Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX BAN TĂNG SỰ TRUNG ƯƠNG đã TẤN PHONG GIÁO PHẨM GHPGVN. Tổng cộng: 268 vị Thượng tọa được đề nghị tấn phong giáo phẩm Hòa thượng. Tổng cộng: 1.102 vị Đại đức được đề nghị tấn phong giáo phẩm Thượng tọa. 391 vị Ni sư được đề nghị tấn phong giáo phẩm Ni trưởng. 1.581 vị Sư cô được đề nghị tấn phong giáo phẩm Ni sư.
1. CHÍNH THỨC SUY TÔN TRƯỞNG LÃO HOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ QUẢNG LÊN NGÔI VỊ PHÁP CHỦ GHPGVN
Lời tâm tình của Sư ông Minh Đạo: “Nhân duyên hội ngộ bất khả từ, điều gì cũng do nhân duyên mà đến, do nhân duyên mà đi, do nhân duyên mà thành tựu và bởi nhân duyên mà tác thành sự nghiệp. Cho nên khi đã đến nhân duyên rồi thì phải nỗ lực thực hiện, không thể từ chối.
Cũng như người xưa từng nói “Cờ đến tay thì phải phất, nếu không phất thì không hoàn thành trách nhiệm”. Vì thế cờ phất thì hoàn thành trách nhiệm, mà có phất đi nữa thì phải có sự đồng tình, ủng hộ và nhất tâm. Khi ấy mới tạo được sự hưng thịnh, phát triển.
“Nhất hô, bá ứng, vạn nhân tùy”, một người đề xuất thì trăm người theo và mười ngàn người ủng hộ. Như thế thì các công tác Phật sự phải là tinh thần vừa đoàn kết, vừa trách nhiệm. Có đoàn kết, hòa hợp thì mới ổn định, trong nhà yên ổn, nếu không thì lục đục hoài thì làm sao ổn định được. Mà không ổn định thì không phát triển, có ổn định thì mới phát triển lâu dài và bền vững.
Tục ngữ Tây phương có câu: “Sống là tiếp nối quá khứ, chấp nhận hiện tại và ước vọng tương lai”. Chấp nhận hiện tại đương nhiên đang cầm cờ trong tay rồi thì khó khăn cách mấy cũng phải khắc phục, vượt qua ; thuận lợi cách mấy thì cũng trên đà đó mà phát triển, không được ỷ lại. Cho nên hiện tại như thế nào thì theo duyên, tùy duyên ứng biến mà thực hiện các công tác Phật sự.
…
Do đó vấn đề nhân duyên rất là quan trọng và đồng thời trên cơ sở thực hiện các công việc thì đương nhiên cũng có thuận lợi và những khó khăn. Mà thuận lợi thì dễ thực hiện, còn khó khăn thì phải kiên tâm, nhẫn chí, nhất tâm, bình tĩnh, ổn định và nhẫn nhục thì mới thực hiện được công việc.
Cho nên trong kinh Luận Bảo Vương Tam Muội, Đức Phật đã có dạy “Muốn thành tựu sự nghiệp thì đừng mong không có trở ngại vì không có trở ngại thì chí nguyện không kiên cường”. Như thế chính sự trở ngại là nhân duyên giúp chúng ta nhẫn nhục, định tâm, định tĩnh và cố gắng khắc phục vượt qua để thành tựu được sự nghiệp. Do đó tất cả những khó khăn thì có thể xảy ra, hãy cố gắng vượt qua ; những chuyện thuận lợi thì tùy duyên mà thực hiện một cách có kết quả.” – (Trích Lời sách tấn của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đối với Hòa thượng Thích Lệ Trang).
Sáng ngày 29-11-2022, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX tại Hà Nội đã chính thức suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng lên ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN – lãnh đạo tối cao về Đạo pháp và Giới luật theo quy định của Hiến chương.
CHÚC TỪ
KÍNH DÂNG ĐỨC TRƯỞNG LÃO HOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ QUẢNG
ĐƯỢC GIÁO HỘI SUY TÔN LÊN NGÔI VỊ PHÁP CHỦ
TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TOÀN QUỐC
LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2022-2027
NGÀY 29-11-2022 TẠI HÀ NỘI
***
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Cung văn:
Phật pháp nhiệm mầu, mây lành che chở khắp nhân thiên
Tăng già hòa hợp, đức sáng rạng soi cùng pháp giới.
