quá khứ lâu xa về trước ở nước Diệu Hỷ có vị quốc vương tên là Kiều-Thi-Ca. Bấy giờ có Đức Phật tại thế hiệu là Thế-Tự-Tại Vương Như Lai vì nhà vua mà thuyết pháp. Vua nghe xong liền giác ngộ, khước từ ngôi vua xuất gia làm tỳ-kheo hiệu là Pháp Tạng.
Một hôm, Pháp Tạng tỳ-kheo đảnh lễ Phật, quỳ xuống chấp tay cầu Phật Thế-Tự-Tại Vương chứng minh 48 lời phát nguyện của Ngài. Do nguyện lực ấy, sau này trải qua nhiều kiếp tu hành, Ngài viên thành lời nguyện và thành Phật hiệu là A-Di-Đà.
Đức Phật A Di Đà là Giáo chủ cõi Tây-phương Cực-Lạc. Ngài phát 48 đại nguyện mục đích trang nghiêm cõi nước và hạnh nguyện độ sanh, cứu giúp chúng sanh trong Thế giới Ta-bà thoát khỏi những ràng buộc dòng đời khổ lụy, hướng về thế giới an lành.
Trong lời nguyện thứ hai mươi Ngài phát nguyện: “Nếu con được thành Phật mà chúng sinh trong mười phương nghe danh hiệu của con, để lòng nhớ nghĩ đến nước con, tu trồng các công đức, dốc lòng hồi hướng, cầu sinh về cõi nước con mà không được vừa lòng thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh-Giác”.
>>> [Video] Niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tịnh độ | Hòa thượng Thích Giác Như
>>> CHÙA TỰ TÂM TP. BMT KÍNH MỪNG LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ (17/11 âm lịch)
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (cùng nhau phát tâm mỗi ngày thường niệm 108 lần câu Phật hiệu công đức vô lượng)
Đức Phật A Di Đà là giáo chủ của cõi Tây phương Cực Lạc, Ngài đã phát 48 lời đại nguyện để cứu độ chúng sanh ở cõi Ta Bà. Đức Phật A Di Đà còn có các Phật hiệu khác, đó là:
- Vô Lượng Quang Phật: Vì đức Phật ấy thường phóng ánh sáng chiếu khắp mười phương tiếp độ chúng sanh không bị chướng ngại.
- Vô Lượng Thọ Phật: Vì thọ mạng của Phật và hàng thánh chúng vô lượng, vô biên a tăng kỳ kiếp.
- Vô Lượng Công Đức Phật: Vì Ngài có công đức giáo hóa độ sanh vô cùng lớn lao, không thể nghĩ bàn, không thể tính đếm được.
Chỉ có người nào khi nghe danh hiệu của Phật Di Đà, sanh lòng khát ngưỡng nhớ nghĩ không quên, tâm trí lắng yên như vào Thiền định. Bấy giờ đức Phật cùng hàng Thánh chúng phóng quang tiếp độ thì được vãng sanh về cõi Cực Lạc.
>>> CẢM TÁC KHÁNH ĐẢN PHẬT A DI ĐÀ
>>> LỄ VÍA CỦA ĐỨC TỪ PHỤ A DI ĐÀ PHẬT
– Theo truyện Ký, Vào thời Ngô-Việt-Vương, tại Hàng-Châu có Hòa thượng HÀNH-TU, trụ trì Chùa Pháp-Tướng. Ngài vốn con nhà họ Trần ở Tuyền-Nam, Sanh ra có Tướng lạ, hai tai dài chấm tới vai, đến bảy tuổi vẫn không nói. Một hôm có người đùa hỏi, Ngài bỗng ứng tiếng đáp: “Nếu không gặp bậc Tác gia, nói cho lắm chỉ xô phá lầu khói mà thôi!”. Sau ngài xuất gia ở Chùa Ngõa-Quan tại Kim-Lăng, tham phỏng với Tuyết-Phong Thiền sư, Ngộ được Tâm ấn. Từ đó Mãnh thú gặp Ngài đều thuần thục, từng nổi tiếng là ông Tăng có nhiều sự Phi thường, Linh dị. Có một Đại đức hỏi: “Thế nào ý nghĩa của đôi tai dài?” Ngài không đáp, chỉ kéo dài hai tai mà biểu thị. Lại hỏi: “Chót núi phương Nam có khó đến chăng”?”. Ngài đáp: “Chỉ tại chưa từng đi đến”. Hỏi: “Sau khi đến rồi như thế nào?. Đáp: “Một mình nằm nghỉ đỉnh non cao”.
– Ngô-Việt-Vương nhân khi đến Chùa Lễ Phật, có hỏi ngài VĨNH-MINH: “Bạch tôn đức! Thời nay có bậc Chân Tăng nào khác chăng?” Đại sư đáp: “Có Hòa thượng HÀNH-TU, Đôi tai dài, chính là PHẬT ĐỊNH-QUANG Ứng thân đấy!”. – Vương tìm đến ngài HÀNH-TU cung kính đảnh lễ, tôn xưng là ĐỊNH-QUANG Như-Lai ra đời. Ngài bảo: “VĨNH-MINH ĐẠI SƯ THẬT KHÉO NHIỀU LỜI. ÔNG TA CŨNG CHÍNH LÀ PHẬT A-DI-ĐÀ ỨNG THÂN ĐÓ”. Nói xong, ngồi yên mà Hóa. Ngô-Việt-Vương vội vã trở về Chùa Vĩnh-Minh định gạn hỏi hết, thì Đại sư cũng đã thị Tịch.
– Do đó, Người đương thời Truyền nhau: VĨNH-MINH ĐẠI SƯ LÀ PHẬT A-DI-ĐÀ ỨNG HÓA. Và hàng Tăng Tục mới lấy ngày Sinh Nhật của VĨNH MINH Đại sư ngày 17 tháng 11 là Ngày Lễ Vía Kỷ Niệm Phật A-Di-Đà.
Ðại Sư lại vì người đương thời còn phân vân giữa Thiền và Tịnh, chưa biết tu môn nào được kết quả chắc chắn, nên làm kệ Tứ Liệu Giản để so sánh sự lợi hại như sau:
Có Thiền không Tịnh Ðộ
Mười người, chín lạc lộ
Ấm cảnh khi hiện ra
Chớp mắt đi theo nó.
Không Thiền, có Tịnh Ðộ
Muốn tu, muốn thoát khổ
Vãng sanh thấy Di Ðà
Lo gì chẳng khai ngộ?
Có Thiền, có Tịnh Ðộ
Như thêm sừng mãnh hổ.
Hiện đời làm thầy người
Về sau thành Phật, Tổ.
Không Thiền, không Tịnh Ðộ
Giường sắt, cột đống lửa!
Muôn kiếp lại ngàn đời
Chẳng có nơi nương tựa.
Một số hình ảnh buổi lễ:
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI A DI ĐÀ PHẬT.
CHÙA TỰ TÂM
Thảo luận về post