Đạo do người truyền nên Phật pháp mãi mãi xương minh
Pháp nhờ Tăng giảng cho Chánh giáo luôn luôn xán lạn.
Nhớ xưa:
Phật giáo từ khi du nhập, có Tăng thống, có Quốc sư phù trợ
quân vương, an dân hộ quốc để quốc gia thường cường thường thịnh
Giáo hội từ ngày thành lập, có Pháp chủ, có cao Tăng giáo hóa
chúng nhân, tốt đời đẹp đạo để Đạo Phật vĩnh thọ vĩnh khang.
Đức Hòa thượng:
Thiện căn đã sẵn, sớm giác ngộ cuộc đời ảo ảnh không hoa,
tuổi lên mười bỏ nhà thế tục, nguyện một lòng theo bước Như Lai
Đạo nghiệp vun trồng, mau liễu đạt pháp tánh chân thường diệu hữu, tuổi ba bảy đăng ngôi Thượng tọa, thệ muôn kiếp tu hạnh Bồ-tát.
Gió tùng trăng nước chưa đủ ví thanh hoa
Tuyết sáng ngọc trong khó so bằng tư chất.
Lúc dịch kinh, không quản ngày đêm, lẳng lặng một mình, chuyên tâm nghiên tầm kinh luật luận để lời vàng lưu lại khắp muôn phương
Khi thuyết pháp, chẳng ngại nắng mưa, xông pha chiếc bóng, dấn thân hành đạo Bắc Trung Nam, đem Chánh giáo truyền trao bao thế hệ.
Tiếng sư tử vang lên người người đều cảm hóa
Bóng tôn dung hiển hiện ai ai cũng tuân theo.
Làm Trưởng Trị sự, làm Phó Chủ tịch, xây sửa già-lam,
tạo dựng pháp tràng, Phật tử nhân đây được đội ơn cứu độ
Làm Trưởng Phật viện, làm quyền Pháp chủ, thiết lập kỷ cương,
mở mang khóa học, Tăng Ni nhờ đó được thoát khỏi nguồn mê.
Nặng lòng thành coi nhẹ gian lao
Mạnh chí cả quyết tròn đại nguyện.
Do vậy:
Hạnh nguyện bao trùm khắp chốn, Tăng Ni xưng tụng cao Tăng
Công đức che chở muôn nơi, Giáo hội suy tôn Pháp chủ.
Tứ chúng nương đức từ bi mãi mãi trang nghiêm
Truy tố đội ơn cứu độ luôn luôn thanh tịnh.
Kính nguyện:
Thọ mạng dài lâu, trải bao nhật nguyệt vô cùng
Phúc đức nhuần xa, sánh với càn khôn vĩnh viễn.
Phật pháp xương minh
Việt Nam thịnh trị.
Phật lịch 2566,
Vận trời ngày phước sanh tháng 11 năm Nhâm Dần,
(29 tháng 11 năm 2022)
Tất cả chúng con
Cúi đầu kính lạy.
————————————————————————————
2. Hòa thượng Thích Thiện Nhơn tiếp tục được Đại hội IX suy cử Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN
Sáng ngày 29-11, tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô – Thủ đô Hà Nội. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã nhất trí suy cử Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đảm trách cương vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN khóa IX.
Đức Hoà thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN nhiệm kỳ IX sẽ là người tiếp tục lãnh đạo Hội đồng Trị sự gồm 280 vị, trong đó Ban Thường trực Hội đồng Trị sự là 65 vị. Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN có vai trò chỉ đạo và điều hành 13 ban, viện Trung ương Giáo hội hoạt động theo Hiến chương GHPGVN với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Xã hội chủ nghĩa”; hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong nước và nước ngoài sống đúng lý tưởng Hộ quốc an dân, góp phần phát triển đất nước trong thời đại hội nhập quốc tế.
Ban Biên tập xin giới thiệu đôi nét về tiểu sử của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
BBT CHÙA TỰ TÂM
Thảo luận về post